Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: cơ hội giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng 'đừng quá thân mật'
BBC News Tiếng Việt
13
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0qn85vx235o
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới thăm Việt Nam vào ngày mai 14/4. Ngoài trọng
tâm thương mại, chương trình nghị sự sẽ bao gồm vấn đề Biển Đông.
Dự
kiến Việt Nam và Trung Quốc sẽ ký kết 40 văn kiện trong chuyến thăm của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình
Ngoài
Việt Nam, ông Tập sẽ tới thăm Campuchia và Malaysia.
Chuyến
thăm lần này diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa công bố hàng loạt mức thuế quan.
Trong đó, Việt Nam chịu mức thuế cao lên tới 46%, còn Trung Quốc đang chịu mức
thuế kỉ lục 145%.
Nhiều
chuyên
gia cho rằng một trong những trọng tâm của chuyến đi lần này của ông Tập là vấn
đề thương mại - khẳng định rằng Trung Quốc là một đối tác đáng tin cậy, trong
khi Mỹ thì không.
Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá rằng chuyến đi lần này sẽ
là một "mốc son mới" trong quan hệ hai nước, Báo Chính phủ đưa tin
vào ngày 12/4.
Dự
kiến, ông Tập sẽ hội đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường,
cũng như hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh
Mẫn.
Khoảng
40 văn kiện hợp tác sẽ được kí kết, theo ông Sơn.
Những
văn kiện này, theo báo Tiền Phong, sẽ liên quan tới những lĩnh vực như hạ tầng
cơ sở, xuất nhập khẩu…
Cơ
hội giải quyết vấn đề Biển Đông?
Ông
Bùi Thanh Sơn nói rằng hai quốc gia sẽ "xử lý thỏa đáng" những bất đồng
trên biển trong chuyến đi lần này của ông Tập Cận Bình.
Trước
đây, vào tháng 8/2024, khi tới thăm Trung Quốc, ông Tô Lâm đã đề nghị Trung Quốc
tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
năm 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và
thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu
quả.
DOC
được giới quan sát đánh giá là không thực chất, bởi không có tính ràng buộc.
Dù
Việt Nam và Trung Quốc có những tuyên bố đẹp đẽ trong các cuộc gặp giữa các
lãnh đạo, tình hình thực địa Biển Đông vẫn tồn tại nhiều xung đột thời gian
qua. Vì vậy, vấn đề Biển Đông lâu nay vẫn là nguồn cơn căng thẳng giữa hai nước.
Chỉ
vài tuần trước chuyến thăm của ông Tập, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận
quân sự và bắn đạn thật gần Việt Nam.
Trung
Quốc và Campuchia cũng vừa mở trung tâm huấn luyện ở quân cảng Ream – nơi mà giới
phân tích và chính phủ Hoa Kỳ cho rằng có thể được Trung Quốc sử dụng như một
tiền đồn chiến lược. Quân cảng này chỉ cách đảo Phú Quốc của Việt Nam khoảng 30
km về hướng tây bắc.
Theo
bài viết ngày 13/4 trên tờ New York Times của Mỹ, nếu ông Tập muốn thắt chặt
quan hệ với ba quốc gia Đông Nam Á, vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc
với Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông có thể sẽ cần phải giải quyết.
"Trung
Quốc cần cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt phần nào áp lực mang tính cưỡng ép [trên
Biển Đông]," Giáo sư Ja Ian Chong, chuyên gia khoa học chính trị tại Đại học
Quốc gia Singapore, nhận định với New York Times.
Tuy
nhiên, theo quan điểm của Tiến sĩ Satoru Nagao từ Viện Hudson (Mỹ), các cuộc
đàm phán về Biển Đông khó cho ra kết quả cụ thể vì Việt Nam vẫn muốn duy trì
quan hệ thương mại với Trung Quốc.
"Họ
có thể chỉ sẽ thảo luận về những vấn đề dễ dàng đạt được sự đồng thuận,"
ông Nagao nói với BBC News Tiếng Việt, nói thêm rằng ngay cả khi Trung
Quốc không tuân thủ Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông thì không ai có thể trừng phạt
họ.
Kỉ
niệm 75 năm nhưng cần tránh "quá thân mật"
Những
năm qua, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất
khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ xếp sau Mỹ. Tính đến năm 2024, Trung Quốc là
nhà đầu tư lớn thứ sáu tại Việt Nam, với 4.922 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu
tư đăng ký lũy kế đạt 29,55 tỷ USD.
Chuyến
đi tới Việt Nam lần này của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 75
năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên thiết
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Vào
tháng 1/2025, hai nước đã gửi điện mừng, cùng nhất trí tăng cường những mối
quan hệ sẵn có như Đối tác Chiến lược Toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt
Nam - Trung Quốc…
Nhìn
lại quá khứ, chuyến đi lần này có nét tương đồng với chuyến đi năm 2023 của ông
Tập – đều là để tăng cường hợp tác với Việt Nam sau động thái từ phía Mỹ.
Chuyến
đi năm 2023 diễn ra chỉ ba tháng sau khi Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ Đối
tác Chiến lược Toàn diện. Khi ấy, Việt Nam đồng ý tham gia xây dựng "Cộng
đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc".
Cũng
vào thời điểm đó, Giáo sư Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh
Châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye đã đánh giá rằng mối quan hệ này
là một "bài thuốc bắc".
"Việt
Nam không được lợi gì trong cộng đồng này, cái lợi rất là nhỏ và rủi ro rất là
lớn," ông Vuving nhận định với BBC News Tiếng Việt.
Phát
biểu hôm 9/4 của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được về mức thuế 46% Mỹ trước
đó đã áp cho hàng hóa Việt Nam
Ở
thời điểm hiện tại, mức thuế quan mới của ông Trump, hiện tạm hoãn 90 ngày, được
đánh giá là có thể gây ra những khó khăn cho việc phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Tại
một hội thảo về tăng trưởng kinh tế TP HCM diễn ra vào sáng ngày 9/4, Chủ tịch
UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cho rằng chính sách thuế quan mới công bố của Mỹ đã
tác động và làm thay đổi, đảo lộn những dự định phát triển của thành phố này
trong năm 2025. Việt Nam đang chạy đua để tìm cách đàm phán hạ mức thuế quan
46% của Mỹ.
Trong
bối cảnh bấp bênh này, thuế quan của ông Trump có thể đẩy Việt Nam xích lại gần
Trung Quốc do nhu cầu kinh tế, theo tờ The Economist của Anh.
Tuy
nhiên, khi tìm kiếm cơ hội từ Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cũng có
thể cần tránh tạo cảm giác quá thân mật với Bắc Kinh, bài viết nói trên của New
York Times đánh giá.
Theo
đó, một số quan chức Việt Nam lo ngại rằng tính chất nổi bật của chuyến thăm của
ông Tập, cùng với những tuyên bố nhấn mạnh quan hệ đối tác với Trung Quốc, có
thể khiến Việt Nam gặp khó khăn hơn trong việc giành được sự miễn trừ thuế quan
lâu dài từ ông Trump.
Trước
đó, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã lên tiếng bảo vệ mối quan hệ của khu vực
ASEAN với Trung Quốc tại một cuộc họp gần đây của các quan chức.
"Trung
Quốc là một đối tác rất quan trọng mà chúng ta không thể phớt lờ, và đúng là một
số quốc gia có vấn đề với họ," ông nói tại cuộc họp.
"Chúng
tôi vẫn đang cố gắng điều hướng một cách tốt nhất có thể, để bảo đảm hòa bình,
an ninh và thu được nhiều lợi ích nhất về kinh tế và đầu tư."
Việt
Nam dường như cũng đã có động thái tương tự. Trong một bài viết hôm 11/4 của
Reuters, nguồn tin và tài liệu chính phủ mà hãng thông tấn này tiếp cận được
cho thấy Việt Nam sẵn sàng mạnh tay xử lý nghiêm hàng hóa Trung Quốc được vận
chuyển sang Mỹ qua lãnh thổ của mình.
Việt
Nam cũng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm các hoạt động "gian lận thương mại"
nhưng không nói cách thức cụ thể. Quốc gia này từ lâu bị xem là "sân
sau" để Trung Quốc tuồn hàng sang Mỹ nhằm tránh thuế.
Lần
thứ hai gặp Tổng Bí thư Tô Lâm
Đây
sẽ là lần thứ hai mà ông Tô Lâm, trên cương vị tổng bí thư, có cuộc gặp chính
thức với ông Tập Cận Bình. Lần trước là vào tháng 8/2024 khi ông Tô Lâm thăm cấp
Nhà nước tới Trung Quốc.
Các
nhà quan sát nhận định dù mối quan hệ giữa hai đảng cộng sản hai nước vẫn tốt đẹp,
ông Tô Lâm chưa có sự kết nối chặt chẽ với ông Tập Cận Bình như người tiền nhiệm
Nguyễn Phú Trọng từng có - vốn được xây dựng sau nhiều năm nắm vị trí lãnh đạo
đảng.
Đây
có lẽ là một dịp để hai lãnh đạo phát triển mối quan hệ.
VIDEO :
Chủ
tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đi Trung Quốc: những điểm đáng chú ý?
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c0qn85vx235o
Từ
trước tới nay, trên cương vị chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã tới thăm
Việt Nam ba lần.
Lần
đầu tiên là vào tháng 11/2015. Ông Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Thời
điểm lúc bấy giờ, vấn đề Biển Đông giữa hai nước đang tương đối căng thẳng. Trước
khi ông Tập tới Việt Nam vào ngày 5/11/2015, nhiều người Việt Nam ở Hà Nội và
TP HCM đã biểu tình phản đối ông Tập.
Chuyến
thăm kết thúc vào ngày 6/11 với bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc gồm 11
điểm. Trong đó, điểm thứ 7 nhắc tới việc "Hai bên nhất trí cùng nhau kiểm
soát tốt bất đồng trên biển... không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh
chấp... duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và quan hệ Việt - Trung".
Tuy
nhiên, ngay ngày hôm sau 7/11, khi phát biểu ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại
Singapore, ông Tập đã nói rằng những hòn đảo trên Biển Đông là thuộc lãnh thổ
Trung Quốc từ thời cổ đại. Khi ấy, nhiều tờ báo ở Việt Nam đã chỉ trích phát
ngôn của ông Tập.
Lần
thứ hai ông Tập tới thăm Việt Nam là vào ngày 12/11/2017, nhưng thực tế ông Tập
đã đến Đà Nẵng trước đó để dự Hội nghị cấp cao APEC do Việt Nam đăng cai.
Theo
báo Dân Trí, trong chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình đã hội đàm với Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng; hội kiến với chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Lúc
bấy giờ, hai quốc gia đã ký kết 19 văn kiện hợp tác, trong đó có Thỏa thuận về
hợp tác biên phòng giữa Bộ Quốc phòng 2 nước; Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối
giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành
đai và con đường"...
Một
chi tiết mà khi ấy nhiều người chú ý là việc ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng
"trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc" khi hai lãnh đạo thưởng
trà tại nhà sàn Hồ Chủ tịch.
Ông
Trọng tiếp đón ông Tập tại Hà Nội vào tháng 12/2023
Chuyến
thăm gần nhất là vào tháng 12/2023, vài tháng sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đó là lần cuối cùng ông Nguyễn Phú Trọng
tiếp đón ông Tập Cận Bình.
Khi
ấy, ông Trọng đã tặng ông Tập một món quà là một bức tranh vẽ lại cảnh hai người
trò bên tách trà trước đó ở Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước
Trung Quốc.
"Nó
[món quà] có thể không quá đặc biệt, nhưng giá trị thật sự nằm ở tình hữu nghị
anh em quý báu," Tân Hoa Xã trích lời ông Trọng nói với ông Tập trong bài
viết bằng tiếng Anh.
------------------------------
Tin
liên quan
·
Nhân viên Samsung đứng
ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam
13
tháng 4 năm 2025
·
Ông Tô Lâm yêu cầu
'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự
12
tháng 4 năm 2025
·
Ông Tập Cận Bình đi
Việt Nam: thương mại, đường sắt, Biển Đông và gì nữa?
12
tháng 4 năm 2025
No comments:
Post a Comment