Sunday, April 27, 2025

ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA SỰ CHẾT : LẬP BẢN ĐỒ CUỘC TRANH LUẬN VỀ KẾT THÚC CUỘC SỐNG (Louis-Charles Viossat | Le grand continent)

 



Địa chính trị của sự chết: lập bản đồ cuộc tranh luận về kết thúc cuộc sống    

Louis-Charles Viossat[*]

24.4.2025

https://www.phantichkinhte123.com/2025/04/ia-chinh-tri-cua-su-chet-lap-ban-o-cuoc.html#more

 

                                      Nghiên cứuY tế công cộng

 

Ít có vấn đề phức tạp và đầy sóng gió bằng sự đồng hành cùng người bệnh và kết thúc cuộc sống – một vấn đề mà các nhà lập pháp Pháp đang chú tâm trong những ngày này.

Thay vì nói đến một cách quá trừu tượng hoặc chỉ lập luận từ một số trường hợp đặc biệt, sẽ ích lợi hơn nếu chúng ta bắt đầu từ những gì chúng ta biết: các dữ liệu và tình trạng pháp luật hiện hành ở quy mô toàn cầu.

 

Louis-Charles Viossat phác hoạ một vòng toàn cầu.

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhPHJgcIb1_cJPIvuqz9rctaauWsqwW4DjiB7rCVAg23NMaW9r6V1ToTU8ugsO13jlFpCbWhcbv3jJ76VNuEeSWVnipSGMDuk2RVSYKrIJF18XnYFezoEllRTqjWBO_AzOwMh4FRLjRYhJoP7AeadWBzQeOxLMgQt3ZcYBquyt2h9DKmI_vCGKkYLhSfier/w570-h321/dHtqSrRHvGmc3oq3mPcsn4-1340x754.jpg

Hình ảnh: “Mặt nạ Agamemmon” bảo tồn tại Bảo tàng khảo cổ học Athènes, số NM 624

 

Tại Pháp, những cuộc thảo luận của Quốc hội về dự luật đồng hành cùng người bệnh và hỗ trợ kết thúc cuộc sống – bị đột nhiên ngưng lại do việc giải tán Quốc hội đầy mạo hiểm – đã tiếp diễn trong uỷ ban các vấn đề xã hội vào ngày thứ ba 25 tháng ba (2025).

 

Thủ tướng Pháp François Bayrou cuối cùng đã chọn bỏ văn bản lúc đầu của chính phủ và chuyển hướng sang hai đề nghị tách biệt về luật – đề nghị thứ nhất là về chăm sóc giảm nhẹ, do nữ dân biểu Annie Vidal (thuộc đảng Ensemble pour la République – Liên minh các đảng phe Cộng Hoà –) nêu ra, và đề nghị thứ hai là hỗ trợ sự chết theo cách đặc thù của Pháp, do Olivier Faloni (Phe Dân chủ), đồng nghiệp của ông nêu ra.

 

Việc hợp pháp hoá, với một số điều kiện, sự hỗ trợ việc tự tử và an tử theo yêu cầu của người đó[1], - trong trường hợp người yêu cầu không có khả năng về thể chất tự mình sử dụng chất gây chết người – nếu được Quốc hội thông qua và được hợp pháp hoá bởi Hội đồng hiến pháp, sẽ là một thay đổi quan trọng trong tiếp cận việc kết thúc cuộc sống tại Pháp.

 

Tại Pháp, từ nhiều năm nay việc hợp pháp hoá này đã gây nên những cuộc tranh luận phức tạp và đầy sóng gió trong giới chuyên môn y học và trong xã hội. Đó cũng là trường hợp của nhiều nước khác, nơi mà việc hợp pháp hoá đã được thực hiện hoặc có thể sẽ thực hiện.

Một cái nhìn bao quát địa chính trị của sự chết và các hệ thống của sự chết[2] ở phương Bắc cũng như ở phương Nam[**] giúp làm sáng tỏ một cách hữu ích vấn đề này dưới một góc độ bổ sung cho quan điểm thường được ưa chuộng trong một cuộc thảo luận công khai chỉ dành cho cấp quốc gia.

 

 

Nhiều cái chết hơn nhưng có thể tránh được ở phương Nam – một cái chết muộn và bị đẩy lùi vào quên lãng ở phương Bắc

 

Dân số thế giới đã bùng nổ trong vòng bảy mươi năm nay, nhưng tổng số tử vong đã ổn định một cách đáng ngạc nhiên, khoảng từ 50 triệu đến 60 triệu tử vong mỗi năm. Đó là kết quả của sự gia tăng to lớn của kỳ vọng sống (tuổi thọ) trên thế giới, tăng khoảng ba tháng mỗi năm trong 30 năm gần đây: một người sinh vào năm 1990, trung bình sẽ chết khoảng năm 2054, lúc 64 tuổi, và con của người này sinh năm 2019, trung bình sẽ chết vào năm 2091, lúc 72 tuổi.

 

80% số tử vong này xảy ra tại các nước phương Nam, nghĩa là một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ dân số của họ trong tổng dân số thế giới. Năm 2019, trước đại dịch Covid-19, trong số 58,4 triệu người chết trên thế giới, có 47,2 triệu thuộc về các nước có thu nhập trung bình và các nước nghèo (ít phát triển nhất). Năm 2019, có 32 triệu người chết ở châu Á và 10,4 triệu người chết ở châu Phi[3] - so với 8,2 triệu người chết ở châu Âu.

 

Chủ yếu là số tử vong ở phương Bắc, và từ nay là từ phần lớn các nước trên thế giới là do các bệnh không truyền nhiễm – bênh tim mạch, ung thư… – tình trạng vẫn rất khác ở châu Phi nam Sahara, ở đây các bệnh truyền nhiễm vẫn còn chiếm đa số.

 

XEM TIẾP >>>>>  







No comments: