Saturday, February 8, 2020

ĐÂY KHÔNG THỂ LÀ CÁCH ĐÁNH BẠI TRUMP (Tom Nichols - The Atlantic)





DCV Online dịch

Posted on February 5, 2020  

Tôi là một cựu đảng viên đảng Cộng hòa, và sẽ bỏ phiếu cho bất kỳ đảng viên đảng Dân chủ nào. Nhưng Iowa làm tôi lo lắng.

Nguồn: Mandel Ngan / AFP Via Getty

Xem cuộc bầu nội bộ (caucus) của đảng Dân chủ ở tiểu bang Iowa năm nay là một kinh nghiệm mới đối với tôi. Trước khi Donald Trump lên ngôi, tôi là một người bảo thủ, một trong những người tự do thuộc đảng Cộng hòa New England; giờ đây chyện đó chỉ còn là ký ức. Đảng Cộng hòa Iowa dường như là một nhóm người kỳ lạ đã phải lòng các ứng cử viên như Pat Robertson và Rick Santorum. Đảng Dân chủ Iowa dường như không quan trọng; Tôi không bỏ phiếu cho người mà họ đề cao. Tôi đã bỏ qua toàn bộ chuyện xẩy ra ở đó.

Điều đó đã đổi khi tôi rời khỏi GOP (đảng Cộng Hòa), trở thành thành viên của phong trào Never Trump (Không bao giờ chấp nhận Trump) và cam kết sẽ ủng hộ bất kỳ ứng cử viên Dân chủ nào năm 2020. Tôi đã gắn tôi vào với chính đảng mà tôi từng phản đối, vì Trump là mối đe dọa đối với hệ thống của Mỹ và với Hiến pháp Hoa Kỳ vượt quá bất kỳ bất đồng nào về chính sách tôi có thể có với bất kỳ đảng viên đảng Dân chủ hiện tại nào. (Ngay cả Bernie Sanders cũng không thể làm tôi nản đế phải bỏ đi; tôi là một trong những cử tri trong khu vực của ông ấy trong nhiều năm và tôi nghĩ anh ấy sẽ là một tổng thống tồi, nhưng tôi sẽ chọn ông ấy thay vì Trump mà không cần suy đi nghĩ lại.)

Bây giờ tôi mê mải theo dỡi những cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ và cuộc bầu trong nội bộ đảng DC ở Iowa khiến tôi lo lắng.

Nỗi lo lắng của tôi bắt nguồn từ hai nhận thức về hai chuyện lớn tại Iowa. Đầu tiên, kết quả cho thấy đảng viên quần chúng trong Đảng Dân chủ dường như vẫn thiếu cam kết đánh bại Trump. Thứ hai, và cũng quan trọng không kém, sự hỗn loạn hoàn toàn của tiến trình bầu cử là một sự sỉ nhục cho một đảng có lập luận là Trump quá ngu ngốc, tham nhũng và không đủ năng lực để trở thành tổng thống.

Các đảng viên Dân chủ tại Iowa dường như nghĩ rằng ứng cử viên sáng giá nhất để chống lại Trump — nghĩa là lấy lại phiếu (đã bỏ cho Trump) trong năm hoặc sáu tiểu bang — là Sanders hoặc Pete Buttigieg. Những cái tên đó khiến tôi cảm thấy cơn gió lạnh của một nhiệm kỳ thứ hai sắp tới của Trump, không chỉ riêng mỗi người mà hai cái tên đó đi đôi với nhau.

Quay trở lại, giả sử, năm 2004, khi hai lựa chọn hàng đầu là John Kerry và John Edwards: Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, một bên tả và một bên trung tả. Không phải nghề của tôi, nhưng tôi có thể thấy những nét của phần còn lại của cuộc đua, và tôi có cảm giác về kết quả cuối cùng.

Kết quả tạm thời (gần 75% số phiếu đã đếm. Nguồn: CBS NEWS

Lần nay không phải thế. Đảng Dân chủ Iowa đã đưa ra một thị trưởng thành phố nhỏ, người không thể giành được chức vụ cấp tiểu bang trong chính tiểu bang của mình và sự nghiệp của ông đã bị trầy tróc vì những người trong đảng của ông thuộc  tầng lớp tư vấn tân tự do. Sự lựa chọn khác của họ là một người thất thập theo chủ nghĩa xã hội giả, đã ở 30 năm trong Quốc hội, không có thành tích nào đáng kể đánh dấu cho sự nghiệp của mình, và vừa hồi phục sau một cơn đau tim.

Đây không giống như một Đảng Dân chủ biết họ muốn gì, và chắc chắn nó không giống như một đảng đang năng nổ ra quân, kề vai sát cánh với liên minh lớn nhất mà họ có thể tìm được và đuổi Trump ra khỏi Nhà Trắng.

Trong khi đó, tiến trình — tôi bây giờ là người cuối cùng lặp lại những gì mà hàng triệu người đã nói — đó là một điều thật xấu hổ. Chúng ta đã hết từ ngữ ẩn dụ (cháy thùng rác, gánh xiếc, bắt ngựa chứng, những từ ngữ khác thì không thể in được trong tạp chí này) cho một kế hoạch bộ máy diễu dở dùng một ứng dụng do những người trẻ tuổi làm ra mà người già không hiểu. Nếu đảng Dân chủ đang lập luận rằng họ có thể là người bảo vệ tốt hơn cho tiến trình bầu cử của Mỹ sau nhũng ngụy biện của Trump, thì đây không phải là cách để bắt đầu.

Trên mạng truyền thông xã hội tôi thường nói với mọi người đừng hoảng sợ. Trên thực tế, tôi đã làm những người khăng khăng rằng hoảng loạn là phản ứng bình thường duy nhất đối với Trump phải điên đảo; tôi bác bỏ lập luận mà đó vì nó là chiến lược vừa vô căn cứ vửa kém cỏi. Trump là điều tồi tệ nhất xảy ra với vai trò tổng thống Mỹ, nhưng ông ta có thể bị đánh bại. Nhưng nếu đảng Dân chủ cứ bắn hỏa châu tùy hứng lên bầu trời chính trị, thì nỗ lực này sẽ bị tiêu diệt. Sanders và Buttigieg là những lựa chọn tốt nếu quan điểm của bạn là đưa ra tuyên bố công khai về khuynh hướng chính trị tiến bộ của bạn, hoặc có lẽ để triển lãm sự sẵn sàng cá nhân của bạn để cởi mở về ý thức hệ, tuổi trẻ, tuổi già, tôn giáo hoặc tình dục. Nhưng điểm quan trọng, dù không thú vị, nên là để giúp đảng Dân chủ tìm ra một ứng cử viên có thể giành chiến thắng trước các cử tri con lắc ở Wisconsin và Michigan.

Khi tôi còn là người thuộc đảng Cộng hòa, tôi thường tin đảng Dân chủ — theo lời của chuyên viên tư vấn GOP Rick Wilson – “hoàn toàn dở về chính trị”. Đợt trỗi dây của Đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử 2018 cho thấy, đảng Dân Chủ khi đôi diện với sự đe dọa như Trump, có thể tập hợp lại, và tôi đã ngạc nhiên khi thấy các ứng cử viên ôn hòa dẫn đường để chiếm lại đa số ở Hạ viện.

Sau vụ lộn xộn ở Iowa, tôi một lần nữa hy vọng là tôi sai. Đảng Dân chủ toàn quốc cần quên đi Iowa, tập trung lại và trở nên nghiêm túc hơn về vấn đề duy nhất quan trọng đối với việc đánh bại Trump. Tổng thống đang ngồi trên một đống tiền tươi và một cỗ máy vận hành bàng kỷ luật đảng tuyệt đối. Nếu đảng Dân chủ muốn đánh bại ông ta, họ không thể có một đêm nữa như đêm hôm thứ Hai.

------------------------------
Tác giả Thomas M. Nichols là một học giả chuyên về các vấn đề quốc tế, hiện là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ và tại Trường Mở rộng Harvard; ông cũng là tác giả của cuốn, “The Death of Expertise: The Campaign Against Established Knowledge and Why It Matters.”

© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

Nguồn: 
Author of The Death of Expertise
February 5, 2020

--------------------------------------

XEM THÊM :


Jackhammer Nguyễn
06/02/2020

Ông Trump không bắt tay bà Pelosi. Bà Pelosi xé diễn văn của ông Trump vì cho rằng ông ta nói láo. Đó là những hình ảnh và thông điệp người Mỹ nhớ nhất về ngày thứ Ba 4/2/2020, chứ không phải nội dung của thông điệp liên bang, điều mà ai cũng biết trước là nó nói gì.

Trên diễn đàn này của Tiếng Dân, đã nhiều lần tôi viết, dịch, trình bày nhiều luận điểm về sự chia rẽ trong lòng xã hội Mỹ. Sự chia rẽ này mang tính văn hóa và kinh tế, cũng như ý thức hệ. Hai bờ biển của nước Mỹ phồn thịnh, bỏ lại đằng sau vùng trung tâm nghèo nàn. Hai bờ biển của nước Mỹ đúng nghĩa là hình ảnh một Hợp Chúng quốc, đa dạng, toàn cầu hóa. Vùng trung tâm chủ yếu là người da trắng, theo đạo cơ đốc.

Sự biến động của toàn cầu hóa, của hai bờ biển của nước Mỹ đưa đến những giá trị mới, cấp tiến, vị tha hơn phần còn lại bảo thủ của nước Mỹ.

Người ta bàn luận nhau liên tục trong suốt ba năm qua về nước Mỹ dưới quyền Tổng thống Trump. Người ta bênh cho bên này chỉ trích bên kia, người thì cho Cộng hòa tốt hơn, người cho là Dân chủ đúng đắn. Người ta phỏng đoán là ai sẽ thắng trong cuộc bầu cử tới đây vào tháng 11.

Nhưng tất cả những tranh luận này chỉ là bề nổi bên ngoài của chính trị nước Mỹ. Đằng sau chính trị, sự thay đổi xã hội mới là quan trọng.

Nhưng điều gì thay đổi xã hội?

Đó là thời gian.

Một người cho là sống dai thì cũng có ba vạn sáu nghìn ngày trên cõi đất này.  Ông ta/bà ta cùng với những người cùng thế hệ với mình rồi cũng phải ra đi. Khi họ ra đi như vậy, họ mang theo những quan niệm sống của thế hệ của họ, của thời đại của họ đi theo.

Những quan niệm sống đó, thế hệ đó sẽ được thay thế bằng thế hệ trẻ hơn, và dĩ nhiên những gì thế hệ trẻ này suy nghĩ sẽ là tương lai.

Một thế hệ trẻ như vậy đang chuẩn bị cầm quyền ở Mỹ

Đây là những người trẻ tuổi sinh ra trong khoảng 1981 đến 1996. Họ còn được gọi là thế hệ thiên niên kỷ (Millennial). Quan niệm sống cũng như lý tưởng của họ sẽ là tương lai của nước Mỹ.

Theo thăm dò của Pew, 57% thế hệ Thiên niên kỷ có khuynh hướng cấp tiến, chỉ có 12% có khuynh hướng bảo thủ. Một thăm dò của Đai học Harvard cho thấy, có đến 70% những người Mỹ dưới 30 tuổi, không thích ông Trump.

Trước đây cũng có quan niệm rằng, khi người ta còn trẻ, người ta sẽ có khuynh hướng cấp tiến, khi về già sẽ bảo thủ hơn. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, trải nghiệm chính trị của một người trong lứa tuổi lớn lên sẽ chi phối quan điểm chính trị của người đó suốt đời. Những người Mỹ lúc 18 tuổi chứng kiến việc hạ bệ Tổng thống Nixon, phần đông bầu cho ông Obama, nhưng những người trẻ hơn họ, sống dưới thời phồn thịnh của Tổng thống Cộng hòa Reagan lại bầu cho đối thủ của Obama (cấp tiến) là ông Romney (bảo thủ).

Thế hệ Millennial lúc 18 tuổi chứng kiến cái gì? Họ chứng kiến khủng hoảng kinh tế thời Bush, sự hồi phục thời Obama. Họ chứng kiến các công ty dược phẩm và bảo hiểm Mỹ câu kết với nhau tàn phá cuộc sống của người Mỹ, họ chứng kiến nợ nần của học phí đại học chồng chất, họ chứng kiến tài sản của nước Mỹ tập trung ngày càng nhiều vào 1% dân số,…

Những người Mỹ trẻ tuổi này đang bước vào chính trường với những quyết tâm thay đổi hiện trạng mà gia đình họ gánh chịu, và họ cũng đang gánh chịu.  Họ quan niệm rằng y tế và giáo dục là quyền của mỗi con người, và vì thế họ ủng hộ những cải cách cấp tiến.

Theo thăm dò của Pew, trong khoảng thời gian 2015-2017 có tới phân nửa những người Cộng hòa trẻ tuổi thuộc thế hệ Millennial bỏ đảng. Năm 2018 chỉ có 12% thế hệ này nhận mình là có ý thức hệ bảo thủ Cộng hòa.

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018, một loạt các chính trị gia thế hệ Millennial bước vào chính trường, mà đa số mang màu sắc cấp tiến của đảng Dân chủ. Có thể kể ra các khuôn mặt như: Alexandria Ocasio-Cortez (30 tuổi), Pete Buttigieg (38), Lauren Underwood (33), Haley Stevens (36), …

Đảng Cộng hòa không phải không nhận ra rằng họ đang không có thế hệ kế thừa, khi mà Tổng thống Trump là Tổng thống… già nhất khi bắt đầu cầm quyền trong lịch sử nước Mỹ. Các đồng minh của ông Trump trong Quốc hội, cũng như những nhân viên hành pháp dưới quyền ông cũng đều là bậc … trưởng thượng cả. Tuy nhiên những tiếng nói của Đảng Cộng hòa, mong muốn thu hút một sự đa dạng về thế hệ cũng như văn hóa, đã bị át đi sau khi ông Trump thắng cử 2016. Bây giờ họ chỉ bám lấy ông Trump, với một tập thể U80, đẩy xã hội Mỹ về hướng bảo thủ càng nhiều càng tốt.

Điều làm cho nhóm bảo thủ ở Mỹ hiện vẫn yên lòng là lớp người Mỹ trẻ tuổi ít đi bầu cử. Nhưng chuyện này cũng đang thay đổi khi vào năm 2018 có đến 42% Millennial đi bỏ phiếu, gấp đôi con số bốn năm về trước. Việc này góp phần tạo nên làn sóng xanh vào năm 2018 đưa Đảng Dân chủ chiếm Hạ Viện, và nhiều vị trí cầm quyền khác ở nhiều tiểu bang, cũng như gần hết số dân biểu liên bang của đảng Cộng hòa ở bang Cali thất cử. Một số thăm dò cho biết có đến 60% người Mỹ dưới 30 tuổi dự định sẽ đi bầu vào năm 2020.

Trong buổi diễn văn thông điệp liên bang tối 4/2/2020, mỗi khi ông Trump ca ngợi điều gì của chính ông, thì người ta lại thấy mấy mươi chiếc đầu bạc Cộng hòa lại hân hoan, đứng lên hoan hô. Thay vì hoan hô và hùng hục kéo nước Mỹ lui lại với những tư tưởng bảo thủ, họ nên tìm kiếm những giải pháp ôn hòa, tìm kiếm những con người ôn hòa, nếu không, thì càng kéo sự đổ vỡ lại càng lớn.

Tờ Time viết trong số ra ngày 3/2/2020, rằng những người Mỹ trẻ tuổi sẽ cầm quyền, không sớm thì muộn, dù bạn có thích họ hay không.

Không có con người nào, ý thức nào cưỡng lại được thời gian và tuổi trẻ cả.

Theo những số liệu và phân tích của Time

------------------------------------------------

XEM THÊM

Ezra Klein  -  New York Times
Jackhammer Nguyễn dịch
27/01/2020

Lời người dịch: Xã hội, văn hóa và chính trị Mỹ đang bị phân cực dữ dội. Bài phân tích sau đây giúp chúng ta hiểu sự phân cực đó, cũng như hiểu sự khác biệt chính trị giữa hai chính đảng lớn nhất nước Mỹ hiện nay.

Bài viết này được đăng trên trang Quan điểm, của The New York Times, mang tựa đề: Vì sao phe Dân chủ cần thành phần trung dung, còn phe Cộng hòa thì không? (Why Democrats still to appeal the Center, but Republicans Don’t?)

Tác giả là ông Erza Klein, một nhà báo, đồng sáng lập kênh truyền thông số (digital) Vox, đang phát triển mạnh tại Mỹ.

                                                       ***

Nền chính trị hai đảng đã có từ thời… nội chiến đến nay, thành ra nhiều người chúng ta cho rằng nền chính trị đó đã ổn định rồi, sự chia rẽ đảng phái hiện nay cũng chỉ là nền chính trị lưỡng đảng đó mà thôi.

Nhưng trong vài chục năm gần đây, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có rất nhiều thay đổi.

Thay đổi thứ nhất là thay đổi ý thức hệ, đảng Dân chủ hướng về phía Tả, còn đảng Cộng hòa hướng về phía Hữu. Nhưng điều thay đổi quan trọng hơn là thành phần (cử tri) của hai đảng này. Đảng Dân chủ đa dạng hơn, gồm thành phần trẻ tuổi, sống ở đô thị và không có tín ngưỡng. Đảng Cộng hòa có thành phần chủ yếu là da trắng, lớn tuổi, theo đạo Thiên Chúa và sống ở miền quê.

Đây chính là nguyên nhân chủ yếu của sự phân cực hiện nay. Sự phân cực này chúng ta không có trong quá khứ, và nó tác động khác nhau lên mỗi đảng. Khi hai đảng cạnh tranh nhau thì chiến thuật mà đảng Cộng hòa thành công lại không thể thành công cho đảng Dân chủ.

Đảng Dân chủ quả thực là có trôi về hướng Tả, nhưng họ lại không thể bỏ nhóm cử tri Trung dung. Đảng Dân chủ bị kềm chế bởi tính đa dạng và tính dân chủ, trong khi đảng Cộng hòa không có điều đó.

Trong 50 năm qua, thành phần của đảng Dân chủ trở nên đa dạng, đảng Cộng hòa lại trở thành đồng nhất. Và sự đa dạng này lại chính là yếu điểm của đảng Dân chủ so với đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ bao gồm nhiều nhóm quyền lợi khác nhau, khó điều hòa. Sự đa dạng đó đóng vai trò quan trọng trong cách thức mà đảng Dân chủ phản ứng lại sự phân cực hiện nay.

Khi vận động, tập hợp cử tri, đảng Dân chủ sẽ gặp khó khăn hơn vì nếu làm vừa lòng nhóm này, sẽ làm phật lòng nhóm khác cũng ủng hộ đảng Dân chủ. Hiện nay đảng Dân chủ là một liên minh của những người da trắng cấp tiến, Mỹ gốc Á, Mỹ gốc Latin, Mỹ gốc châu Phi, trong khi đảng Cộng hòa gồm người Mỹ trắng là chủ yếu. Đảng Dân chủ gồm những người Thiên Chúa không phải da trắng và cấp tiến, Do Thái, Hồi giáo, nhóm Đợt sống mới, Phật giáo,…thì bên Cộng hòa đa số là người da trắng Thiên Chúa. Ba phần tư những người Cộng hòa là nhóm bảo thủ, còn nhóm cấp tiến chỉ chiếm phân nửa những người Dân chủ thôi.

Điều đó có nghĩa là một ứng viên Dân chủ muốn thắng kỳ bầu cử sơ bộ (của Đảng Dân chủ) thì phải lấy được phiếu của những người da trắng cấp tiến ở New Hampshire, mà cũng phải lấy được phiếu những người da đen vẫn sống theo kiểu truyền thống ở Bắc Carolina, những người Công giáo Ái Nhĩ Lan ở Boston, những người không theo tôn giáo nào cả ở San Francisco. Mà những người này có quan niệm, quyền lợi khác nhau, rất khó để làm họ cùng hài lòng.

Bên cạnh đó, các nguồn thông tin, báo chí mà những người Dân chủ lắng nghe cũng đa dạng hơn những người Cộng hòa. Theo một điều tra của Pew, khi đưa ra 30 nguồn thông tin được xem là đáng tin cậy, thì những người Dân chủ sử dụng đến 22 nguồn trong số đó, còn những người Cộng hòa chỉ có 7. Những người Dân chủ đọc, nghe, xem từ những kênh nghiêng về phía Tả cho đến kênh có quan niệm Hữu như Wall Street Journal. Những người Cộng hòa chỉ nghe, xem có 3 kênh thuộc dòng chính là ABC, Wall Street Journal, PBS, bốn nguồn còn lại là những cái bạn có thể nghĩ đến ngay là: Fox, Sean Hannity, Rush Limbaugh, Breibart.

Có đến 65% những người Cộng hòa tin ở Fox News, gấp đôi các kênh khác. Phần đông những người Dân chủ lại nghe CNN.

Những người Dân chủ tìm các nguồn có tính khách quan, những nguồn mang tính quan điểm cấp tiến, và cũng tìm những nguồn có tính Trung Hữu. Trong cuộc thăm dò nêu trên, những người Dân chủ tin vào các kênh có tính cấp tiến thuộc phái Tả, nhưng cũng tin ở những kênh lệch về phía giữa. Họ tìm các nguồn mang tính chính trị đảng phái của họ, nhưng cũng tìm những nguồn chống lại tính đảng phái chính trị.

Những người Cộng hòa thì không như thế, họ chỉ nghe những nguồn bảo thủ mà thôi.
Thế nhưng tại sao họ vẫn thắng? Họ đang kiểm soát Hành pháp, Thượng viện, và Tối cao pháp viện.

Đảng Dân chủ thắng phiếu phổ thông, nhưng hệ thống Đại cử tri lại cho phép Đảng Cộng hòa thắng các nhiệm kỳ Tổng thống dễ dàng hơn. Hệ thống này với miền thôn quê rộng lớn, nơi Đảng Cộng hòa mạnh, tạo điều kiện cho họ thắng thế. Theo một nghiên cứu gần đây của các tác giả Michael Geruso, Dean Spears, và Ishaana Talesara, cho thấy trong một cuộc bầu cử Tổng thống, ngay khi Đảng Cộng hòa thua phiếu phổ thông (tức là cộng tất cả những lá phiếu trên toàn quốc) thì họ vẫn có cơ may 65% thắng so với Đảng Dân chủ.

Trong bảy cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Đảng Cộng hòa thua phiếu phổ thông sáu lần. Nếu sáu lần đó họ thua luôn chức Tổng thống, chẳng hạn như ông Trump thua 2016 (ông ta thua phiếu phổ thông), thì chắc hẳn Đảng Cộng hòa sẽ cải tổ liên minh cử tri của họ. Nhưng họ lại thắng vài lần cho nên họ dính vào một cái bẫy rất nguy hiểm: Có quyền lực nhưng lại đại diện cho một thành phần cử tri ngày càng ít đi.

Nếu Đảng Cộng hòa không chỉ thắng thế dựa trên hệ thống Đại cử tri, thì sự phân cực của nước Mỹ sẽ giảm. Đã từng có những Thống đốc Cộng hòa cai trị ở những tiểu bang có truyền thống bầu cho Đảng Dân chủ.

Chúng ta có thể làm cho sự phân cực giảm đi bằng cách loại bỏ hệ thống Đại cử tri, để cho các bên không còn tìm cách ăn gian khi cứ chia đi chia lại khu vực bầu cử sao cho có lợi, chúng ta nên tạo nên hệ thống đại diện có tính tỉ lệ thuận, nên cải tổ hệ thống tài chính trong vận động tranh cử. Như vậy mới là dân chủ.

Nhưng như vậy, tính dân chủ đó lại đe dọa Đảng Cộng hòa, cho nên họ tìm mọi cách để ngăn cản. Nhiều người Cộng hòa bèn tìm cách ra những thông điệp mang tính tận thế để đe dọa cử tri của họ như: Nếu Trump thua là chúng ta chết hết (sic), hay như ông Tổng trưởng Tư pháp Barr nói rằng, có những thế lực rất đáng sợ đe dọa tôn giáo, tổ chức hủy diệt chúng ta! (sic).

Tương lai của hệ thống bầu cử hiện nay sẽ cho chúng ta một viễn cảnh đáng ngại hơn sự phân cực hiện nay. Vào năm 2040, 70% dân chúng Mỹ sẽ sống ở 15 tiểu bang lớn nhất. Điều đó có nghĩa là 70% dân chúng Mỹ được 30 ông thượng nghị sĩ đại diện, còn 30% còn lại có tới 70 ông thượng nghị sĩ.





No comments: