Financial
Times: Putin đề nghị giữ nguyên chiến tuyến ở Ukraina
Thanh Phương - RFI
Theo nhật
báo Financial Times hôm qua, 22/04/2025, tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề
nghị với Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến xâm lược Ukraina và giữ nguyên chiến tuyến
như hiện nay.
HÌNH :
Ảnh
tư liệu : Một cặp đôi đi ngang qua tấm biển có dòng chữ "Lá phiếu của bạn
rất quan trọng" trước cuộc bầu cử tổng thống Nga trên một con phố ở
Luhansk của Ukraina do Nga kiểm soát, ngày 14/03/2024. AP
Theo
tờ báo Anh, trích dẫn “những người nắm rõ hồ sơ", ông Putin đã đưa
ra đề nghị nói trên trong một cuộc gặp tại Saint Petersburg vào đầu tháng 4 với
đặc phái viên của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina, ông Steve
Witkoff, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về ngừng bắn ở Ukraina. Đề nghị ngừng
giao tranh và giữ nguyên chiến tuyến hiện nay có nghĩa là Matxcơva từ bỏ mục
tiêu kiểm soát toàn bộ các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson et Zaporijjia mà Nga
đã chiếm giữ nhiều khu vực rộng lớn.
Theo
các nguồn tin do Financial Times trích dẫn, tổng thống Putin sẵn sàng nhân nhượng
như thế nếu Hoa Kỳ chấp nhận những yêu sách chính yếu của điện Kremlin, chẳng hạn
như công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimée, mà Matxcơva đã sáp nhập
năm 2014 và Ukraina không được gia nhập khối NATO. Theo báo chí Mỹ, tổng thống
Trump, vì muốn nhanh chóng đạt được một bước đột phá ngoại giao trong hồ sơ
Ukraina, sẵn sàng công nhận chủ quyền của Nga đối với vùng Crimée.
Tuy
nhiên, theo hãng tin Nga Ria Novosti, phát ngôn viên điện Kremlin hôm qua đã
bác bỏ thông tin của Financial Times, cho đó là « tin giả ».
Về phần tổng
thống Volodymyr Zelensky, hôm qua ông tuyên bố Ukraina sẵn sàng thảo luận trực tiếp
với Matxcơva để chấm dứt chiến tranh, nhưng chỉ thảo luận sau khi lệnh ngừng bắn
có hiệu lực.
Trong
khi đó, phái đoàn của Hoa Kỳ, Ukraina và Châu Âu hôm nay họp tại Luân Đôn để
bàn về hưu chiến ở Ukraina. Nhưng hội nghị không diễn ra ở cấp ngoại trưởng
theo dự kiến, mà chỉ có các cố vấn cao cấp họp kín. Từ Luân Đôn, thông tín viên
Nguyễn Giang tường trình:
“Cuộc
họp dự kiến là thượng đỉnh 5 nước vì hòa bình cho Ukraina (Ukraine peace
summit) đã bị hạ cấp xuống thành ‘hội đàm hòa bình’ vì không còn các bộ trưởng
ngoại giao của Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức tham dự. Phái đoàn Ukraina tuy thế vẫn
do cả bộ trưởng Ngoại Giao Andrii Sybiha, chánh văn phòng phủ tổng thống Andrii
Yermak và bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov dẫn đầu, tới Luân Đôn dự họp.
Họ
được ủy quyền bàn về cuộc ngưng bắn với Nga và không thể đồng ý gì về việc công
nhận thuộc về Nga các phần lãnh thổ Ukraina ở phía Đông đã bị Nga chiếm, gồm
bán đảo Crimée. Các vấn đề về lãnh thổ là chuyện liên quan đến hiến pháp và chủ
quyền, nên Ukraina sẽ không chấp nhận bị ép phải khuất phục, theo lời tổng thống
Volodymyr Zelensky vừa nói. Thế nhưng, đây lại là phần chủ chốt của kế hoạch
Hoa Kỳ đưa ra, muốn công nhận Crimea thuộc Nga nhằm thuyết phục Nga đồng ý
“đóng băng đường giới tuyến thực tế”, theo lời phó tổng thống Mỹ J.D. Vance vừa
nói với báo chí.
Tuy
vậy, việc Hoa Kỳ một mặt dọa bỏ luôn vai trò trung gian đàm phán nếu Nga và
Ukraina “không đạt được thỏa thuận trong tuần này”, mặt khác vẫn cử cựu tướng
Keith Kellogg tới dự họp ở Luân Đôn cho thấy Hoa Kỳ cũng muốn gây sức ép đối với
Nga, đồng thời muốn Ukraina nhượng bộ về lãnh thổ và cam kết không gia nhập khối
NATO. Sau hội nghị Luân Đôn, ngay trong tuần này Hoa Kỳ sẽ cử đặc sứ Steven
Wittkof sang Matxcơva lần thứ tư để nói chuyện với lãnh đạo Nga.
Về
phần mình, nước chủ nhà Anh Quốc vẫn đề cao cam kết của các nước châu Âu ủng hộ
Ukraina không chấp nhận các yêu sách của Nga, đơn giản là vì, như lời của bộ
trưởng Quốc Phòng John Healey nói trước Quốc Hội hôm 22/04, cuộc oanh kích vào
Sumy giết chết 35 thường dân Ukraina vào ngày Chủ Nhật Tuần thánh cho thấy
“Vladimir Putin chỉ nói về đàm phán hòa bình để tiếp tục bắn phá” và kéo
dài chiến sự. Trong khi chính quyền Trump tỏ ra tin tưởng vào ông Putin thì Anh
Quốc không tin và còn gia tăng yểm trợ quân sự cho Ukraina. Các báo Anh nay đồng
ý rằng việc thuyết phục Nga chấp nhận ngừng bắn 30 ngày sẽ không hề dễ dàng và
con đường tới hòa bình ở Ukraina sẽ còn rất xa."
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
HOA
KỲ - UKRAINA
Kế
hoạch hòa bình cho Ukraina : Mỹ có thể sẽ công nhận bán đảo Crimée là của Nga
No comments:
Post a Comment