“Chiến
thắng 30-4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa…” (Phần 3)
Nội
các Trump sẽ không sai nếu vẫn giữ nguyên ý định không tham gia cuộc “ăn mừng
chiến thắng 30-4” do CSVN tổ chức. Ngay cả khi những tấm “ba nô” mang hình ảnh
phỉ báng danh dự người lính Mỹ đã rút khỏi đường phố Hà Nội hay Sài Gòn. Ngay cả
khi những clip video, những bản nhạc “đỏ”, những chương trình văn nghệ tổ chức
đó đây…, với nội dung khơi dậy lòng căm thù “giặc Mỹ xâm lược”, từ nay ngưng lại,
thì với một một tấm lòng vị tha, cởi mở hết mức, ta vẫn thấy rằng người Cộng sản
Việt, từ khi thiết lập bang giao với Mỹ năm 1995 đến nay, họ không hề có ý muốn
hòa giải với người Mỹ.
Hãy
đọc lại những gì mà Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam phát biểu ba hôm trước,
sau khi chính quyền Hà Nội biết rằng, Hoa Kỳ sẽ không tham gia cuộc diễu binh
ăn mừng chiến thắng 30-4 với chủ đề “Giải phóng miền Nam, Thống nhứt đất nước”.
Họ nói rằng, “Chiến thắng 30-4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa…”
Chiến thắng
30-4 là của ai? Dĩ nhiên là của những người Cộng sản Việt. Bên thua dĩ nhiên là
Hoa Kỳ và VNCH.
Người
Cộng sản Việt, qua lời phát biểu của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, khẳng định rằng,
họ là đại diện của “lương tri”, là “chánh nghĩa”.
Nếu
không phải là chửi xéo người Mỹ và cả dân tộc miền Nam là bất lương và phi
nghĩa (tức là Ngụy) thì là gì?!
Ngôn
từ ngoại giao phải là khéo léo. Sử dụng một thứ ngôn từ mà khi đọc lên ta thấy
ngay ý định rằng họ muốn nhục mạ, phỉ báng đối phương. Cho tới người Mỹ ngu muội
nhứt cũng phải thấy rằng người Cộng sản Việt không hề có ý định hòa giải với Mỹ.
50
năm sau nhìn lại, người Mỹ có tham vọng lãnh thổ ở Việt Nam hay không? Câu trả
lời hiển nhiên là không. Sự hiện diện của quân Mỹ ở miền Nam có vi phạm luật quốc
tế hay không? Câu trả lời cũng không. Hiến chương Liên Hiệp quốc cho phép Mỹ và
VNCH quyền “tự vệ chính đáng đa phương”. Trong khi không có lý do nào biện hộ
cho sự hiện diện của quân Trung cộng ở Việt Nam. Đây là hành vi “cõng rắn cắn
gà nhà” hay “rước voi dày mả tổ”?
Dân
VNCH có cần người Cộng sản Việt “giải phóng” họ hay không? Thực tế cho thấy, “nếu
cây cột đèn có chân thì nó cũng vượt biên” cho ta câu trả lời.
Nói lại
cho đúng lịch sử: Không có vụ “giải phóng miền Nam” mà chỉ có “cộng sản xâm lược
miền Nam”.
Ông
Kiệt từng ngậm ngùi nói rằng: 30 tháng 4 có triệu người vui thì có triệu người
buồn. Triệu người miền Nam buồn là chắc rồi. Nhưng có chắc là triệu người miền
Bắc vui hay không?
Đọc
tiếp: “Chiến thắng 30-4 là… chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho nhân dân
Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Hoa Kỳ… Kỷ niệm 30-4 là dịp để tôn
vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn
gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”…
Người
Cộng sản Việt có thực sự tiếc nuối những “mất mát đau thương” mà họ đã gây ra
cho nhân dân và đất nước Việt Nam hay không?
Không
có người lính VNCH nào bước qua vĩ tuyến 17 để “gây đau thương, mất mát” cho
nhân dân miền Bắc hết cả. Chỉ có người Cộng sản Việt, hợp đồng với hàng trăm
ngàn quân Trung cộng, ôm súng ống vượt sông Bến Hải xâm lược miền Nam, gây đau
thương và đổ nát cho dân tộc và đất nước VNCH.
Còn thân
phận của hàng triệu bộ đội miền Bắc hy sinh, lãnh đạo Cộng sản Việt nghĩ gì?
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, nhân phỏng vấn báo chí Pháp vào thập niên 80, trả lời câu
hỏi: Ông có thấy tiếc nuối (hay hối hận) về 4 triệu người là nạn nhân cuộc chiến
hay không? Ông Giáp trả lời gọn: Không hề.
Tức
là những gì phun ra từ miệng người Cộng sản Việt, từ xưa đến nay, đều chỉ là “lời
chim chóc”.
Còn dân
chúng miền Nam thì sao?
Một
thời gian dài sau ngày 30-4-1975 hàng chục triệu dân miền Nam, gọi là “ngụy
dân”, đã bị trả thù, bằng những thủ đoạn tinh vi, qua các rào cản “sơ yếu lý lịch”.
Họ bị xét lý lịch tới ba đời: đời cha, đời ông nội (ngoại) đời ông cố. Chỉ cần
có một “đời” liên quan đến “ngụy quân, ngụy quyền”, đứa trẻ này không được học
lên đại học.
Đồng
bằng sông Cửu long được mệnh danh là “vùng trũng giáo dục”. Nếu không phải do
chính sách trả thù, ngu dân của người Cộng sản Việt thì do cái gì?
Báo
chí thế giới có lần phỏng vấn ông Phạm Văn Đồng, thập niên 80, nhân cao trào vượt
biên: ông nghĩ gì về những người Việt vượt biên? Ông Đồng trả lời đại khái rằng
(những người vượt biên) là thành phần đĩ điếm, cặn bã xã hội (sic!).
Đây
gọi là “hòa giải và hàn gắn” sau 30-4 à?
Những
người lính, công chức phục vụ cho bộ máy hành chánh VNCH, sau 30-4-1975 bị tập
trung vào các trại “học tập cải tạo” trong rừng sâu, núi thẳm, xa cách với
thành thị. Có người bị “cải tạo” 5 năm, có người mười năm. Người lính VNCH chịu
cải tạo lâu nhứt với thời gian là 19 năm (?).
Qua
nhiều nhân chứng còn sống, đời sống của người “học tập cải tạo” tệ hại hơn cả
tù nhân khổ sai. Tù nhân khổ sai, khi bị kết án, là chịu những hình phạt quy định
theo pháp luật. Người “học tập cải tạo”, mọi tự do bị mất như người tù, nhưng
làm việc cực nhọc cho đến khi kiệt sức, hơn cả tù khổ sai, mà không được ăn no
như tù khổ sai. Rất nhiều trường hợp người “học tập cải tạo” bị chết do lao lực,
bệnh hoạn, suy dinh dưỡng do thiếu ăn…
Trên
phương diện pháp lý, những người này không được xếp vào loại “tù binh” hay
“hàng binh” để được đối xử theo các công ước quốc tế.
Họ
bị giam cầm như một tù nhân khổ sai thời tiền sử nhưng họ không phải là “tù
nhân”. Họ không hề bị kết án trước bất kỳ một tòa án nào.
Người
Cộng sản Việt kết tội họ là những người “có tội với nhân dân”. “Nhân dân” ở dây
là nhân dân nào? Có người dân VNCH nào than phiền, kiện tụng về “tội ác” của
quân nhân cán chính VNCH đã gây ra cho họ, hay cho gia đình họ?
50 năm
nhìn lại. Có “tội” với nhân dân là tội gì?
Ông
Phạm Văn Đồng đã từng giải thích về tình trạng những người học tập cải tạo. Ông
cho rằng họ là những người “phạm tội ác với nhân dân”. Nhà nước không tử hình họ
là (nhà nước) còn nhân đạo lắm (sic!).
Những
thứ đã phun ra từ miệng Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, kiểu “giá trị bất diệt của
lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá
khứ, hướng tới tương lai”… đều rặt một thứ thúi tha, không ngửi được.
Cái
hay của người Cộng sản Việt là họ nói láo không đỏ mặt. Họ nói xuôi cũng được,
nói ngược cũng xong. Khi họ nói tới “chánh nghĩa” ta phải hiểu đó là “ngụy”, là
phi nghĩa. Khi họ nói tới “lương tri” ta phải liên tưởng tới sự bất lương…
Nhưng
đối với người Mỹ, ta phải nhìn nhận, nếu không nói là phải biết ơn, tấm lòng vị
tha của nhân dân Mỹ. Nếu người Mỹ không vị tha thì làm gì có cộng đồng người Việt
tị nạn cộng sản đông đảo ở Mỹ?
Nếu
không vị tha thì chính quyền Mỹ đã có thể ngưng việc “chảy máu tài chánh” từ Mỹ
về Việt Nam mỗi năm gần 20 tỉ đô la, gọi là kiều hối.
Nếu
không vị tha thì Mỹ đã không nhắm mắt cho qua hàng trăm tỉ đô là thặng dư mậu dịch
với VN…
Ngược
lại, những gì CSVN đối với Mỹ đều là giả dối. Cái gọi là “đối tác chiến lược
toàn diện” là giả dối, là lợi dụng. CSVN lợi dung danh nghĩa này để tuồng hàng
hóa của Trung Quốc vào Mỹ.
Ngay
cả dự án mua 20 chiếc F16 mới đây cũng là giả dối. Mỹ đã bỏ cấm vận vũ khí sát
thương đối với Việt Nam từ năm 2016. Suốt 9 năm qua Mỹ đã bán được viên đạn,
cây súng nào cho VN?
Không
có gì cả! Bây giờ họ muốn mua 20 chiếc F16 chỉ vì TT Trump áp thuế quan bù trừ
thâm hụt thương mại.
Theo tôi,
người Mỹ họ không ngu! Việt Nam và Trung Quốc đã là “anh em như thể tay chân”.
Việt Nam gắn vào Trung Quốc qua dự án “hai hành lang một vành đai”. Tức đã “gắn
cứng” miền Bắc và các tỉnh Hoa Nam. Việt Nam là thành viên “sáng kiến Vành đai
– Con đường” của Trung Quốc. Việt Nam đã hội nhập vào Trung Quốc để “chia sẻ
tương lai”. Việt Nam hơp tác chặt chẽ với Trung Quốc từ quốc phòng, an ninh,
kinh tế, văn hóa, ý thức hệ chính trị, mô hình nhà nước v.v… Việt Nam đã là một
chư hầu, một vệ tinh của Trung Quốc, nói kiểu quan chức của Mỹ.
Mỹ
sẽ tin Việt Nam mua F16 của họ để chống Trung Quốc à?
(Còn
tiếp)
.
---------------------------------------
Chiến
thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa…
Đảng
CSVN đã chính thức nhìn nhận sự hiện diện của 30 vạn quân TQ trên lãnh thổ VN
trong thời gian chiến tranh 1954-1975. Ba trăm ngàn quân TQ có mặt trên lãnh thổ
VN trong suốt cuộc chiến có nghĩa là TQ là “một bên - belligérant” trong cuộc
chiến tranh này. Bên khác, là Mỹ, cũng là “một bên” tham gia vào cuộc chiến, với
quân số có lúc lên tới 50 vạn quân.
Tên
gọi “chiến tranh Việt Nam”, như cách gọi của Mỹ, v…
Xem
thêm
No comments:
Post a Comment