“Chính
trị Mỹ đang có chỗ bị hỏng!”
Florian Neuhann phỏng vấn Adam Tooze | ZDF
Nguyễn
Văn Vui chuyển
ngữ
25/04/2025
https://baotiengdan.com/2025/04/25/chinh-tri-my-dang-co-cho-bi-hong/
Chính
sách thuế quan của Mỹ đang khiến nền kinh tế thế giới bất an nghiêm trọng. Adam
Tooze, sử gia kinh tế nổi tiếng nhận định về cuộc chiến thuế quan của Trump và
vai trò của đồng đô la Mỹ.
Adam
Tooze là một trong những nhà sử học kinh tế hàng đầu thế giới. Ông là người
Anh, từng sống một phần tuổi thơ ở Đức và hiện giảng dạy tại Đại học Columbia ở
New York. Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình ZDFheute, ông chia sẻ quan
điểm về những nghi ngại hiện nay đối với vai trò dẫn đầu của đồng Mỹ kim – và
nói về “cú sốc” mà giới khoa học ở Mỹ đang phải trải qua.
*
Hỏi:
Thưa giáo sư Tooze, hiện nay các thị trường tài chính đang rất bất ổn – người
ta nghi ngờ vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu của đồng đô la Mỹ, thậm chí nghi ngờ
cả sự an toàn của trái phiếu chính phủ Mỹ. Có phải hệ thống hiện tại đang bị
lung lay?
Adam
Tooze: Trong
lãnh vực kinh tế, những thay đổi lớn thường cần thời gian dài. Hệ thống kinh tế
rất dẻo dai. Nhưng rõ ràng là chính trị Mỹ hiện nay đang có chỗ bị hỏng.
Câu hỏi đặt ra là, liệu trong điều kiện như vậy, hệ thống kinh tế hiện tại có
thể tồn tại được không? Có một “lực hút” vẫn lôi kéo tài chính thế giới xoay
chung quanh đồng Mỹ kim. Nhưng chính quyền Trump hiện đang làm mọi cách có thể,
để phá lực hút đó.
*
Hỏi:
Thực tế là trên thị trường đồng Mỹ kim hiện đang mất giá, nhưng đồng thời lãi
suất của trái phiếu chính phủ Mỹ lại tăng. Có phải đây là biểu hiện cho thấy thị
trường đang mất niềm tin vào Donald Trump hay không?
Tooze: Vâng, chắc chắn
đây không phải là một phiếu tín nhiệm cho nước Mỹ ngày nay. Trong điều kiện
bình thường, giới đầu tư thường tìm đến đồng Mỹ kim như nơi trú ẩn an toàn
trong những tình trạng bất ổn. Nhưng hiện tại chúng ta đang chứng kiến điều ngược
lại. Đó chính là điều gây sốc trong tuần qua.
Tuy
nhiên, cho đến giờ chúng ta chưa thấy một xu hướng chắc chắn. Một đồng Mỹ kim yếu
cũng còn có sức hấp dẫn đối với giới đầu tư. Nhìn chung thì việc tách rời giữa
lãi suất (trái phiếu Mỹ) và tỷ giá (đồng Mỹ kim) là một vấn đề rất, rất nghiêm
trọng. Một khi các giả định về tương lai bị phá vỡ, hệ thống sẽ khó lường trước
– và điều đó tự nó đã là một tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.
*
Hỏi:
Và nếu hệ thống với đồng Mỹ kim làm đồng tiền dự trữ toàn cầu bị lung lay, thì
không chỉ Mỹ, mà tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng, phải không?
Tooze: Điều đó tạo ra
sự bất ổn! Bởi vì đồng Mỹ kim và trái phiếu chính phủ Mỹ được xem là “ Safe
Assets” – nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư. Ở Đức người ta hay nhìn nợ công
như một gánh nặng cần phải trả. Nhưng trên thị trường tài chính toàn cầu, nợ là
một loại chứng khoán. Và điểm mạnh của trái phiếu chính phủ Mỹ là chúng được
xem tương đối an toàn – điều cực kỳ quan trọng với những nhà đầu tư quy mô lớn.
Nếu
vai trò an toàn của đồng Mỹ kim không còn nữa, thị trường tài chính sẽ đối mặt
với một vấn đề nghiêm trọng. Một khi hệ thống tài chính xoay quanh đồng Mỹ kim
sụp đổ, nó sẽ dẫn đến những thất thoát trong giao dịch và những tổn thất lớn
chưa từng có trong giá trị tài sản.
*
Hỏi:
Trong lịch sử cận đại có trường hợp nào mà chính phủ một quốc gia lớn lại tự
gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế của chính nước mình chưa?
Tooze: Chưa. Chưa từng
có chuyện đó. Và đó chính là hoàn cảnh đáng kinh ngạc hiện nay. Một chính phủ của
một nền kinh tế lớn, lại tự phá hoại nền kinh tế của chính nước mình một cách
có hệ thống. Đây là điều chưa từng xảy ra.
Ai
là người hưởng lợi từ chính sách thuế quan ở Mỹ? Người ta có thể trả lời, đó là
tầng lớp công nhân – nhưng chính những người này đâu có yêu cầu như vậy. Và kể
cả nếu về lâu về dài có người được lợi – thì cũng phải đợi cả nhiều năm sau.
Để
tự sản xuất ra mọi hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài (nay bị áp thuế cao), Mỹ sẽ
cần những khoản đầu tư khổng lồ chưa từng có. Trong lúc đó, đầu tư trong nước lại
suy giảm vì tình trạng bất ổn định. Người tiêu dùng sẽ phải trả giá rất đắt cho
chính sách thuế quan này. Cuối cùng, nó chẳng khác gì một đợt tăng thuế cả.
*
Hỏi:
Liệu Mỹ có thể thắng trong một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới là Trung Quốc không, khi mà Mỹ lại phụ thuộc quá nhiều vào nguyên
vật liệu từ Trung Quốc?
Tooze: “Thắng” ở đây
nghĩa là gì? Có phải “thắng” là tự tách ra riêng trong một số lãnh vực? Chính
Trump dường như cũng không dám đi tới cùng theo hướng đó. Ông ta đã thụt tới thụt
lui nhiều lần – chẳng hạn đối với các sản phẩm điện tử, chip. Và qua đó chúng
ta mới thấy thật rõ chỗ yếu kém của Mỹ.
Còn
Trung Quốc, họ nắm trong tay nhiều công cụ quyền lực – không chỉ vì họ có chế độ
độc đoán, mà bởi cả thế giới đều phụ thuộc vào chuỗi cung ứng, mà chuỗi này bắt
đầu từ Trung Quốc.
Giờ
đây, chúng ta sẽ chứng kiến Bắc Kinh phản công từng bước một. Và tôi không chắc
chính quyền Trump đã tính hết được các bước này.
*
Hỏi:
Nếu các thị trường quay lưng lại với Trump thì có gì nguy hiểm cho ông ta
không?
Tooze: Ông ta sẽ mất ảnh
hưởng, sẽ mất uy tín. Quan hệ giữa ông ta và Phố Wall giờ đã rạn nứt quá nghiêm
trọng rồi. Nhưng ông ta sẽ không mất chức đâu! Trump vẫn còn thời gian gần bốn
năm trong Nhà Trắng. Ông ta không thể bị lật đổ như một thủ tướng ở Đức qua lá
phiếu của nghị viện.
Và
ngay cả khi điều đó xảy ra, người thay thế ông ta trong hệ thống Mỹ sẽ là J.D.
Vance – người còn mang nặng ý thức hệ hơn cả Trump.
Cho
nên chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho bốn năm khủng bố và tùy tiện kiểu này.
*
Hỏi:
Giờ đây, Trump còn tấn công cả các trường đại học ở Mỹ. Là một người sống và
làm việc trong môi trường đó, ông cảm nhận thế nào?
Tooze: Cú sốc này đang
ăn sâu tận xương tủy. Một trong những điều tưởng chừng không thể xảy ra được –
đó là một cuộc tấn công trực diện của chính phủ Trump vào các trường đại học –
giờ đây đã trở thành sự thật.
Chúng
tôi vốn không xem mình là thành phần đối lập, mà chúng tôi là một phần của giới
tinh hoa Mỹ. Và giờ thì chính phủ muốn áp đặt mệnh lệnh lên các trường. Chỉ vì
Harvard không chịu nghe theo, họ liền đe dọa cắt hàng tỷ Mỹ kim tài trợ.
Giờ
đây, họ còn định lập tòa án để giám sát cách vận hành của các trường như
Columbia hay Harvard: Đây thực sự là một cú sốc sâu đậm. Với chúng tôi, thế giới
sẽ không bao giờ còn như trước kia nữa. Những tháng vừa qua đã lay tỉnh tất cả
những ai đang sống và làm việc trong không khí khai phóng, cởi mở ở các thành
phố như New York.
No comments:
Post a Comment