Công
trình trùng tu Notre-Dame de Paris nâng tầm ngành nghề thủ công ở Pháp
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 25/04/2025 - 11:27
100 công
chức, nghệ nhân, chủ doanh nghiệp tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Notre-Dame
de Paris được tổng thống Pháp Emmanuel Macron trao tặng huân chương ghi công
ngày 15/04/2025. Họ nằm trong số hàng nghìn nhân viên, nghệ nhân tham gia vào dự
án “điên rồ” trong vòng 5 năm. Năm năm cũng cho thấy sức mạnh
của tập thể, tình tương ái và tay nghề, kỹ năng của những nghệ nhân Pháp.
VIDEO
: https://youtu.be/TRkpSBaXvak
Một
trăm người thợ được trao Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Légion d’Honneur) hoặc
Huân chương Công trạng (Médaille de l'Ordre du Mérites) - hai loại huy chương
trang trọng nhất của Pháp. Tự hào trào dâng và họ không giấu được xúc động, như
ông Philippe Mouton, người lập kế hoạch công trường, khi trả lời nhà báo RFI
Tom Malki : “Nhiều lúc người ta gọi chúng tôi là những người xây nhà thờ
lớn. Chúng tôi đoàn kết, gắn bó với mục tiêu và điều đó thật tuyệt.
Nhưng tôi cũng nghĩ là mình chưa hoàn thiện hết điều mà chúng tôi làm”. Còn
đối với Waziz Abrousse, phụ trách phòng cháy : “Đây là một ngày đặc biệt
đối với chúng tôi. Khi tôi tới Nhà thờ Đức Bà Paris, ba tháng sau vụ cháy, là cả
một đống tro tàn. Hiện giờ thì đó là thử thách đẹp nhất thế giới. Tôi rất tự
hào, tự hào vì đã trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris”.
Sức
mạnh của tập thể và lòng hảo tâm
Khi
thông báo quyết tâm trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris trong vòng 5 năm, tổng thống
Pháp Emmanuel Macron đã khiến mọi người bất ngờ, thậm chỉ có phần chỉ trích vì
quá “lạc quan” nếu nhìn vào khối lượng công việc. Nhưng mục
tiêu đã hoàn thành ! Hàng nghìn nghệ nhân, đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, thi công
đã giúp Nhà Thờ Đức Bà Paris rực rỡ hơn cả trước đây. Rất nhiều ngành nghề thủ
công cổ và có nguy cơ biến mất, được phục hồi và được đề cao trong công trường
trùng tu.
HÌNH
:
Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron (T) trao huân chương ghi công cho Philippe Jost, chủ
tịch tổ chức công "Rebâtir Notre-Dame de Paris" (Tái thiết Nhà thờ Đức
Bà Paris), tại điện Elysée, Paris, Pháp, ngày 15/04/2025. AP - Yoan Valat
Trả
lời RFI, ông Philippe Jost, chủ tịch tổ chức công Rebâtir
Notre-Dame (Tái thiết Nhà thờ Đức Bà), nhận định :
“Thành
công này là thành công của người Pháp, là niềm tự hào của người Pháp. Vì thế,
thật tuyệt vời khi được có mặt tại điện Élysée ngày hôm nay. Mọi người đều nói
là đã sống được cuộc phiêu lưu của đời mình. Chúng tôi đã có được cuộc phiêu
lưu chỉ một lần trong đời, có lẽ chúng tôi sẽ không bao giờ được trải nghiệm lại
điều gì đó ý nghĩa đến như vậy. Họ đều nói như vậy, họ sống như vậy. Và điều
tuyệt vời là trải nghiệm đó mang tính tập thể. Tôi nghĩ rằng tổng thống Macron
muốn đó là khoảnh khắc tập thể và tất cả chúng tôi cùng trải nghiệm khoảnh khắc
này như lúc cùng nhau làm việc trên công trường. Việc chúng tôi cùng nhau trải
nghiệm vinh dự này, đó là lật sang một trang mới.
Nhưng
cuộc phiêu lưu vẫn tiếp tục nhờ lòng hào phóng đến mức chúng tôi có thể thực hiện
những công việc trùng tu khác mà nhà thờ cần bởi vì vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn,
nhà thờ Đức Bà Paris đã cần được sửa chữa, cho nên có thể tiến hành ngay bây giờ.
Sẽ có ít nhân viên trên công trường hơn trước. Có nhiều ngành nghề đã dời khỏi
công trường, nhưng dù sao, chúng tôi vẫn tiếp tục theo đúng tinh thần trước
đây, trong không gian làm việc hài hòa và đó chính là điều mà Nhà thờ Đức Bà
Paris xứng đáng được hưởng”.
Khôi
phục giá trị, đề cao ngành nghề thủ công
Có
đến 2.000 người tham gia trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris. Cả một “Thế hệ
Nhà thờ Đức Bà - Génération Notre-Dame”, theo lời phát biểu của tổng thống
Pháp, “đã cho thế giới thấy rằng không gì có thể cưỡng lại được sự táo
bạo, ý chí, sự chăm chỉ và hy vọng”.
“Vào
ngày 15/04/2019, Nhà thờ Đức Bà Paris đã bị tấn công, được giải cứu và kể từ
ngày đó, chúng ta bắt đầu xây dựng lại nhà thờ. Và nếu chúng ta ở đây đêm nay,
đó là nhờ tinh thần anh hùng của những người lính cứu hỏa, tấm lòng hào phóng của
tất cả các nhà tài trợ và tổ chức đã tham gia vào nỗ lực này, nhờ tài năng và sự
cống hiến của hàng nghìn nghệ nhân, bạn đồng hành, chuyên gia, cũng như rất nhiều
dân biểu và công dân. Có hàng nghìn người đã tham gia công trình và tối nay có
100 người cùng gia đình và người thân mà tôi chào đón ở đây”.
HÌNH
:
"Thế
hệ Nhà thờ Đức Bà" là tên gọi những người làm việc tại công trường xây dựng
Nhà thờ Đức Bà ở Paris, sau vụ hỏa hoạn phá hủy một phần Nhà thờ vào ngày
15/04/2019. © Rebâtir Notre-Dame de Paris
Họ
làm việc 24/24 giờ, 6/7 ngày. Tất cả có chung tâm nguyện : Khôi phục lại ngôi
nhà tâm linh và tinh thần gắn bó với người dân Pháp, phủ đầy tro và than sau trận
hỏa hoạn ngày 15/04/2029 và tưởng như sắp sập. Rất nhiều người trong số này làm
những nghề hiếm hoặc ít được biết đến, như thợ mộc truyền thống, thợ xây đá, để
tái thiết các mái vòm và mái vòm theo kiến trúc gothic, thợ làm kính để phục hồi
các cửa sổ kính màu thế kỷ 13…, nhiều nghề như đẽo gỗ bằng rìu như được hồi
sinh từ thời Trung cổ. Trước dự án này, nhiều nghề đã bị mai một do thiếu các dự
án quy mô lớn. Trong bài diễn văn, tổng thống Pháp Macron đã cảm ơn từng ngành
nghề tham gia công trường đặc biệt này.
“(…) Xin cảm
ơn tất cả thợ mộc, thợ mộc nghệ thuật, thợ lát sàn gỗ, thợ phục chế đồ khảm,
người làm nghề lâm nghiệp, thợ cưa, thợ xẻ gỗ và đá, thợ làm khung mái, thợ làm
dụng cụ cắt, đôi khi đã phát minh lại chúng, đến từ thời xa xưa. Bằng cách khôi
phục lại cánh rừng (khung mái nhà thờ), bằng cách dựng mũi tên hướng lên bầu trời,
các bạn đã giúp định hướng lại cho rất nhiều người trong chúng ta. Cảm ơn thợ bọc
ghế, họa sĩ và thợ phục chế tranh. Các bạn đã khôi phục lại vẻ huy hoàng của
các nhà nguyện và đất nước chúng ta.
Xin
cảm ơn những người thợ mạ vàng, thợ đúc, thợ rèn, thợ khóa, thợ làm đồng thau,
thợ làm đèn chùm, các nhà thiết kế đồ nội thất phụng vụ, nhà thiết kế ánh sáng,
các bạn đã cho thấy rằng Nhà thờ Đức Bà được thể hiện trong từng chi tiết. Xin
cảm ơn những người chế tạo đàn organ, thợ làm chuông, chuyên gia âm thanh, các
bạn đã tái tạo sự hòa hợp giữa hữu hình và vô hình. Xin cảm ơn những bậc thầy
làm thủy tinh đến từ khắp nước Pháp, các bạn đã cứu con ngươi của nhà thờ. Xin
cảm ơn những người thợ lợp mái và thợ làm ngọn tháp. Các bạn đã thể hiện xứng
đáng với quá khứ của đất nước chúng ta. Và tôi không quên những người thợ giàn
giáo, những người vận hành cần cẩu, những người leo dây thách thức cả định luật
hấp dẫn, những chuyên gia kỹ thuật và điện, những kỹ sư, thợ điện, chuyên gia về
phòng cháy, cung cấp năng lượng (…)”.
HÌNH
:
Một
người phục chế làm việc bên trong Nhà thờ Đức Bà Paris, Pháp, tháng 07/2024. ©
Rebâtir Notre-Dame de Paris
“Hiệu
ứng Nhà thờ Đức Bà”
Dự
án đã giúp nhiều thanh niên được học nghề từ các nghệ nhân bậc thầy, theo tinh
thần truyền nối giữa các thế hệ ngay trên công trường Nhà thờ Đức Bà. Alexandre
Gougeon là một ví dụ, theo lời kể với RFI của người mẹ được mời dự lễ trao huân
chương : “Chính cháu là người phụ trách chuông của Nhà thờ Đức Bà
Paris, có tám quả chuông. Mỗi mùa hè, cháu đến làm việc ở tháp chuông cùng cha
và những người công nhân. Chúng tôi vừa thăm Nhà thờ Đức Bà Paris về và tôi
cùng cháu đến xem những quả chuông đó. Tôi nói với cháu : Hoan hô, thật tuyệt vời,
đây chắc chắn là dự án đẹp nhất trong cuộc đời con”.
Và
thành công của dự án có một không hai còn tạo “hiệu ứng Nhà thờ Đức Bà”.
Theo một báo cáo được Viện Cao cấp Ngành nghề (Institut supérieur des métiers)
công bố ngày 03/12/2024, số lượng người học việc trong các ngành nghề nghệ thuật
di sản, ví dụ nghề mộc và thợ nề công trình cổ, đã tăng đáng kể từ năm 2018 đến
năm 2023, cụ thể số lượng thợ mộc học việc tăng 44% và tăng gần gấp đôi đối với
thợ xây công trình cũ hoặc thợ kẽm. Ngoài ra, những nghề chuyên biệt như thợ chế
tạo đàn organ và thợ làm cửa sổ kính màu, thường có vài chục người theo học
hàng năm, đã tăng lên gấp đôi, thậm chí nhiều hơn, chỉ trong vòng 5 năm.
Thực
ra, ngành nghề thủ công đã có một đợt cải cách lớn vào năm 2018 và được hưởng
các khoản trợ cấp tuyển dụng lớn để thu hút học viên. Số lượng học viên trong tất
cả các ngành cộng lại ở Pháp đã tăng gần gấp ba lần : từ 317.000 vào năm 2017
lên 853.000 vào năm 2023. Số lượng thợ lợp mái học việc (+23% từ năm 2018 đến
năm 2023), thợ làm tủ (+31%) và thợ xây đá (+40%) cũng tăng đáng kể.
Và
thành công này phần nào là nhờ có thêm “hiệu ứng Notre-Dame”, khiến
giới trẻ quan tâm hơn tới nghề thủ công và di sản. Công trình cũng giúp thay đổi
cách công chúng nhìn nhận các hoạt động thủ công, thường bị đánh giá thấp. Trả
lời AFP, bà Catherine Elie, giám đốc Viện Cao cấp Ngành nghề - một trung tâm
nghiên cứu và cung cấp nguồn lực về nghề thủ công và các doanh nghiệp nhỏ do
Nhà nước thành lập, cho rằng “Notre-Dame đã giúp nói rất nhiều về những
nghề sáng tạo và những nghề nghệ thuật này”.
Những “người
hùng văn hóa” đã để lại cho công chúng sự thán phục khi tham quan Nhà
thờ Đức Bà Paris. Màu vàng óng của những viên đá được lau chùi sạch sẽ, màu sắc
tươi sáng của những ô cửa sổ kính màu được phục chế một phần, ánh sáng được bài
trí để tăng thêm màu sắc của những họa tiết trang trí trong các nhà nguyện,
1.500 ghế sồi được thiết kế để phục vụ từ 14 đến 15 triệu du khách hàng năm.
Công
việc thầm lặng của hơn 2.000 người trong suốt 5 năm được lưu lại trong những bức
ảnh, thước phim. Tổ chức Rebâtir Notre-Dame cung cấp miễn phí dưới dạng pdf cho
mọi tổ chức, cơ quan, địa phương muốn tổ chức triển lãm và mở cửa miễn phí cho
công chúng về công trình phục dựng Nhà thờ Đức Bà Paris qua 9 chủ đề và qua đó,
khách tham quan có thể khám phá khoảng 20 ngành nghề tiêu biểu.
HÌNH
:
Nhà
thờ Đức Bà Paris, nhìn từ sông Seine, Pháp, ngày 15/02/2025. © RFI / Thu Hằng
------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Văn hóa
Nhà
thờ Đức Bà : Từ hỏa hoạn kinh hoàng đến cuộc trùng tu thế kỷ dưới lăng kính dân
Paris
PARIS
- NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
Nhà
thờ Đức Bà Paris thu hút hơn 1,6 triệu khách trong hai tháng mở cửa trở lại
NHÀ
THỜ ĐỨC BÀ PARIS
Công
trình trùng tu Nhà thờ Đức Bà Paris: Một kỳ tích
No comments:
Post a Comment