Nhân chứng chiến
tranh Stephen Young: 'Nước Mỹ thua bởi một người!'
BBC News Tiếng Việt
27
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c33z2evkm1yo
VIDEO
:
Stephen B.
Young: Lời kể về quá trình Mỹ tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c33z2evkm1yo
Đúng 50 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết
thúc, những ký ức về ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí nhiều người
đã trải qua thời khắc lịch sử đó.
Với
Giáo sư Stephen B. Young, một người Mỹ từng làm việc tại Việt Nam vào những năm
1960-1970, ngày đáng nhớ nhất với ông lại là tròn một tháng trước đó,
30/3/1975.
"Hôm
đó là Chúa nhật, tôi cùng Hòa [người vợ Việt Nam của ông] và hai đứa con đương
sơn phết lại ngôi nhà mới mua ở phố Brooklyn, New York," ông Young kể lại
với BBC News Tiếng Việt bằng chất giọng Nam Bộ đặc sệt và cách dùng từ cũ xưa.
"Lúc
đó chúng tôi mở radio nghe nhạc rock and roll, nhưng khoảng độ 3 – 4 giờ chiều
thì nhạc ngưng, radio phát là có tin quan trọng từ Việt Nam, nói thành phố Đà Nẵng
đã rơi vào tay cộng sản."
"Lúc
đó tôi coi như là hết hồn, cái đó là một việc trời đánh. Vì tôi biết là nếu Tướng
Ngô Quang Trưởng không giữ được Đà Nẵng và Vùng I thì không thể nào mà miền Nam
thoát khỏi sự tấn công của cộng sản, của Hà Nội," ông Young nhớ lại.
"Nhưng
sau đó tôi phải nghĩ đến, thứ nhứt là gia đình của vợ tôi, thứ hai là mấy người
bạn ở Việt Nam. Nếu họ ở lại Việt Nam thì tôi chắc chắn là họ sẽ gặp khó khăn,
sẽ bị cộng sản đàn áp, cho đi trại cải tạo… thành ra tôi chịu không được."
Gia
đình của bà Phạm Thị Hòa, vợ ông, ở Hà Đông, nhưng đã vào Nam năm 1954, theo lời
mà ông Young nói là đã bỏ nhà cửa, tài sản lại miền Bắc để trở thành một gia
đình nghèo nhưng có đầy đủ tự do trong đời sống ở Sài Gòn.
"Tôi
nghĩ là Mỹ không thể bỏ rơi những người như họ, không thể bỏ rơi đồng
minh," ông Young, người từng làm việc cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
(USAID) từ năm 1968-1972, sau đó là Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, chia sẻ.
Ngay
ngày hôm sau, 31/3/1975, ông Young đã đi máy bay từ New York xuống Washington để
thuyết phục mấy người bạn đang làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Nhà Trắng, đề
nghị họ tổ chức một chương trình đón người Việt Nam di tản.
Ông
Stephen B. Young (phải) ở Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long vào năm 1969, khi công tác
cho
cơ quan USAID
30 tháng 3 năm 2023
·
Chiến tranh Việt
Nam và cuộc xung đột trong gia đình McNamara qua lời kể của người con trai
26 tháng 4 năm 2025
·
Tổng thống Jimmy
Carter: Đại ân nhân của thuyền nhân vượt biển
·
30
tháng 12 năm 2024
Câu
chuyện tại Hoa Thịnh Đốn
Người
bạn mà ông Young nhắc tới là ông Parker Borg, khi đó làm Phụ tá cho Ngoại trưởng Mỹ
Henry Kissinger.
"Tới
Washington, tôi gọi điện thoại cho Parker để nói là tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy.
Hồi trước Parker và tôi học tiếng Việt chung một lớp tại Vietnam Training
Center ở Hoa Thịnh Đốn, trước khi tôi sang Việt Nam làm cho chương trình bình định
xây dựng CORDS - Civil Operations and Rural Development Support của
USAID", ông Young kể lại.
"Parker
nhận điện thoại của tôi. Tôi tha thiết khẩn khoản: 'Parker, tôi cần sự giúp đỡ
để tổ chức một chương trình di tản cho người Việt Nam'."
"Hôm
đó, sau giờ làm việc, Parker đón tôi và mấy anh em đều là phụ tá của ông Ngoại
trưởng, có Al Adams, Lionel Rosenblatt và Ken Quinn nữa đến nhà Lionel gần đại
lộ Connecticut."
No comments:
Post a Comment