Sunday, August 5, 2018

BÁC CHÙM và CHIẾN TRANH MẬU DỊCH … ĐÁNH TÀU hay ĐÁNH TAU? (FB Giao Thanh Pham)





Lý do chủ yếu bác Chùm mang ra gây chiến với Tàu là cái “Bất Quân Bằng Trong Việc Mậu Dịch Giữa Hai Nước”, Hoa Kỳ nhập cảng 505 tỷ và Trung Quốc chỉ nhập cảng có 130 tỷ.

Trên thực tế, bác Chùm CHẲNG THỂ NÀO và KHÔNG THỂ NÀO ÉP Trung quốc NHẬP THÊM hàng hóa từ Mỹ, (bởi không cần thì mua về làm mắm à?) và cũng như ÉP dân Mỹ NHẬP BỚT hàng hóa từ Trung Quốc, (bởi cần không mua từ Tàu thì mua từ đâu?).

Lý do đơn giản thôi, trên thị trường mua bán, AI CẦN NHIỀU, XÀI NHIỀU, MUA NHIỀU - AI CẦN ÍT, XÀI ÍT, MUA ÍT. 

Đơn giản hơn thế nữa là TẠI SAO HOA KỲ KHÔNG GIẢM NHẬP HÀNG TỪ TRUNG QUỐC, rồi TĂNG NHẬP HÀNG TỪ CÁC QUỐC GIA KHÁC, để khỏi có gây chuyện, để khỏi có cự nự, và nhất là để khỏi có chiến tranh?

Thưa là bởi DÂN MỸ CŨNG NHƯ NHIỀU DÂN KHÁC TRÊN THẾ GIỚI THÍCH và LẬM QUÁ SÂU về việc XÀI HÀNG RẺ TIỀN ĐẾN TỪ TRUNG QUỐC … Việc đó ngày nay nó đơn giản như chuyện mặt trời mọc ở hướng Đông, và lặn ở hướng Tây mỗi ngày.

Thưa là bởi hễ cứ hô hào hay vận động tẩy chay hàng Tàu thì nó luôn Vũ Như Cẩn chẳng nhúc nhích gì ráo, nên bác Chùm đành phải ra cái chiêu bài mụ mị Trade Wars are easy to win nhằm kiếm phiếu.

***
Bài viết có dẫn chứng, có con số của chính phủ đi kèm nha.

Kể từ sau ngày bác Chùm bắn phát súng đầu tiên khơi mào cho cuộc chiến bằng lịnh phạt thuế “tariffs” 10% trên tổng số 34 mặt hàng linh tinh nhập cảng từ Tàu vào Mỹ, SỐ LƯỢNG HÀNG NHẬP CẢNG, KHÔNG NHỮNG ĐÃ KHÔNG GIẢM MÀ LẠI GIA TĂNG THÊM.

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017 Hoa kỳ trao đổi thua lỗ tổng cộng là: $171,070.9 tỷ (một trăm bảy mươi mốt ngàn không trăm bảy mươi chấm chín tỷ), nhưng,

Cũng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2018 con số đó đã nhảy lên tổng cộng là: $185,721.3 tỷ (một trăm tám mươi lăm ngàn bảy trăm hai mươi mốt chấm ba tỷ), gia tăng thua lỗ lên thêm $14,650.4 tỷ so với năm ngoái (mười bốn ngàn sáu trăm năm mươi chấm bốn tỷ).
Túm cái quần lại là càng đánh càng thua ...

1- Dân Mỹ KHÔNG CÓ CÁCH GÌ TẨY CHAY HÀNG TÀU bởi cứ nhìn vào con số nhập cảng hàng tháng, ta thấy nó chỉ tăng chứ không giảm. Vì sao, vì chẳng tìm được hàng ở bất cứ nước nào có giá rẻ hơn. Đơn giản là thế.

2- Nếu tẩy chay thằng Tàu rồi xoay qua nhập cảng hàng hóa từ nước khác, thì nhập cảng từ đâu để thay thế CON SỐ HÀNG KHỔNG LỒ ĐÓ? Đừng chỉ nói miệng như con nít lên năm.

Các bác cứ tưởng tượng như thế này thì có thể hình dung ra được.

Này nhé, cả nước Việt Nam gồm hơn 45 triệu người trong tuổi lao động, làm cật lực, sản xuất tím phao câu luôn và cả năm 2017 GDP mới có hơn 200 tỷ một tý, thế thì đào đâu ra con số 115 triệu người “cấp kỳ”, làm cật lực, sản xuất tím phao câu trong nguyên một năm, không làm bất cứ cái gì khác đâu nha, để thay vào cái lỗ hổng TẨY CHAY HÀNG TÀU của Mỹ nhập cảng 500 tỷ mỗi năm và cứ tiếp tục gia tăng?

3- Đó là chưa nói đến phải mất bao lâu để xây dựng cơ sở, xí nghiệp, nhà máy ở các quốc gia khác ngoài Trung Quốc, như Việt Nam chẳng hạn … Các công ty Mỹ mất nhiều chục năm dài để làm chuyện đó ở Trung Quốc hơn 30 năm qua. Đây không phải là chuyện tháng hay năm, mà là nhiều chục năm.

4- Đó là chưa kể đến phải mất bao lâu để huấn luyện nhân công, để đào tạo tay nghề, để việc sản xuất đi vào khuôn khổ.

5- Đó là chưa tính đến Nhân Công Ở Đâu Rẻ Hơn Ở Trung Quốc? Nói nghe thử? TRADE WARS ARE EASY TO WIN, eh?

***
Lời bàn về mặt trái của việc đánh thuế “tariffs” Trung Quốc của bác Chùm ... ĐÁNH TÀU hay ĐÁNH TAU?

Phát súng đánh 10% trên tổng số hàng có trị giá 34 tỷ vào tháng 6 vừa qua, nâng cái giá nhập số hàng đó vào Mỹ là 34 tỷ + 3.4 tỷ = 37.4 tỷ. Khi những công ty xuất nhập cảng bán ra cho dân, thì AI SẼ PHẢI TRẢ CON SỐ THUẾ 3.4 TỶ THÊM RA ĐÓ? 

Thưa, đó là NGƯỜI TIÊU DÙNG … THẰNG DÂN MỸ CHỨ AI? 

Không lẽ mấy bác Cuồng có Kim Bài Miễn Thuế từ bác Chùm?

Phát súng đánh 25% trên tổng số hàng có trị giá 200 tỷ vào tháng 9 tới đây, nâng cái giá nhập số hàng đó vào Mỹ là 200 tỷ + 50 tỷ = 250 tỷ, và câu hỏi vẫn sẽ y chang như trên, bán ra cho dân, thì ai sẽ phải trả con số thuế 50 tỷ thêm ra đó?

Câu trả lời cũng y như trên … THẰNG DÂN MỸ CHỨ AI?

Rồi bác Chùm lại hăm, tao sẽ chơi luôn 25% thuế trên con số 300 tỷ hàng nhập còn lại nếu thằng Tàu chưa chịu dập đầu lạy xin tha, nâng cái giá nhập số hàng đó vào Mỹ là 300 tỷ + 75 tỷ = 375 tỷ, và câu hỏi vẫn sẽ y chang như trên, bán ra cho dân, thì ai sẽ phải trả con số thuế 75 tỷ thêm ra đó?

Câu trả lời cũng y như trên … THẰNG DÂN MỸ CHỨ AI?

Ok chưa? Are you with me so far? Có bé nào chậm toán quá cần thầy phải giảng lại cho không hè?

Giờ hãy thử cộng lại những con số ở trên cho nguyên năm xem sao nhé?

Nhập 34 tỷ, thuế phụ thu 3.4 tỷ.
Nhập thêm 200 tỷ, thuế phụ thu 50 tỷ.
Nhập thêm 300 tỷ, thuế phụ thu 75 tỷ.
Tổng cộng sau khi chơi tới bến là nhập 534 tỷ, thuế phụ thu 128.4 tỷ. 

Chưa đánh thì chỉ trả có 534 tỷ.
Đánh rồi thì đè cổ thằng dân ra trả 662.4 tỷ.

Bây giờ tiếp tục với thằng Tàu. Cho là nó sẽ tăng con số hàng nhập cảng từ Mỹ năm nay lên 150 tỷ đi cho nó đẹp, và cũng cho rằng Tàu sẽ phạt thuế xuất cảng từ Mỹ là 20% đi chăng nữa thì tổng số sẽ là:

Nhập 150 tỷ, thuế phụ thu 30 tỷ.
Tổng cộng dân Tàu phải trả cho cả năm là 180 tỷ.

Để tính ra con số trao đổi bất quân bằng năm nay ta lấy 662.4 tỷ trừ đi 180 tỷ = 482.4 tỷ.

Con bà mụ nội cha nó ra, đánh đấm gì kỳ, chưa đánh trao đỗi lỗ lã 375 tỷ, đánh xong tăng thành 482 tỷ.

Thằng nào chịu ??? THẰNG DÂN MỸ CHỊU CHỨ AI?

Hehehe … bác Chùm y chang bác Duẩn, ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, đánh cho Trung Quốc … chớ còn đánh cho ai vào đây nữa. 

Đánh giúp cho Việt Nam ư? Vác chiếu ra chờ thêm … 43 năm nữa đi nha.

Thằng nào ở Mỹ còn vỗ tay ủng hộ Trade Wars nữa hết? Tao tát!

Bay muốn bợ thì bay nên bắt chước mợ Hoàng Lan Chi đó, vận động gây quỹ Vietnamese 4 Trump đi nha. Làm được điều đó mới đáng mặt Đời Người Con Gái, Chưa Một Lần Yêu Ai nha …

***

Hầu như ai cũng biết ý bác Chùm đánh Tàu để kiếm phiếu, nhưng nhà em chỉ có cái thắc mắc là SỐ TIỀN THẶNG DƯ LỘT TỪ DÂN NGHÈO QUA CÁI GỌI LÀ “TARIFFS” ĐÓ SẼ ĐI VỀ ĐÂU? và ĐỂ LÀM GÌ?

***

Các bác Cuồng muốn phản biện, xin mời bơi cả vào đây, nhưng cấm không được mang 3 cái thắng cử thua cử, kinh tế đi lên, thị trường chứng khoán bô lô ba la vào đây nha, mấy cái đó XƯA QUÁ RỒI DIỄM …
.

U.S. trade in goods with China 2018 & 2017

Nguồn :  CENSUS.GOV
Available years:



-----------------------------------------------

XEM THÊM



Thực ra Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc tấn công về kinh tế như một sự phản đòn bởi chính mình là kẻ khởi động trước. Chính quyền cộng sản Trung Quốc đã dùng chính sách bẫy nợ cùng một loạt các chương trình đầu tư thông qua các hiệp định song và đa phương, thiết lập Nhất đới Nhất lộ trải dài khắp các châu lục để vừa thông thương vừa có thể kiểm soát được tình hình thế giới. Bắc Kinh đã đầu tư xuyên địa cầu, từ Á, Âu, Mỹ tới Phi. Và đây là một cuộc xâm lăng mềm, tức về mặt kinh tế, mà khi đã phụ thuộc về kinh tế ắt sẽ lệ thuộc về chính trị, và nó cũng là điều kiện để hiện diện về quân sự một khi có các sự biến liên quan đến công dân của nước này tại nước sở tại mà công dân của họ có mặt.

Hoa Kỳ đương nhiên biết được sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối nguy và sự đe doạ tiệm tiến. Không chỉ về mặt kinh tế đơn thuần, mà là sự lớn mạnh về quân sự cũng như vấn đề vũ trang. Tuy nhiên, Mỹ hành động vì Trung Quốc là một quốc gia cộng sản hung hăng với phương châm bá quyền và bành trướng để đạt được mục đích. Nó dẫn tới những hiểm hoạ và gây phương hại tới sự vận hành lành mạnh của các hệ giá trị mà Hoa Kỳ đã dày công gây dựng hàng thế kỷ: là nhân quyền, luật pháp và văn hoá giao thương.

Chính vì sự xâm lấn về kinh tế đó dẫn tới rất nhiều hệ luỵ và có thể phá vỡ các khối liên minh cũng như những quan hệ bang giao tốt đẹp vẫn được duy trì. Cùng với việc Trung Quốc đã trục lợi về kinh tế và công nghệ trên sự mềm mỏng và lơ là của Mỹ, dẫn đến thặng dư thương mại nghiêng hẳn về Trung Quốc, nhưng đó vừa là điểm yếu nhưng cũng lại là điểm mạnh của Mỹ trong việc đặt ra như một điều kiện thiết yếu khi hành động. Mỹ đã thực hiện cuộc chiến thương mại. Đầu tiên là tăng lãi suất đồng USD lên thêm 0.25%. Tiếp theo là Nhà trắng đưa ra một loạt các mức thuế suất rất cao đánh vào các mặt hàng của Trung Quốc, tăng dần cả về mức thuế lẫn tỷ trọng và số lượng hàng hoá. Đương nhiên, Hoa Kỳ cũng mở các cuộc điều tra trên toàn liên bang để tiêu diệt gián điệp Trung Quốc dưới cái mác nhà khoa học hay doanh nhân, kỹ sư. Tức vừa tấn công trực diện từ bên ngoài lại vừa tấn công quyết liệt từ bên trong để dọn sạch những mớ bòng bong nguy hại đang chằng chịt bủa vây khiến nước Mỹ bị băm vằm và què quặt.

Việc này khiến cho Trung Quốc không thể trở tay kịp, vì nền kinh tế nước này vốn vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu đối với các nước lớn ở châu Âu và Mỹ, nhất là những mặt hàng về công nghệ và gia công. Đương nhiên là với một nền kinh tế nửa thị trường nửa kế hoạch hoá do nhà nước kiểm soát và can thiệp mạnh mẽ, các doanh nghiệp luôn phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ lệnh từ chính quyền và như vậy, những hệ quả phát sinh từ cuộc chiến sẽ làm cho các doanh nghiệp này không thể tự mình có cách gì cứu vãn được tình thế mà lại phải trông chờ vào nhà nước.

Mỹ cũng lại đang cân nhắc tới khả năng gia nhập vào CPTPP vừa được thông qua bởi 11 nước sau khi sửa đổi, trong đó có Nhật Bản, một nước đồng minh lớn. Nhưng nó vẫn được cho là một vấn đề còn để ngỏ.

Cuộc chiến thứ hai, quan trọng hơn cả, đồng thời với mặt trận kinh tế, là quân sự và chính trị. Hoa Kỳ đã giãn tách được Triều Tiên với Trung Quốc về mức độ gắn kết dựa vào vấn đề hạt nhân. Làm giảm tình hình căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bằng các cuộc gặp gỡ liên tiếp. Đặt Đài Loan làm trung tâm của vấn đề chia tách chính sách Một Trung Quốc (công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, công khai bán vũ khí cho họ). Ngay cả Henry Kissinger, mộ con người hết lòng ủng hộ chính sách One China, cũng nhiệt tình tán thành những hành động này của Nhà trắng. Tiếp theo là tiến hành cô lập Trung Quốc thông qua việc tạo ra trục liên kết quan trọng Mỹ - Ấn - Nhật. Song cùng là việc kéo Nga lại gần mình hơn để không cùng một lúc phải căng mình chống lại hai nước lớn. Điều này Nga biết nhưng vẫn tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây hơn là xích lại với Trung Quốc, vì từ thời cộng sản, hai nước này còn căng thẳng đến mức xảy ra đụng độ quân sự và chiến tranh biên giới với nhau hay tranh giành vị thế anh cả trên trường cộng sản quốc tế. Liên minh Châu Âu rõ ràng có những xung khắc nhất định với Trump về nhiều vấn đề, nhưng với họ, đương nhiên Hoa Kỳ là một cường quốc đáng tin và đáng trọng hơn hẳn một Trung Hoa bặm trợn và lưu manh. Nên việc liên kết với nhau trong cuộc chiến thương mại vừa rồi là một minh chứng rõ nét về nhận định này.

Chúng ta thấy được rằng, đây không phải một cuộc chiến đơn thuần được quyết định trong chốc lát, mà hẳn phải là một chiến dịch được chuẩn bị và có toan tính kỹ lưỡng từ lâu cũng như được nhìn nhận là một công cuộc dài hơi.

Trump đang hành động như thời mà Ronald Reagan đã làm với Liên Xô: thứ nhất là vực dậy một nước Mỹ lớn mạnh về kinh tế là ưu tiên hàng đầu; thứ hai là đầu tư vào quân sự để chạy đua vũ trang. Chính hai hành động này đã khiến cho Hoa Kỳ vững mạnh hơn trong khi Liên Xô chao đảo và dẫn tới sự sụp đổ toàn diện. Khi thực hiện hai chiến lược đó, Hoa Kỳ đã đồng ý rằng cần phải tạm thời để cho Trung Quốc được rảnh tay tập trung xây dựng con đường của riêng mình mà không được xích lại gần Liên Xô mà rồi trở thành một đối cực mạnh hơn với Mỹ.

Tổng thống Trump đặc biệt yêu mến (ngưỡng mộ) ông Churchill và Reagan, hai con người mà đã chống cộng sản mãnh liệt và kiên trung đến hơi thở cuối cùng của cuộc đời. Churchill góp phần đánh bại chế độ Phát xít, còn Reagan làm suy vong chế độ cộng sản - hai chế độ toàn trị.

Mọi thứ ra sao, hãy còn phải chờ xem, nhưng mọi diễn biến vừa qua đều cho thấy những dấu hiệu về một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai trường chủ nghĩa dường như là đối địch nhau. Và chúng ta cần phải kịp nhận ra những chuyển biến của thời cuộc để đưa ra những quyết định và lựa chọn sáng suốt, nếu không sẽ không kịp có cơ hội để thực hiện điều đó hoặc nếu có thì sẽ phải trả những cái giá quá lớn về sau.














No comments: