NỘI DUNG :
BTV
Tiếng Dân
.
Người
Việt Online
.
Người
Việt Online
.
==================================================
.
BTV Tiếng Dân
28/02/2020
Theo dữ liệu từ trang
Worldometers cập nhập lúc 11h tối 27/2/2020, giờ Việt Nam, số ca
nhiễm trên toàn cầu đã lên tới 82.589 người, trong đó có 2.814 người tử vong.
Số ca nhiễm, số tử
vong và số hồi phục trên toàn thế giới, tính đến 0h30′ sáng 28/2. Nguồn:
Worldometers
Diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới đang diễn ra
thật khó lường. Ở Hàn Quốc, trong tuần trước chỉ có 31 ca nhiễm vào ngày 18/2,
nhưng hiện tại đã tăng tới 1.766 ca, trong đó có 13 ca tử vong. Số người nhiễm
mới ở Hàn Quốc (505 người) trong 24h qua, đã qua mặt Trung Quốc (450 người).
Tương tự như Hàn Quốc, các ca nhiễm COVID-19 ở Italy
cũng tăng chóng mặt. Hôm 20/2, nước này chỉ có tổng cộng 3 ca nhiễm, nhưng chỉ
một tuần sau đó, hiện đã tăng lên tới 528 ca, trong đó có 14 người tử vong.
Italy cũng ghi nhận, một bệnh nhân nam đã lây nhiễm cho 13 người khác, trong đó
có vợ và bạn bè của anh ta, theo báo Guardian.
Đồ họa của The Guardian
Còn ở Iran, mặc dù có số ca nhiễm ít hơn Hàn Quốc và
Italy, nhưng số người tử vong ở Iran cao nhất, chỉ sau Trung Quốc. Iran hiện có
tổng cộng 26 người chết do dịch COVID-19, số người nhiễm 245, trong đó 106 người
nhiễm mới trong vòng 24h qua.
Tổng số người nhiễm, số người nhiễm mới, tổng số người
tử vong và số người tử vong mới của từng nước trên thế giới, tính đến 0h30′
sáng 28/2. Nguồn: Worldometers
Ở Iran, không chỉ dân thường bị nhiễm, mà virus này
đã lây nhiễm cho 4 quan chức, tính đến thời điểm hiện tại. Đó là Phó Tổng thống
Masoumeh Ebtekar; Thứ trưởng Bộ Y tế Iraj Harirchi; dân biểu Mahmoud Sadeghi –
Đại biểu quốc hội Iran của thủ đô Tehran và dân biểu Mojtaba Zonnour, người đứng
đầu Ủy ban An ninh Quốc gia và Chính sách Đối ngoại ở Quốc hội.
Phó Tổng thống Iran, bà Masoumeh Ebtekar là quan chức
Iran mới nhất bị nhiễm virus corona. Ảnh chụp màn hình YouTube/ Times of Isreal
-----------------------
Người Việt Online
Feb 28, 2020
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) – Trong khi dư luận nghi ngờ một người bệnh vừa
chết có liên quan đến COVID-19 tại bệnh viện Nhân Dân 115, thì nơi này ra thông
báo phản bác và nhanh chóng đưa ra kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của bệnh nhân
là “Âm tính.”
Bệnh viện Nhân dân 115, nơi nghi có bệnh nhân chết vì virus COVID-19.
(Hình: Thế Giới Tiếp Thị)
Trên trang Facebook cá nhân, ông Ngọc Vinh, cựu
thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, viết: “Hiện
nay, trên mạng xã hội đang lan truyền tin một cô gái trẻ dân Nha Trang vừa chết
tại bệnh viện Nhân Dân 115 (quận 10, Sài Gòn) vì virus Vũ Hán. Báo chí nên tìm
hiểu để xem đó là sự thật hay tin đồn? Nếu báo chí không chịu xác minh thì mạng
xã hội sẽ làm công việc của nó là tiếp tục truyền tải tin đồn đó mà gây hoang
mang xã hội. Phần mình, tôi hy vọng dù chỉ mong manh, đó là tin fake.”
Ngay bên dưới phần bình luận, người có tên Hà Phú Tân
dẫn lại trang Facebook của bệnh nhân Ngô Ánh Phượng (27 tuổi, quê Khánh Hòa, tạm
trú huyện Bình Chánh, Sài Gòn) có nội dung:
“Ngô Ánh Phượng (Nha Trang), đã tử vong vào chiều qua 27 Tháng Hai, 2020,
tại bệnh viện Nhân Dân 115. Theo bạn thân của cô ấy, Phượng trước đó bị ho và sốt
nặng. Và những xôn xao quanh cái chết của cô là do dương tính virus Corona. Chỉ
khó hiểu là một người dân bình thường, chết bởi một bệnh lý bình thường thì sao
phải dùng lực lượng hữu trách phong toả Khoa Hồi Sức và Cấp Cứu? Bạn bè hoặc
người thân của Phượng liệu có nên làm điều gì đó để cô chết có lý
Giấy báo tử của bệnh nhân nghi chết do virus COVID-19. (Hình: Facebook Ngọc
Vinh)
Tối 28 Tháng Hai, nói với báo Thanh Niên, Bác Sĩ Trần
Văn Sóng, phó giám đốc bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết: “Ngày 25 Tháng Hai, bệnh
viện có tiếp nhận người bệnh tên Ngô Ánh Phượng vào viện trong tình trạng sốt,
tiêu chảy mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở… Kết quả khám, chẩn đoán viêm cơ
tim cấp; hội chứng suy hô hấp tiến triển, suy đa phủ tạng.”
Theo Bác Sĩ Sóng lúc vào bệnh viện, bệnh nhân suy hô
hấp rất nhanh nên “xử lý như một ca bệnh nhiễm virus nói chung.” Mặc dù người bệnh
không có yếu tố dịch tễ học liên quan đến COVID-19 nhưng bệnh viện vẫn tổ chức
cách ly chuẩn theo quy định của Bộ Y Tế, đồng thời hội chẩn với bệnh viện Bệnh
Nhiệt Đới tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. Tuy nhiên đến trưa ngày 27
Tháng Hai, trong khi chờ kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, bệnh nhân diễn biến nặng
và qua đời.
Bệnh viện đã tự phong tỏa hai cổng, đưa thi thể bệnh
nhân đi, đồng thời cách ly nhân viên tiếp xúc. Sau đó, kết quả xét nghiệm
Real-time RT-PCR SARS-CoV-2 kết luận, bệnh nhân “Âm tính.”
Giải thích về chữ “chưa loại trừ cúm,” Bác Sĩ Trần
Văn Sóng, cho rằng lúc cấp giấy báo tử thì “chưa có kết quả xét nghiệm và qua
việc này, bệnh viện sẽ rút kinh nghiệm.” (Tr.N)
---------------------
Người Việt Online
Feb 28, 2020
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Trong bối cảnh dịch COVID-19 “diễn biến phức
tạp,” công dân Việt Nam từ Nam Hàn ồ ạt đổ về đã khiến nhà cầm quyền thành phố
Hà Nội lo không đủ chỗ cách ly tập trung hay phải “nghiên cứu” việc cách ly cả
một khu phố khi cần thiết.
Theo báo Zing, ngày 27 Tháng Hai, 2020, có 16 chuyến
bay từ Nam Hàn về phi trường Nội Bài, Hà Nội, với hơn 1,000 người đa số từ
Incheon (Seoul) và tỉnh Busan, khiến khu vực cách ly “dã chiến” tại phi trường
không đủ chỗ khi số khách dồn về quá đông.
Hàng trăm người phải chờ đợi nhiều giờ tại phi trường
Nội Bài chiều 27 Tháng Hai, trước khi được đưa về nơi cách ly. (Hình: Nguyễn
Huyền Trang/Thanh Niên )
Báo Zing dẫn lời một phụ nữ tên L.C đi trên chuyến
bay VJ961 từ Incheon đến Nội Bài lúc 2 giờ chiều cùng ngày, cho biết khi máy
bay đáp, chờ sẵn tại đây là các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ toàn thân yêu cầu
hành khách nộp lại sổ thông hành, điền tờ khai y tế rồi đưa về khu vực cách ly tại
Nhà Ga Nội Bài.
Tại đây, mọi người đã phải chờ đợi hơn tám tiếng đồng
hồ trước khi được làm thủ tục đưa về nơi cách ly tập trung của quân đội ở huyện
Chương Mỹ (Hà Nội) để cách ly 14 ngày. Việc chờ đợi lâu đã khiến nhiều người
già và trẻ nhỏ mệt mỏi.
“Dù mệt mỏi nhưng hầu hết hành khách vẫn tuân thủ
quy định và bình tĩnh chờ đợi đến lượt của mình được giải quyết,” LC nhận xét.
Theo lịch của các chuyến bay ở phi trường Nội Bài,
ngày 28 Tháng Hai, sẽ tiếp tục là một ngày căng thẳng với việc đón 16 chuyến
bay từ Incheon và Busan. Do đó nhà cầm quyền thành phố đang lo lắng “chạy đua”
với thời gian để chuẩn bị các địa điểm cách ly cho người tiếp theo về từ Nam
Hàn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/02/vn-nam-han1-2.jpg
Nơi cách ly dành cho công dân về từ Nam Hàn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. (Hình: Ngọc Tân/Zing)
Nơi cách ly dành cho công dân về từ Nam Hàn tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. (Hình: Ngọc Tân/Zing)
Báo Thanh Niên ngày 28 Tháng Hai, cho biết tại buổi
làm việc giữa ông Vương Đình Huệ, bí thư Thành Ủy Hà Nội với Sở Y Tế sáng ngày
27 Tháng Hai, ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội,
cho hay hiện lượng người từ Nam Hàn về Việt Nam rất đông. Phi trường Nội Bài
đang rất lúng túng vì lượng người chờ từ đêm qua đến giờ chưa đưa đi được,
không có chỗ ngồi, không có nước uống, không có đồ ăn, có phụ nữ đã bị ngất xỉu.
“Hai ngày qua, số người về đã lên đến gần 650 người.
Dự báo ngày hôm nay (28 Tháng Hai), có 800 người nữa. Trong khi đó, trường Quân
Sự Sơn Tây của Bộ Tư Lệnh Thủ Đô chỉ tiếp nhận được khoảng 800 người. Hiện đang
có hiện tượng ùn ứ tại Cảng hàng không Nội Bài”, ông Cảm nói.
Ông Cảm đề nghị lãnh đạo Hà Nội bàn với lãnh đạo Bộ
Quốc Phòng cần bảo đảm chỗ ăn nghỉ, chỗ cách ly cho những người trở về từ Nam
Hàn, nên coi việc chống dịch COVID-19 ở Hà Nội như là chống dịch cho liên tỉnh,
cho cả vùng, vì Hà Nội đông dân, thường xuyên có khoảng hai triệu người ra vào
thành phố.
“Tôi nói với ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy Ban
Nhân Dân thành phố, bây giờ phải nghiên cứu việc cách ly cả một khu phố. Ở Vĩnh
Phúc nông thôn, cách ly còn dễ, chứ thủ đô ‘nhà liền nhà, phố liền phố’ thì
cách ly kiểu gì. Chúng ta phải tính toán cái này,” ông Huệ nói.
Theo ông Huệ, Nam Hàn với Việt Nam mỗi tháng có
1,000 chuyến bay thương mại, 260,000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại
Nam Hàn và hiện có 160,000 người Nam Hàn đang ở Việt Nam.
“Trong đó riêng quận Thanh Xuân và Cầu Giấy tập
trung rất đông người Nam Hàn. Vì vậy, cần tính tới phương án cách ly cả khu phố
nếu dịch xảy ra,” ông Huệ yêu cầu. (Tr.N)
-------------------------------
Tối nay xem VTV1 về tình hình người Việt nam ở Hàn
quốc. Không bàn về các vấn đề mà các quan chức Việt nam nêu ra, tôi chỉ muốn
nói đến một chi tiết mà bạn nghiên cứu sinh Việt nam ở ngay tâm dịch cung cấp.
Đó là việc hàng ngày, nhà nước cung cấp hơn 300.000
khẩu trang (hình như 375 ngàn khẩu trang, cho các cửa hàng để bán. Người dân có
thể mua được hàng ngày một số lượng ít khẩu trang. Bản thân bạn nghiên cứu sinh
không lo lắng, vì nếu ra xếp hàng thì vẫn mua được khẩu trang để dùng. Theo ông
Đại sứ Việt nam tại Hàn quốc, có 3 mặt hàng mà tại Hàn quốc hiện nay phải xếp
hàng mới mua được, đó là khẩu trang, nước rửa tay và thuốc.
Đó là khác biệt rất lớn. Ngay cả khi thông tin những bệnh viện lớn ở TP HCM
thiếu khẩu trang được báo chí đăng tải, không có bất cứ quan chức nào đăng đàn
phát biểu về việc này. Không thấy ai nói về giải pháp để bảo đảm cho
nhân viên y tế có khẩu trang. Mọi việc cứ như là chúng ta không có vấn đề gì với
khẩu trang vậy. Trong khi đó thì Bộ Y tế ban hành khuyến cáo, rằng thầy cô và học
sinh không cần mang khẩu trang ở trường.
Sau khi một số bài báo về vụ xuất khẩu khẩu trang
sang Trung quốc qua đường Tân Sơn Nhất và các cửa khẩu Lạng Sơn cho đến ngày
6/2, tuyệt nhiên không có thông tin gì tiếp theo về việc này. Mọi việc cho thấy,
có vẻ như không còn chuyện xuất khẩu khẩu trang nữa. Cách đây 2 hôm, ông Chủ tịch
UBND TPHCM có nói về khả năng đáp ứng nhu cầu khẩu trang của học sinh nếu cho học
sinh đi học lại, và ông kết luận là bất khả thi.
Hôm nay, thông tin một bác sĩ giám đốc bệnh viện thu
gom 50 triệu khẩu trang để bán giá cao, mà chỉ bại lộ vì anh ta nhận cọc xong rồi
tăng giá hơn gấp đôi. Giả sử anh ta không tham lam nâng giá, thì việc này có
trót lọt không? Thời gian vừa qua, không có khẩu trang xuất khẩu, hay vẫn có? Tại
sao không có bất cứ quan chức nào nói về giải pháp để đảm bảo nhu cầu khẩu
trang để người dân phòng chống dịch, hoặc ít nhất thì cũng bảo đảm hoạt động
cho các cơ sở y tế?
Với cách làm việc như vậy, liệu người dân có thể yên
tâm mà không hoang mang hay không? Muốn người dân không hoang mang, thì chính
quyền cần phải thông báo đầy đủ tình hình, cái gì chính quyền kiểm soát được,
cái gì không. Nếu không làm được như chính quyền Hàn quốc, cung cấp khẩu trang
bán cho người dân, thì cũng phải có tuyên bố về giải pháp và thời hạn có thể
cung cấp, trước tiên là cho các đơn vị y tế, và sau đó là cho toàn dân.
Hiện tại, nhờ sự tốt bụng của một số bạn bè, mà
phòng khám chúng tôi có cơ số khẩu trang đủ cho hoạt động khoảng 1,5 tháng. Tuy
nhiên, do không có bất cứ thông tin nào về giải pháp của chính quyền, phòng
khám chúng tôi vẫn cứ phải dè dặt, nhất là trong việc tuyển dụng nhân viên mới
khi một số nhân viên nghỉ việc.
Nếu các cơ sở y tế không hoạt động được vì thiếu khẩu
trang, hoặc nhiều nhân viên y tế bị nhiễm Wuhan coronavirus, thì công tác phòng
chống dịch bệnh của chúng ta sẽ ra sao?
No comments:
Post a Comment