NỘI DUNG :
.
Tuổi
Trẻ Online
.
.
SOHA
.
===============================================
.
Theo báo cáo mới nhất vào chiều 12/02/2020
của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch do virus Corona tỉnh Vĩnh Phúc, tổng số
trường hợp được theo dõi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 hiện nay
đã lên tới 373 người. (1)
Tối cùng ngày 12/2/2020 ông Lê Duy Thành, Phó chủ
tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết địa phương này quyết định “Cách ly toàn bộ
xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên)”. Bình Xuyên đã trở thành tâm dịch virus Corona
tại Vĩnh Phúc sau khi 8 công nhân làm việc tại đây trở về từ Vũ Hán và có 5
người trong số này được xác định mang theo mầm bệnh. (2)
Vì sợ lây lan nên từ địa phương có nhiều đề
nghị, không nên chỉ phong tỏa xã Sơn Lôi (huyện Bình Xuyên) mà phải
phong tỏa luôn cả tỉnh Vĩnh Phúc như bên Vũ Hán, nội bất xuất, ngoại
bất nhập, nhưng từ trên Trung ương Hà Nội lại không cho phát lệnh, sợ
dân tình cả nước sẽ xôn xao dẫn đến rối loạn.
Biện pháp tối thiểu mà xã Sơn Lôi hiện đang
thực thi là lập 8 chốt chặn tại các cửa ngõ ra vào xã do côn an tỉnh Vĩnh
Phúc canh giữ. Người dân sẽ không được ra khỏi xã, trừ trường hợp cấp bách được
côn an tỉnh thông qua. Đồng thời, Vĩnh Phúc cũng kiên quyết không cho người
ngoài vào xã Sơn Lôi, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ.
Bưng bít mãi rồi cuối cùng nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam cũng phải thú nhận đại dịch Vũ Hán từ Tàu đã tràn
sang đang bùng nổ tại Vĩnh Phúc.
Truy
tìm nguyên nhân:
1. CSVN chỉ biết tuân thủ theo mệnh lệnh của
quan thầy Bắc Kinh là không cho phép VN đóng cửa biên giới, nên kỳ này
VN phải hứng dịch từ khối lượng khách TQ ồ ạt kéo sang, cho dù Tổ
chức Y tế Thế giới WHO hôm 27/01/2020 cũng như các chuyên gia Y khoa đã
lên tiếng cảnh báo dịch Covid-19 nay đã trở thành một đại họa cho
toàn cầu, các quốc gia cần phải cô lập nguồn lây nhiễm vốn xuất
phát từ TC, nhất là nước láng giềng như VN.
2. Thứ đến, CSVN lại thu gom tất cả trang
thiết bị y tế phòng dịch mà chính các trung tâm y tế cũng như người
dân trong nước còn đang thiếu thốn để sang biếu không cho TC (một tên
láng giềng gian ác luôn có dã tâm thôn tính VN) thì dân cũng như đội
ngũ y tế lấy gì để phòng dịch đây?
3. Chính thái độ bưng bít thông tin, bịt miệng
người dân, cho báo đài đưa tin tại VN chỉ có 12 người nhiễm dịch từ
mấy tuần qua của CSVN đã tạo cho người dân mất cảnh giác với dịch
Covid-19, tuy so với dịch cúm SARS thì dịch Covid-19 lại nguy hiểm hơn
nhiều lần.
Nhân đây, xin phép làm rõ thêm một số chuyện
mà tà quyền cộng sản liên tục đưa ra lừa dân:
- Số tiền mà CSVN hỗ trợ cho TC chống dịch
Covid-19 ban đầu công bố đúng ra là 600 triệu USD chứ không phải 600.000
USD như bọn Tuyên láo VN vừa hạ thấp xuống để dân trong nước bớt đi
phần nào giận dữ. Chưa hết, đem tiền cúng cho TC, mà bọn nó có thèm
nói một lời cám ơn nào không? Rõ nhục!
- Cả một nghịch lý, từ ngày có dịch Corona,
TC cấm cửa không cho người Việt bước chân sang lãnh thổ của chúng,
không nhận hàng hóa nông sản, thủy sản từ VN xuất khẩu sang, nhưng
ngược lại thì dân TC lại kéo ồ ạt sang VN tránh nạn Covid-19, và
hàng đoàn xe chở hàng y tế cứu trợ từ VN vẫn nối đuôi sang TC?!
- CSVN tuyên bố xây bệnh viện dã chiến cả ngàn
giường cho những “kiều bào” bị nhiễm dịch từ Vũ Hán về nhưng theo
những video do đài SBTN mới đưa lên, những người VN đi lao động xuất
khẩu từ Vũ Hán về bị dồn vào những nhà trọ chật chội, phải nằm
dưới đất, thậm chí còn không có nhà vệ sinh. Riêng du sinh VN học bên
Vũ Hán về lại toàn là con nhà nòi cộng sản đầy quyền lực thì đời
nào chịu vào chờ chết trong các bệnh viện dã chiến thiếu thốn phương
tiện?
- Nói về con số tử vong vì Covid-19 tại Vũ
Hán thì TC thông báo người chết tới nay chỉ khoảng hơn một ngàn
người nhưng từ vệ tinh trên không trung quan sát, trong bản đồ Windy.com đã đưa ra mức độ dioxit lưu huỳnh từ
các lò thiêu tại Vũ Hán phun vào không khí tăng vọt lên 1.700 µg/m3
(micro gam/m3), vượt xa mức nguy hiểm là 80 µg/m3. Từ đó có thể ước đoán
ra, TC đã hỏa táng số tử vong gấp nhiều lần hơn con số tử vong mà TC
báo cáo ra thế giới. Trên Twitter, một cư dân mạng thậm chí còn tính toán rằng
với mức dioxit lưu huỳnh cao như vậy tương đương hỏa táng khoảng 14000 thi thể
chứ không thể ít hơn. (3)
Kết
luận
Với mức độ lây lan Covid-19 nhanh khủng khiếp
như ở Vĩnh Phúc thì dù có phong tỏa hay phòng tránh bằng khẩu trang
cũng chỉ là biện pháp đối phó tạm thời, mà cách triệt để bức
thiết nhất là đóng ngay cửa khẩu biên giới với TC lại. Nếu không thì
chắc chắn sẽ không chỉ Vĩnh Phúc, mà nay mai sẽ đến phiên Hà Nội,
Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang... sẽ trở thành những trung tâm dịch
virus như Vũ Hán.
Nguồn lây lan dịch bệnh chính là từ người sang
người mà CSVN không đóng cửa khẩu để hàng ngàn người TQ không ngừng
kéo sang VN mỗi ngày thì chẳng khác nào CSVN đang mượn lưỡi hái tử
thần của TC sang “cắt mạng” dân mình.
*
Chú
thích:
13.02.2020
------------------------------------------------------
Tuổi Trẻ Online
12/02/2020 21:00 GMT+7
Trước
tình hình diễn biến của dịch Covid-19, chiều 12-2, tỉnh Vĩnh Phúc đã quyết định
cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Người dân xã này được ngân sách hỗ
trợ tiền trong thời gian bị cách ly.
Tối 12-2,
trao đổi với Tuổi Trẻ Online sau khi tỉnh Vĩnh Phúc quyết định
cách ly toàn bộ xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên từ ngày 13-2, ông Lê Duy Thành -
phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc - cho hay đây là việc làm rất cần
thiết với mục tiêu hạn chế dịch, dập dịch Covid-19.
Theo ông Thành, quyết định này đã cân nhắc từ thực tế
là trong số 10 trường hợp của tỉnh Vĩnh Phúc nhiễm Covid-19 (có 3 trường hợp đã
khỏi bệnh, xuất viện) thì riêng xã Sơn Lôi có tới 5 trường hợp. Và điều đặc biệt
là tất cả những trường hợp ban đầu đều xuất phát từ xã Sơn Lôi rồi lây ra các
trường hợp khác. "Vì vậy, chúng tôi quyết định việc cách ly xã Sơn
Lôi là việc làm cần thiết lúc này" - ông Thành nói.
Ông Thành cho biết ngay chiều 12-2, HĐND tỉnh
Vĩnh Phúc đã triệu tập kỳ họp bất thường quyết định ngay chính sách hỗ trợ cho
người dân trong giai đoạn bị cách ly. HĐND tỉnh đã quyết nghị mức hỗ trợ 40.000
đồng/ngày đối với mỗi người dân trong xã Sơn Lôi trong thời gian bị cách ly, hỗ
trợ mức 60.000 đồng/ngày với mỗi hộ dân trong xã bị đưa tới điểm cách ly tập
trung.
"Đó là những chính sách cần ban hành ngay để có
thể chăm lo đời sống cho bà con. Cũng ngay trong chiều 12-2, tôi đã chỉ đạo Sở
Công thương, Liên minh các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh phối hợp, triển khai
cung ứng các nguồn hàng thiết yếu đưa đến tận xã Sơn Lôi. Tất cả các mặt hàng
cung ứng cho xã Sơn Lôi trong thời gian này cũng phải đảm bảo bình ổn giá, để đời
sống của người dân không xáo trộn" - ông Thành cho biết.
------------------------------
TTO - Ngay đầu địa phận thôn Ái Văn, loa truyền
thanh phát liên tục thông tin về phòng, chống dịch corona; băngrôn khẩu hiệu
giăng khắp lối; vôi bột rắc nhiều nơi...
XUÂN LONG
-------------------------
12/02/2020
Chưa biết đến khi nào thảm họa có tính toàn cầu do dịch
viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019 nCoV) gây ra sẽ bị chặn
đứng. Tuy nhiên sinh hoạt và tương lai của một quốc gia không chỉ có chuyện đối
phó với dịch. Cũng vì vậy, cần phải ngẫm nghĩ nhiều hơn về năng lực của hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam khi có những dấu hiệu cho thấy các
hệ thống này đột nhiên tê liệt trước rất nhiều vấn đề vốn thuộc phạm vi trách
nhiệm của họ…
***
Trung Quốc vừa thông báo, thay vì mở lại các cửa khẩu
phụ, các chợ nằm dọc biên giới Trung – Việt để Việt Nam có thể đưa hàng hóa
sang lãnh thổ Trung Quốc từ 10 tháng 2 thì họ sẽ tiếp tục khóa cho đến cuối
tháng này (1). Tuy thông báo ấy đồng nghĩa với việc sẽ có hàng triệu gia đình
nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên, miền Trung lún sâu hơn
vào tình thế tuyệt vọng nhưng hệ thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn ngậm
tăm.
Việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát cả nhập cảng lẫn
lưu thông hàng hóa trên thị trường để ngăn ngừa 2019 nCoV lây lan rộng hơn đã đẩy
hàng triệu gia đình nông dân ở Việt Nam đến chỗ đối diện với nguy cơ phá sản. Vốn
liếng do tích lũy nhiều năm mới có hay do vay mượn để nuôi thủy sản, để trồng
mít, xoài, sầu riêng, dưa hấu, thanh long xuất sang Trung Quốc đã cũng như đang
thối rữa vì không có đầu ra, kể cả khi giá bán nhiều loại nông sản đã rớt từ
6.000 đồng/ký xuống 500 đồng/ký như dưa hấu (2)!
Cho đến giờ, chỉ có một số cá nhân, một số nhóm và một
số doanh nghiệp tổ chức các đợt vận động vận chuyển – phân phối nông sản bị ứ đọng
để cứu nông dân (3), còn hệ
thống chính trị, hệ thống công quyền vẫn im hơi lặng tiếng. Trừ vài cán
bộ xã như ông Vũ Quang Huy - Chủ tịch xã Ia Mlá, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai –
loan báo quyết định miễn tiền bơm nước cho nông dân, không có bất kỳ viên chức
hữu trách nào ở những cấp cao hơn cho biết sẽ làm gì để hỗ trợ nông dân!
Tương tự, người ta chỉ thấy các viên chức hữu trách
xuất hiện – đưa ra những tuyên bố có tính biểu diễn về tinh thần trách nhiệm
trong phòng – chống nCoV chứ không thấy bất kỳ viên chức hữu trách nào chứng tỏ
họ đủ ý thức và khả năng đề ra các giải pháp ứng phó với những thảm họa khác mà
tầm vóc, mức độ nguy hiểm cho kinh tế - xã hội Việt Nam không hề thua kém 2019
nCoV. Ví dụ: Phạm vi xâm nhập của nước mặn vào kênh, rạch, ruộng đồng ở khu vực
đồng bằng sông Cửu Long giờ đã là 100 cây số (4)!
Ngay cả trong phòng – chống 2019 nCoV, các tuyên bố,
cách ứng xử của những viên chức hữu trách cũng hết sức kỳ quái, khó hiểu. Chẳng
hạn bất kể Trung Quốc đã chính thức thông báo với WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) về
sự nguy hiểm của dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019 nCoV gây ra, Bộ Y tế Việt
Nam vẫn dõng dạc khẳng định: Corona là bệnh lây lan hạn chế (5).
Nếu hệ thống truyền thông chính thức tuân thủ yêu cầu của Bộ TTTT, “phải kiểm
chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước
ngoài” (6) thì làm sao nâng cao nhận thức phòng – chống dịch?
Khi Bộ Y tế loan báo khuyến nghị của WHO, không
cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng khoa học cho thấy có lợi ích bảo
vệ với người không bị bệnh (7) và Bộ TTTT từng yêu cầu phải xử lý tất
cả các cá nhân, cơ quan “cung cấp thông tin sai lạc, gây hoang mang, lo lắng
trong xã hội” thì có “xử lý” Thủ tướng và Bộ trưởng LĐTBXH vì đã vạch
ra viễn cảnh toàn dân phải đeo khẩu trang để phòng bệnh và dân
chúng ở các thành phố lớn và khu vực biên giới phải mang khẩu trang trước hay
không (8)?
Tương tự, nếu đã tổ chức cách ly những tài xế vận
chuyển nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc đủ 14 ngày như một giải pháp để
ngăn ngừa 2019 nCoV lây lan (9), tại sao lại cho phép ngành đường sắt vận hành
hệ thống tàu liên vận Việt – Trung và ngành hàng không thực hiện các chuyến bay
chở hàng đến Trung Quốc mà không đòi hỏi cách ly những người điều khiển các
phương tiện giao thông cho đủ 14 ngày mà chỉ nhắc nhở “phải đáp ứng các yêu cầu
về phòng chống dịch, bảo đảm tuyệt đối an toàn” (10)?
Qua một số ví dụ như vừa kể, dường như vấn đề quan
trọng nhất, đáng bận tâm nhất không đơn thuần là diễn biến của dịch viêm đường
hô hấp cấp do 2019 nCoV tại Việt Nam sẽ như thế nào mà là các viên chức hữu
trách có đủ trí tuệ, bản lĩnh và hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt
Nam có đủ khả năng ứng phó hữu hiện với các thảm họa, những tình huống khẩn cấp
đe dọa quốc gia, dân tộc nhằm hạn chế thiệt hại, biến nguy thành an hay không?
------------------------------
Chú thích
(4) https://tuoitre.vn/giam-thiet-hai-do-xam-nhap-man-dbscl-mot-thach-thuc-lon-20200209083752088.htm
-------------------------------------
.
Đó
là câu cảm thán mà một công dân Việt Nam thốt lên cùng vợ mình khi được nhà nước
Việt Nam di tản khỏi tâm dịch Vũ Hán.
Ngày 25/1/2020, khi thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc bị
phong tỏa, công dân từ khắp các quốc gia trên thế giới bị kẹt lại tại vùng dịch,
Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên có chuyến bay di tản công dân. Phát ngôn nhân của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc là bà Hoa Xuân Oánh đã buông lời chỉ trích Mỹ trong ngày
3/2 là đã làm phức tạp thêm tình hình vì đưa các nhân viên ngoại giao, công dân
rời khỏi Vũ Hán, Hồ Bắc và nâng cao mức cảnh báo du lịch.
Chuyến trở về quê hương của 29 du học sinh Việt Nam
cùng người thân nằm trong số những chuyến di tản công dân cuối cùng khỏi tâm dịch.
Báo chí cũng đã có những bài viết mô tả chuyến đi đầy cảm xúc này. Thậm chí mạng
xã hội Facebook còn lan truyền bài viết “Ngạo nghễ Việt Nam” đầy “hào sảng”
với lời kêu gọi “Tự hào chính phủ Việt Nam” - “Tự hào dân tộc Việt Nam”...
Ngạo nghễ Việt Nam
Trong phần tâm sự của những người trở về từ tâm dịch
có những đoạn chia sẻ giúp người đọc có thể làm rõ thêm sự tự hào mang tên Việt
Nam này rất cụ thể như sau:
Điều tôi muốn nói ở đây là cái cảm giác nghẹt thở
như vừa bị chặn cổ, rồi được nới lỏng để thở phào - “Chúng ta được cứu rồi
em ạ” - nó cho thấy sự tự hào đang được tô hồng kia rất cay đắng.
Trên thực tế, những gì mà người Việt Nam được nhận
cho đến hôm nay từ chính phủ “vì dân” là phải tự quay cuồng chống dịch
COVID-19.
Từ băn khoăn lo lắng vì sao khách Trung Quốc vẫn đến
Việt Nam, đến phẫn nộ vì sao đường bay vẫn mở, cửa khẩu phương Bắc vẫn toang
hoang. Từ bức xúc vì sao doanh nghiệp phải chia lửa, nhận khách du lịch về
khách sạn cho ăn ở miễn phí đến cay đắng chật vật đi mua nước rửa tay, khẩu
trang y tế với giá trên trời. Những cung bậc cảm xúc đó người Việt hẳn đã trải
qua trong những ngày chống dịch.
Chính phủ “vì dân” chống dịch bằng khẩu hiệu và bằng
công văn, còn người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các quyết định, các phương án
không thể đóng cửa biên giới, ngăn tàu liên vận Việt-Trung vì những hiệp định
đã ký lại là người dân.
Sẽ rất khập khiễng nếu phải so sánh Việt Nam với Hoa
Kỳ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand... trong công tác di tản công dân ngay tại tâm dịch.
Bởi lời cảm thán như một tiếng thở phào “Chúng ta được cứu rồi em ạ” là câu trả
lời cho những ai muốn tìm kiếm sự thật về giá trị thực sự của công dân Việt
Nam. Và sự thật cay đắng đó chính là người Việt được chính phủ “vì dân” đưa trở
về quê hương mình sau khi đã hoàn tất các chuyến bay đưa ngược công dân Vũ Hán
trở về lại với đất mẹ trong 10 ngày trước.
13.02.2020
---------------------------------------------
SOHA
11/02/2020 20:36
WB
sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Trung Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường
hô hấp cấp, song sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới nào.
Chủ
tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass mới đây cho
biết tổ chức này đang hỗ trợ kỹ thuật cho Trung
Quốc để giúp nước này ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng
mới của virus corona (nCoV), song sẽ không cho nước này vay một khoản vay mới
nào.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Malpass nói
rằng định chế tài chính đa phương toàn cầu này đang hợp tác với Tổ
chức Y tế Thế giới ( WHO ) để hỗ trợ Trung Quốc chống dịch bệnh do
nCoV, bao gồm cả các hoạt động tư vấn trong lĩnh vực chính sách y tế , vệ sinh
và dịch tễ.
Song ông
Malpass cho hay WB không có kế hoạch hỗ trợ tài chính vì Trung Quốc có nguồn lực
khá dồi dào. Tính đến tháng 1/2020, dự trữ ngoại hối của nước này đạt
khoảng 3.115 tỷ USD.
Ông Malpass cũng nói rằng các chuyên gia của WB đang
thảo luận với chính quyền Trung Quốc và có thể hỗ trợ ngay lập tức trong việc
giám sát dịch bệnh, đảm bảo an ninh lương thực cùng nhiều kinh nghiệm khác từ
các đại dịch trước đây.
Các chuyên gia này cũng sẽ phân tích về tác động của
dịch bệnh đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Khi được hỏi, Chủ tịch WB đã từ chối đưa ra ước tính
về ảnh hưởng của bệnh dịch đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và thế giới.
Ông nói dù dịch viêm đường hô hấp cấp do virus
Corona rõ ràng đang kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2020,
nhưng còn quá sớm để xác định liệu WB có cần hạ dự báo tăng trưởng cả năm hay
không.
Hiện, WB đang sở hữu lượng tài sản trị giá khoảng
470 tỷ USD và Trung Quốc là một trong số những nước vay từ tổ chức này nhiều nhất.
Tính từ năm 2011, dư nợ đã cam kết của Trung Quốc đạt
mức 14,8 tỷ USD. Song nền kinh tế hàng đầu châu Á cũng là cổ đông lớn thứ ba của
ngân hàng này, chỉ xếp sau Mỹ và Nhật Bản.
Trước đây, Trung Quốc đã từng bị chỉ trích là “quá
giàu” để được nhận những khoản vay lãi suất thấp từ WB.
Hồi tháng 12/2019, tổ chức này đã đưa ra kế hoạch 5
năm về việc cho Trung Quốc vay từ 1-1,5 tỷ USD mỗi năm, giảm so với mức trung
bình 1,8 tỷ USD của giai đoạn 5 năm trước đó.
Ông Malpass cho biết khoản vay cho Trung Quốc trong
năm tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 30/6) có thể sẽ giảm xuống dưới phạm vi
đó./.
No comments:
Post a Comment