Nguyễn Xuân Vượng
- Văn Việt
Posted
on 24 Tháng Tư, 2025 by post3
https://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/nguyen-duy-doi-ten-doi-van/
Nhà
thơ Nguyễn Duy có tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, tại xã Đông
Vệ, huyện Đông Sơn, nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, nơi có cái cầu
rất bé nhưng có cái tên rất to gọi là Cầu Bố. Ông là cựu học sinh trường cấp 3
Lam Sơn, một ngôi trường rất nổi tiếng đã đào tạo nhiều trí thức nổi danh ở
trong và ngoài nước.
Nguyễn
Duy làm thơ từ rất sớm, ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế trường cấp 3 Lam
Sơn, ông đã có thơ gửi cho Ban biên tập báo Văn nghệ ở Hà Nội.
Kỷ niệm đầu tiên của giai đoạn này là: “Gửi bài mà không được in”. Thời gian
này, ông cứ mải miết làm thơ và lẳng lặng gửi đi, chỉ gửi cho báo Văn
nghệ vì nghĩ, đó là tờ báo “đáng tin cậy về tiêu chuẩn nghệ thuật”. Bởi
vậy, mục tiêu tấn công của ông lúc này là tờ Văn nghệ. Sau khi học
xong cấp 3, ông nhập ngũ (1966), ông được biên chế trong một đơn vị làm nhiệm vụ
thông tin. Ông vẫn không từ bỏ mục tiêu đeo bám là tuần báo Văn nghệ,
nghĩa là ngoài thời gian luyện tập và công tác, ông vẫn tiếp tục làm thơ và tiếp
tục gửi bài cho báo Văn nghệ.
Ông
tâm sự: “Và, cố nhiên là tôi cứ lẳng lặng mà chờ đợi… Lại lẳng lặng chép, lẳng
lặng gửi và lẳng lặng chờ… Nhưng ai lại đi in cái thứ mà tôi gọi là “thơ” của
mình hồi đó? Hi hi… Quả thật bài thơ mà ông Nguyễn Duy đưa ra làm ví dụ, ta đọc
cũng thấy buồn cười về sự ngô nghê của nó[1].
Những
năm sáu mươi ấy, chiến tranh đang tràn lan khắp nơi, từ miền Nam ra miền Bắc chỗ
nào cũng bom rơi đạn nổ, chỗ nào cũng máu và nước mắt… Nguyễn Duy vẫn cặm cụi
viết, gửi bài đi và chờ đợi. Cuối năm 1967 ông được in bài thơ đầu tiên trên Tạp
chí Văn nghệ Quân đội, rồi sau đó được xuất hiện khá thường
xuyên trên báo Quân đội Nhân dân. Nhưng mơ ước xuất hiện trên trang Văn
nghệ vẫn là cháy bỏng nhất.
Ông
vẫn nén lòng chờ đợi. Ấy vậy mà báo Văn nghệ chưa có lấy một
câu nhắn nhe trả lời ông gì cả. Ông không hiểu lý do gì mà họ làm vậy với ông?
Càng ngày Nguyễn Duy càng cay cú và oán giận báo Văn nghệ nhiều
hơn trước. Càng oán, càng cay cú, càng gửi bao thư trang trọng, giấy trắng,
chép nắn nót, thỉnh thoảng lại có cả thư “Kính thưa ban biên tập” đàng hoàng,
kèm luôn cả bao thư dán tem sẵn để báo trả lời cho tiện nữa… Vậy mà vẫn không
ai trả lời ông 1/2 câu!
Giận
quá, có lần ông đánh bạo xông thẳng tới toà soạn báo Văn nghệ, định
bụng sẽ hỏi cho ra nhẽ, nhưng tới cổng thì sự hăng hái ban đầu cũng vừa tiêu
tan hết, ông lặng lẽ đi qua, đi lại cổng toà soạn rồi chán nản bỏ về.
Rất
may, ông vẫn luôn kiên định với thơ của mình. Ông vẫn viết, vẫn gửi và vẫn chờ
đợi, trai xứ Thanh thật đáng kính nể về lòng kiên trì. Thảo nào xứ đó nhiều
vua, nhiều chúa cũng phải. Ông không làm thơ mới kiểu “hiện đại” nữa mà chuyển
sang làm thơ lục bát với những đề tài gần gũi với cuộc sống hơn.
Sau
chiến dịch Đường 9 – Nam Lào 1971, ông có trong tay 10 bài thơ mới viết, khi
này, ông quyết định rút ngắn tên tác giả từ ba từ xuống hai từ: Từ Nguyễn Duy
Nhuệ thành Nguyễn Duy, năm đó là 1972, ông được đăng bài thơ đầu tiên trên
báo Văn nghệ. Sự thể câu chuyện đó như sau:
Nhà
phê bình văn học Hoài Thanh[2] khi đó đang là Chủ nhiệm tuần
báo Văn nghệ đã là người phát hiện ra khả năng sáng tác thơ của
Nguyễn Duy, ông tìm thấy trong thơ Nguyễn Duy tính dân tộc được chảy nhuần nhuyễn
trong dòng chảy hiện đại của thơ mới. Nguyễn Duy đã gửi bài thơ Khúc
dân ca cho ông Hoài Thanh nhờ qua kênh Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển
giúp!
Khúc
I
Con
cò bay lả bay la
Theo
câu quan họ bay ra chiến trường
Nghe
ai hát giữa núi non
Mà
hương đồng cứ rập rờn trong mây.
Khúc
II
Nghìn
năm trên dải đất này
Cũ
sao được cánh cò bay la đà
Cũ
sao được sắc mây xa
Cũ
sao được khúc dân ca quê mình!
Khúc
III
Cò
bay bằng cánh trắng tinh
Lúa
thơm bằng phấn hương lành ai ơi
Mây
trôi bằng gió của trời
Là
ta, ta hát những lời của ta!
Bài
thơ như một sự hưởng ứng kịp thời những tư tưởng của ông Hoài Thanh trên hệ thống
truyền thông lúc đó nên ngay lập tức thu hút sự chú ý của ông với một tác giả
thơ chiến sỹ lạ hoắc: Nguyễn Duy!
Bài
thơ “quê quê” của Nguyễn Duy được đại diện báo Văn nghệ đề nghị
cho đăng trên trang báo của họ. Đó là điều hoàn toàn bất ngờ với Nguyễn Duy.
Nguyễn
Duy đã kể: “Tôi ngẩn người, vừa mừng, vừa lấy làm lạ. Lúc tôi gửi bài như điên
thì họ không trả lời, lúc tôi không gửi thì họ lại đề nghị cho in. Cố nhiên là
tôi rất sung sướng, tôi chép ngay, không được cẩn thận như những lần trước, mấy
bài thơ mới cùng mấy bài thơ cũ đã chép gửi đến chai cả tay. Tôi lại nhận được
một văn bản đánh máy, dấu báo Văn nghệ đỏ tươi như hoa đào,
anh Vũ Tú Nam – thư ký tòa soạn ký, mời tôi tới tòa soạn chơi, và trao đổi về
việc báo sẽ in cho tôi hẳn một chùm thơ. Chao ôi, tôi có bao giờ mong được như
thế đâu!”.
Cái
tên Nguyễn Duy đã được báo Văn nghệ chắp cánh từ đó, trở thành
một tác giả thơ có đời sống và tiếng nói riêng,
HÌNH
: https://vanviet.info/wp-content/uploads/2025/04/D1-1.jpg
Vậy
là, bài thơ đầu tiên được in trên báo Văn nghệ cách bài thơ đầu
tiên Nguyễn Duy Nhuệ gửi báo Văn nghệ đúng mười năm trời – mười
năm lẳng lặng viết, lẳng lặng gửi và lẳng lặng chờ đợi.
[1] Bài thơ ngày
đó:
Người
vợ của tôi
Tôi
hình dung người vợ của tôi
da
thịt bằng gang, tim gan bằng chì,
và
ruột bằng cứt sắt
cái
mặt nửa đỏ, nửa đen
răng
lợn lòi chìa ra nhọn hoắt
đôi
mắt là đôi đèn pha phòng không sáng quắc
khi
trợn lên – mắt thiên hạ nhắm liền
nụ
cười dịu hiền ngoác ra như hố bom
khi
xuất hiện thì miệng đời méo xệ
và,
giọng nói là xe tăng gầm ré
khi
cất lên – tất cả phải im hơi…
Bởi
rất yêu người vợ của tôi
nên
tôi phải hình dung như thế!
(1963)
Nguyễn
Duy tâm sự:
“Tiếc
thay, hồi đó tôi đã cho rằng đấy là thơ, thơ hay nữa là khác, ít ra thì cũng hiện
đại! Tôi cũng đã tốn mất mấy năm mò mẫm theo cái cách làm thơ mà tôi cho là “hiện
đại hoá” này, để rồi chán nản, để rồi oán ban biên tập báo Văn nghệ là
vô trách nhiệm với bạn viết…”. (Những trích dẫn lời Nguyễn Duy trong bài này là
từ bài Kỷ niệm về một tờ báo (Văn nghệ số
12/2023).
[2] Hoài Thanh
(1909-1982), quê Nghi Lộc, Nghệ An. Là nhà phê bình văn học nổi tiếng. Ông giữ
chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn tạp chí Nghiên
cứu văn học của Viện từ 1959 – 1969, giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn
nghệ từ 1969 đến 1975. Ông mất năm 1982 ở Hà Nội.
No comments:
Post a Comment