Sunday, April 27, 2025

HẬU CHIẾN TRANH VIỆT NAM : HÒA GIẢI TỪ NHỮNG NẤM MỒ (BBC News Tiếng Việt)

 



Hậu Chiến tranh Việt Nam: Hòa giải từ những nấm mồ

BBC News Tiếng Việt

27 tháng 4 2025, 14:19 +07  

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cly2lk31xw2o

 

"Chính phủ Việt Nam nói hòa giải mà cái nghĩa trang còn như vậy, hài cốt của anh em tù cải tạo vẫn còn nằm ở ngoài rừng không được đưa về an táng đàng hoàng thì làm sao có thể gọi là hòa giải thực sự?" ông Nguyễn Đạc Thành nói với BBC.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/5200/live/5ccc2a30-21fa-11f0-9c65-a5c3dc449bf3.jpg.webp

Nghĩa trang Biên Hòa tháng 2/2025 vào dịp Tết Nguyên đán

 

Ông Thành là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa và là người thành lập Sáng hội Việt Mỹ (Vietnamese American Foundation-VAF) để tiến hành việc quy tập hài cốt và trùng tu nghĩa trang của những binh sĩ mà ông gọi là "đồng đội, anh em".

 

Sau khi chiến tranh chấm dứt, dưới chế độ mới, nhiều nghĩa trang quân đội VNCH đã bị phá bỏ, nghĩa trang Biên Hòa là một trong số ít nơi an nghỉ còn sót lại, nơi có mộ phần của hơn 16.000 binh sĩ.

 

Sau ngày 30/4/1975, nghĩa trang này được Quân khu 7 thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Trải qua nhiều năm bị bỏ hoang, không người chăm sóc, hàng ngàn ngôi mộ đã xuống cấp nghiêm trọng.

 

Cách một xa lộ là nghĩa trang liệt sĩ thành phố, mộ đồng đều, khang trang, sạch sẽ và khói nhang ấm áp. Còn nghĩa trang Biên Hòa thì điêu tàn.

 

Vào năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển mục đích sử dụng nghĩa trang quân đội Biên Hòa từ quản lý quân sự sang dân sự nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương và đổi tên thành nghĩa trang nhân dân Bình An.

 

Những ngôi mộ xuống cấp nằm phơi dưới nắng là hiện thân bi kịch của một cuộc chiến tưởng chừng như đã trôi xa vào quá vãng, đã qua nửa thế kỷ, nhưng thực ra, vết thương của nó vẫn hiện diện trong mọi ngõ ngách, trên từng phận người và trên bình diện quốc gia.

 

"Việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa khi chiến tranh đã qua là một việc làm nhân đạo. Nghĩa tử là nghĩa tận, một khi nằm xuống thì không còn phe này phe kia. Không thể nói bên thắng là vua, thua là giặc được. Khi chết rồi thì mọi thù hận không còn ý nghĩa nữa," ông Thành, nay đã 85 tuổi, chia sẻ với BBC ngày 24/4.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/cb8f/live/c88175f0-21ff-11f0-9c65-a5c3dc449bf3.jpg.webp

Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa trước năm 1975, một gia đình đang khóc thương cho người lính đã tử trận.

 

 

Lời hứa với đồng đội

 

Trong hơn chín năm bị tù đày thời hậu chiến, ông Nguyễn Đạc Thành tận mắt chứng kiến nhiều sự ra đi của bạn bè, đồng đội: họ chết vì đói, vì rét, vì kiệt sức. Những người lính ra đi không thể nhắm mắt xuôi tay vì chưa được gặp vợ con một lần để nói lời từ biệt.

 

Khi lâm bệnh nặng trong tù, ông Thành cũng chỉ mong được gặp vợ con, nhưng ngày về không có, tự do là điều xa vời.

 

"Lúc đó tôi mới khấn với các anh rằng, nếu còn sống, được tự do, tôi sẽ đưa các anh em về," ông Thành kể.

 

Lời hứa đó mở đầu cho hơn 20 năm miệt mài tìm hài cốt, vận động cho việc trùng tu nghĩa trang của những người lính VNCH.

 

Sang Mỹ vào tháng 10 năm 1990, sau 17 năm ổn định gia đình, ông Thành đã trở lại Việt Nam. Trong chuyến đi vào đầu năm 2007, ông đã gặp thủ tướng về hưu Võ Văn Kiệt và theo lời ông Thành, chính ông Kiệt là người đầu tiên hứa sẽ giúp vận động việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa, là người thực sự muốn lấp hố sâu ngăn cách, xóa bỏ hận thù để kiến thiết đất nước.

 

"Nhưng tiếc là ông Kiệt ra đi khi mộng chưa thành," ông Thành nói.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 

 




No comments: