Phong
trào chống chiến tranh Việt Nam 1965-1975 và đảng Lao động Anh
Nguyễn Giang - RFI
Đăng
ngày: 26/04/2025 - 10:27
Dịp kỷ niệm
50 năm kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước Việt Nam (1975-2025) là thời
điểm tốt để đánh giá lại giai đoạn 1965-1975 ở Anh, khi chính phủ đảng Lao động
chịu sức ép nội bộ nên đã chọn quan điểm khác dần Washington về cuộc chiến
tranh ở Nam Việt Nam.
HÌNH
:
(Ảnh
tư liệu) - Lính thủy quân lục chiến miền Nam Việt Nam di tản khỏi Đà Nẵng, tại
cảng Đà Nẵng, ngày 01/04/1975, trước khi thành phố rơi vào tay Bắc Việt. AP
Việc
tìm hiểu thời kỳ này giúp công chúng hiểu thêm về tính đa diện và tác động đa
chiều của nhiều xu thế, trào lưu chính trị-xã hội tại châu Âu một thời, khi mà
cuộc chiến tại Việt Nam được nói đến liên tục trên truyền thông và có tác động
đến cả một thế hệ người Anh.
Thông
tín viên Nguyễn Giang từ Luân Đôn, cũng là nhà nghiên cứu Đông Nam Á tại Luân
Đôn, hiện làm việc ở cương vị chuyên gia khách mời (non-resident fellow) với Viện
Quan hệ Quốc tế, Đại học NCCU, Đài Bắc, đã nghiên cứu chủ đề này và giới thiệu
những gì công chúng chưa được biết về Phong trào chống chiến tranh Việt Nam và
di sản của phong trào này đối với đảng Lao động và chính trị Anh ngày nay.
RFI :
Phong trào chống Chiến tranh Việt Nam ở Anh sinh ra từ đâu ?
TTV
Nguyễn Giang : Vâng, khác với cách hiểu thông thường còn khá phổ biến ở
nhiều nơi, phong trào của thanh niên, sinh viên, trí thức ở Anh phản đối sự can
dự của quân đội Hoa Kỳ tại Đông Dương có xuất phát điểm không phải từ nhận thức
giai cấp và giới công nhân Anh ít có mặt trong các cuộc đấu tranh có trí thức,
sinh viên đi đầu.
Theo
Claire Mansour, viết trong nghiên cứu mới “The British Movement against the
Vietnam War” (2017), thì ngay sau khi Thế Chiến II kết thúc bằng hai trái bom
nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản, ở Anh và các nước Tây Âu nổ ra phong trào giải
trừ vũ khí hạt nhân (Nuclear disarmament movement).
Trong
thập niên 1950-60, phong trào này phát triển và có sự liên kết của người Anh với
những người cùng chí hướng của họ ở Pháp, Tây Đức và Mỹ. Thế nhưng, bối cảnh lịch
sử và nhu cầu đấu tranh ở mỗi nước có sự khác nhau. Nếu như ở Mỹ, phong trào phản
chiến thường do các trí thức thiên tả lãnh đạo, có mang màu sắc chống phân biệt
chủng tộc, ủng hộ quyền vươn lên của người da đen, thì ở Anh, “the British
anti-Vietnam War movement” có mục tiêu đạo đức, luân lý.
Luận
điểm chính của các nhà vận động đòi Anh đơn phương bỏ vũ khí nguyên tử là Đế quốc
Anh đã bị giải thể, nước Anh cần giành lại vị trí lãnh đạo thế giới về đạo đức
trên trường quốc tế. Họ lên án chủ nghĩa đế quốc kiểu mới của Hoa Kỳ, và chia sẻ
sự đồng cảm với nhân dân các nước vừa thoát ra khỏi chủ nghĩa thực dân.
RFI :
Người Anh, thuộc đảng Lao động hay các nhóm chính trị phe tả phái khác, đã làm
gì ?
TTV
Nguyễn Giang : Điều họ làm là xuống đường, tuần hành để chống sự can thiệp
của quân đội Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam. Ví dụ tháng 02/1965 là thời điểm bước ngoặt
của phong trào tại Anh. Ủy ban Oxford vì Việt Nam (Oxford Vietnam Committee), tổ
chức vẫn còn cánh thanh niên của Cuộc vận động giải trừ vũ khí nguyên tử
(Campaign for Nuclear Disarmament), đã làm được cuộc tuần hành lớn đầu tiên
trên cả nước, trước cuộc tuần hành đông người ở Hoa Kỳ tới vài tháng. Kể từ đó,
phong trào lớn mạnh qua năm tháng về số lượng, với một trong những đợt tuần
hành đông người nhất trong năm 1968, đạt con số tới 100 nghìn người ở Quảng trường
Trafalgar, London.
RFI:
Trí thức Anh đóng vai trò như thế nào trong phong trào này ?
TTV
Nguyễn Giang : Nói tới phong trào chống chiến tranh Việt Nam thì phải nhắc
tới triết gia Anh Bertrand Russell, người cùng vợ là Edith Russell, đã thành lập
vào năm 1963 Quỹ Hòa bình mang tên Bertrand Russell Peace Foundation, để phản đối
điều hai ông bà gọi là “Cuộc giết chóc của Mỹ và Anh” (Các báo Anh đã đăng hình
họ mang tấm biểu ngữ to: End Anglo-American Butchery in Vietnam trong cuộc tuần
hành ngày 30/06/1965 ở London). Sau này, cùng với triết gia Pháp Jean-Paul
Sartre, ông Russell lập ra Ủy ban Quốc tế về Tội ác Chiến tranh của quân đội Mỹ
ở Nam Việt Nam, đã cử đại diện sang Hà Nội, gặp các ông Hồ Chí Minh và Phạm Văn
Đồng. Ủy ban này được khá nhiều trí thức, văn nghệ sĩ và chính trị gia ủng hộ,
ví dụ như những vị được giải Nobel Prize gồm Max Born, Linus Pauling, Albert
Schweitzer, diễn viên Anh Vanessa Redgrave, nhà quý tộc Lord Boyd Orr, Hoàng hậu
Elizabeth của Bỉ, thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, tổng thống các nước
Pakistan, Ghana, Tanzania và Hoàng thân Campuchia Norodom Sihanouk.
Điều
đáng nói về thái độ của trí thức Anh, như ông Russell, là họ ủng hộ miền Bắc Việt
Nam và chống hoạt động chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam, nhưng ông Russell
không phải là người theo chủ nghĩa cộng sản, và ông vẫn viết thư đều đặn cho tổng
thống Mỹ Lyndon Johnson yêu cầu, đề nghị chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và cải
thiện quan hệ với Cuba. Thư của ông không được chính quyền Mỹ hồi đáp. Ông
Russell không tin vào lý thuyết đấu tranh giai cấp là cách cải thiện xã hội như
ý thức hệ chính thống ở các nước theo mô hình XHCN hồi đó vẫn nói, mà chỉ đơn
giản muốn thúc đẩy hòa bình, đối thoại, thay cho chiến tranh, dù là chiến tranh
nguyên tử hay chiến tranh bằng bom đạn.
Tinh
thần của ông ấy là ủng hộ Bắc Việt Nam vì miền Bắc Việt Nam khi đó bị Mỹ ném
bom. Xin nhắc rằng trong suốt cuộc chiến Việt Nam, ông Russell chưa hề đến Nam
hay Bắc Việt Nam, nhưng trong một bài viết thì ông từng đến thành phố Sài Gòn
vào năm 1920 khi Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Cảm giác của ông về thành phố
đó, được ghi lại, nguyên văn là “một đô thị để người châu Âu giàu sang hưởng lạc
một cách bệnh hoạn”. Có thể thấy ngay từ hồi trẻ, ông đã không ưa chủ nghĩa thực
dân châu Âu.
RFI
: Còn về phong trào ở Anh phản đối Chiến tranh VN thì những diễn biến tiếp theo
của nó là gì ?
TTV
Nguyễn Giang : Càng về sau, tính chất và khẩu hiệu đấu tranh càng thay đổi,
và yếu tố nhân sự của phong trào giải trừ vũ khí nguyên tử giảm đi, nhường chỗ
cho các khẩu hiệu ủng hộ VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Cách mạng
Lâm thời miền Nam Việt Nam.
Xin
nhắc rằng biểu tình phản chiến ở Anh xảy đến hoàn toàn vì các lý tưởng như đoàn
kết quốc tế mà thanh niên Anh theo đuổi, vì họ không phải đi lính. Trái lại,
phong trào ở Mỹ có yếu tố chống quân dịch, với lý do thanh niên Mỹ phải phục vụ
trong quân đội và bị đưa sang chiến trường Nam Việt Nam. Mặt khác, vì chính phủ
Harold Wilson không đồng ý với yêu cầu của Hoa Kỳ đưa quân Anh tham chiến ở Nam
Việt Nam, nên mục tiêu đấu tranh của phong trào phản chiến trên đường phố
London, Leeds, Manchester là yêu cầu Anh gây sức ép để Mỹ chấm dứt cuộc chiến.
Cũng
vì thế, các đợt Không quân Hoa Kỳ oanh kích VNDCCH bị phản đối dữ dội và chiến
dịch Tết Mậu Thân 1968 trở thành mục tiêu phê phán Mỹ kịch liệt. Vào ngày 17
tháng 3 năm 1968, có cuộc tuần hành lớn, vài chục nghìn người ở London và theo
sau bằng cuộc xuống đường đông đảo hơn, 100 nghìn người vào ngày 27 tháng 10
cùng năm.
RFI :
Chính phủ Anh đã ứng xử ra sao khi mà Anh có quan hệ đồng minh chặt chẽ với Hoa
Kỳ ?
TTV
Nguyễn Giang : Theo sử gia cánh tả Keith Flett, phong trào phản chiến tại
Anh đã có tác động tới quyết định của chính phủ Harold Wilson thuộc đảng Lao động,
không đưa quân Anh tham chiến ở Nam VN hỗ trợ cho quân đội Mỹ theo yêu cầu của
Washington năm 1964.
Dư
luận Anh, giới truyền thông, như BBC, đã thúc đẩy chính phủ tìm kiếm giải pháp
khác cho cuộc chiến Việt Nam. Các đợt Mỹ ném bom rải thảm ở Campuchia làm dấy
lên một làn sóng đấu tranh mới, nhưng cũng có lo ngại về sự vươn dậy của lực lượng
Khmer Đỏ, theo các tài liệu Anh nhắc lại giai đoạn 1970-71.
Ví
dụ khi Hoa Kỳ ném bom miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 1972, báo chí Anh đã chỉ
trích chính phủ là quá nhượng bộ Washington, trong khi chính quyền các nước
châu Âu như Bỉ, Ý, Hà Lan, Na Uy, Phần Lan lên án các đợt oanh kích. Biểu tình
nổ ra ở London, Rome, Amsterdam và Copenhagen. Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme
ví các trận bom của Mỹ dội xuống khu dân cư và bệnh viện (Bạch Mai) như
"bom của phát-xít Đức" tàn phá các đô thị châu Âu trong Thế Chiến II.
RFI :
Sau cuộc chiến Việt Nam, phong trào phản chiến trong đảng Lao động Anh có còn tồn
tại hay không và nếu có thì họ hoạt động ra sao ?
TTV
Nguyễn Giang : Câu chuyện sau ngày 30/04/1975 tưởng như đã chỉ còn là
hoài niệm nhưng vẫn đóng vai trò định hình chính sách đối ngoại của đảng Lao động
và phe tả Anh cho tới hôm nay.
Khi
còn làm việc ở London, tôi đã có dịp gặp và nghe lời kể từ nhà ngoại giao
Michael Williams, cố vấn cho bộ trưởng Ngoại Giao Jack Straw của đảng Lao động,
về lý do thời trẻ có khá nhiều sinh viên Anh phản đối điều họ nói là “sự can
thiệp tàn khốc của quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam”.
Cả
hai ông Williams và Straw thời trẻ đều từng tham gia các cuộc tuần hành nổi tiếng
ở London vốn bắt đầu năm 1965, mở đường cho một phong trào có chất lượng đấu
tranh đô thị và các khẩu hiệu khác trước. Vào những năm 2019-20, tôi cũng có dịp
phỏng vấn ông Jack Straw, khi đó đã rời vị trí bộ trưởng, trong sự kiện ông bảo
trợ trong Quốc hội Anh nhằm ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho nạn nhân
chất da cam ở Việt Nam.
Vể
sau này thì có 3-4 cuộc chiến đã khiến di sản chống chiến tranh Việt Nam lên tiếng
ở Anh. Đó là năm 1982 khi nữ thủ tướng thuộc đảng Bảo thủ Anh, Margaret
Thatcher, quyết định đưa quân sang quần đảo Falklands (Malvinas) đẩy quân
Argentina ra khỏi đó. Lãnh đạo đảng Lao động đối lập, Michael Foot, đã ủng hộ
hành động của bà Thatcher, dù bị nhiều nhân vật trong đảng Lao động phản đối.
Vào
các năm 1997 và 2010, Anh lại đưa quân ra nước ngoài, sang Iraq, Afghanistan và
Libya. Các nhân vật phản chiến hàng đầu của đảng này như Tony Benn và Jeremy
Corbyn đã phản đối chính phủ của Tony Blair cùng đảng đưa quân giúp Mỹ. Ông
Corbyn sau trở thành lãnh tụ đảng Lao động và kiên trì chống cuộc chiến mới nhất
của Israel ở Gaza.
RFI :
Với tình hình hiện nay thì sao ?
TTV
Nguyễn Giang : Xin nhắc là đương kim thủ tướng Anh, luật sư nhân quyền
Keir Starmer, đã xuống đường cùng ‘Liên minh ngăn chiến tranh’ (Stop the War
Coalition) với chừng 1 triệu người khi nổ ra cuộc chiến Iraq năm 2003. Đó là
hình ảnh gợi lại các cuộc tuần hành ở London phản đối chiến tranh Việt Nam.
Nhưng
gần đây nhất, khi lên cầm quyền, ông Starmer lại đưa đảng Lao động vào một con
đường hỗ trợ Ukraina tới cùng, kể cả khi Mỹ và Nga đang đàm phán để chấm dứt
chiến tranh. Tất nhiên bối cảnh của cuộc chiến Ukraina rất khác chiến tranh
Iraq và hiện nay, các đảng tả và hữu hay trung dung như Tự do Dân chủ (LibDem)
đều ủng hộ Ukraina chống lại Nga.
Nhưng
như sử gia Keith Flett đánh giá thì ở Anh luôn có hai xu thế: chiến tranh đế quốc
và phong trào phản chiến. Đảng Lao động luôn là nơi có những người theo phái
hòa bình (pacifists) và phản chiến nói chung và đó đã là truyền thống của họ, kể
cả khi có những lãnh đạo như ông Tony Blair hay Keir Starmer, được bầu lên lãnh
đạo quốc gia và chọn con đường khác.
No comments:
Post a Comment