Tổng Bí thư Tô Lâm
nói gì về chiến thắng 30/4?
BBC News Tiếng Việt
27
tháng 4 năm 2925
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c8x8w7k89xpo
"Nước
Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" là nhan đề bài viết của Tổng Bí
thư Tô Lâm, trong đó đề cập tới Mỹ, Trung Quốc và dường như là cả Việt Nam Cộng
Hòa.
Nhan
đề này dựa trên câu nói năm xưa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
"Thời
khắc lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975 đã đi
vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại – ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, đất nước thống nhất, non sông thu về một mối," ông Tô Lâm viết.
Cho
tới nay, "giải phóng miền Nam" vẫn là cách chính quyền mô tả sự kiện
Sài Gòn sụp đổ vào ngày 30/4/1975.
Ngoài
ra, bài viết của ông Tô Lâm cũng đề cập tới Chiến tranh Đông Dương, thứ mà Việt
Nam gọi là "kháng chiến chống Pháp", kéo dài từ năm 1946 tới năm
1954.
Bài
viết của tổng bí thư được công bố khi chỉ còn vài ngày nữa là tới thời điểm kỷ
niệm 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, trong lúc có những thông tin về việc Mỹ yêu cầu quan chức
không tới dự sự kiện và Trung Quốc "cắm
cờ chủ quyền" ở Trường Sa.
Vẫn
là "kháng chiến chống Mỹ"
Trong
bài viết của ông Tô Lâm, Chiến tranh Việt Nam được gọi là "cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ".
Đây
là cách mà chính quyền Việt Nam vẫn luôn mô tả cuộc chiến này. Không có sự thay
đổi nào sau thông tin về việc chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ đạo quan
chức ngoại giao nước này không tham dự các sự kiện 30/4 sắp tổ chức, dù có những
ý kiến cho rằng Việt Nam nên ngừng việc sử dụng các cách diễn đạt chỉ trích Mỹ.
Thực
chất, trước đây trong một sự kiện tại Đại học Columbia diễn ra vào tháng
9/2024, trong phần trả lời và bài phát biểu của mình, ông Tô Lâm
đã dùng cụm từ "chiến tranh ở Việt Nam" và "cuộc
chiến ở Việt Nam" để nói về Chiến tranh Việt
Nam chứ không dùng cụm "cuộc kháng chiến chống Mỹ" như
truyền thông trong nước hay sử dụng.
Đây có lẽ cũng là lần đầu tiên một người đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại trực tiếp công khai với một người tị nạn
Chiến tranh Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, người điều phối trong phần
tọa đàm với ông Tô Lâm và sinh viên Đại học Columbia hôm đó, đã cùng cha mẹ chạy
tị nạn chiến tranh năm 1975.
Quay
lại thời điểm hiện tại, vào dịp kỷ niệm 30/4 năm nay, giống như các năm trước,
những diễn ngôn về "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" và
"lên án tội ác" của Mỹ lại tràn ngập trên các mặt báo.
Trong
khi đó, có những ý kiến cho rằng những diễn ngôn về 30/4 nên bớt "chửi Mỹ",
đặc biệt là sau động thái nói trên từ Mỹ.
Viết
trên Facebook cá nhân hôm 23/4, Kiến trúc sư Dương Quốc Chính từ Hà Nội cho
rằng động thái này "sẽ khiến cho chương trình kỷ niệm 50 năm của Việt
Nam cần được xem xét lại một cách cực kỳ cẩn trọng".
"Chủ
yếu sẽ là những nội dung tuyên truyền chửi Mỹ nên được cân nhắc để lọc bỏ những
nội dung thô thiển (nếu có). Các nhà ngoại giao Mỹ không thể tham gia sự kiện
mà lại có những nội dung kiểu đó," ông viết.
Theo
thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao ngày 26/4, quan chức Lào và Campuchia sẽ
tới dự lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ và Trung Quốc
không được nhắc tới tại thời điểm đó.
Đây
có lẽ cũng là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại
trực tiếp công khai với một người tị nạn Chiến tranh Việt Nam. Giáo sư Nguyễn
Thị Liên Hằng, người điều phối trong phần tọa đàm với ông Tô Lâm và sinh viên Đại
học Columbia hôm đó, đã cùng cha mẹ chạy tị nạn chiến tranh năm 1975.
Quay
lại thời điểm hiện tại, vào dịp kỷ niệm 30/4 năm nay, giống như các năm trước,
những diễn ngôn về "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" và
"lên án tội ác" của Mỹ lại tràn ngập trên các mặt báo.
Trong
khi đó, có những ý kiến cho rằng những diễn ngôn về 30/4 nên bớt "chửi Mỹ",
đặc biệt là sau động thái nói trên từ Mỹ.
Viết
trên Facebook cá nhân hôm 23/4, Kiến trúc sư Dương Quốc Chính từ Hà Nội cho
rằng động thái này "sẽ khiến cho chương trình kỷ niệm 50 năm của Việt
Nam cần được xem xét lại một cách cực kỳ cẩn trọng".
"Chủ
yếu sẽ là những nội dung tuyên truyền chửi Mỹ nên được cân nhắc để lọc bỏ những
nội dung thô thiển (nếu có). Các nhà ngoại giao Mỹ không thể tham gia sự kiện
mà lại có những nội dung kiểu đó," ông viết.
Theo
thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao ngày 26/4, quan chức Lào và Campuchia sẽ
tới dự lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ và Trung Quốc
không được nhắc tới tại thời điểm đó.
Chính
quyền Hà Nội đã cho gỡ một tấm áp phích có hình ảnh chim bồ câu đứng trên mũ
lính Mỹ tại khu vực Hồ Gươm, thay bằng tấm áp phích ở bên phải
Bài
viết của ông Tô Lâm cũng nhấn mạnh vào sức mạnh và ý chí dân tộc của người Việt
Nam.
Ví
dụ, ông viết rằng chiến thắng ngày 30/4/1975 "là chiến thắng của niềm tin,
của ước nguyện độc lập, tự do và thống nhất đất nước; chiến thắng của sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, chiến thắng của chân lý 'Không có gì quý hơn độc lập, tự do' và của tinh
thần yêu nước nồng nàn,'' thậm chí đã "để lại dấu ấn mạnh mẽ trên trường
quốc tế, cổ vũ sâu sắc phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều khu vực Á, Phi,
Mỹ Latin".
Vài
ngày trước, trong một cuộc phỏng vấn với BBC News Tiếng Việt, cựu điệp viên
CIA Frank Snepp nhận định rằng Việt Nam nên dừng cách tuyên truyền này.
"Một
trong những vấn đề lớn với nỗ lực hòa giải là Hà Nội vẫn khăng khăng dựng nên một
hình ảnh sai lệch về cuộc chiến. Họ vẫn muốn tuyên bố rằng chủ nghĩa dân tộc đã
chiến thắng, rằng lòng yêu nước chỉ thuộc về phía cộng sản, về bên thắng cuộc.
Đó là cách làm rất tệ trong việc xây dựng cầu nối hòa hợp hòa giải."
"Giới
lãnh đạo Hà Nội, những người chiến thắng, nghĩ điều đó sẽ khiến những người
phía Việt Nam Cộng hòa cảm thấy thế nào? Đó là một điều sai trái."
"Đảng
Cộng sản Việt Nam nên hiểu rằng, cách tốt nhất để hòa giải với cựu thù là ngừng
sỉ nhục họ [Mỹ và VNCH] và thôi giả vờ rằng mình mới là tốt đẹp nhất. Hãy thôi
độc quyền về phẩm hạnh, thể hiện rằng chỉ Hà Nội là phía duy nhất có lòng yêu
nước, có lý tưởng cao đẹp."
No comments:
Post a Comment