09/02/2020
Bài này tóm lược những phân tích trước đây về 3 cách
nhìn khác nhau đối với khoảng cách giàu nghèo trong nước Mỹ.
Cách
mỗ xẻ thứ nhất là vạch một đường phân chia giữa nhóm siêu giàu
(super rich với thu nhập trung bình 26 triệu USD) với 99.99% dân chúng còn lại.
Trong số này gồm các tỷ phú Bill Gates (Microsoft) và Jeff Bezos (Amazon) vốn
đã lập nên sự nghiệp vĩ đại từ bàn tay trắng, nhưng ngược lại cũng có nhiều chủ
ngân hàng suýt làm sụp đổ nền kinh tế Mỹ năm 2008 mà không hề bị phạt vạ; hoặc
các CEO lương bổng hàng chục hay trăm triệu USD trong khi nhân viên thất nghiệp
và hảng xưởng di dời ra ngoại quốc.
Cách nhìn này dễ gây khích động trong quần chúng.
Tuy nhiên Hoa Kỳ là một nước tự do nên phải chấp nhận khoảng cách giàu nghèo
cùng những ưu điểm và khuyết điểm của chủ nghĩa tư bản. Nhà giàu như Bill Gates
hay Jeff Bezos thuộc loại “tư bản tốt” vì đã tạo ra của cải và hàng trăm ngàn
công ăn việc làm với đồng lương lớn trong nước Mỹ nên cần được khuyến khích
thay vì bị ganh ghét và đòi phải trừng phạt theo như quan điểm của cánh tả
Bernie Sanders và Elizabeth Warren. Ngược lại nhà nước cần thay đổi mô hình
kinh tế để thúc đẩy hảng xưởng không chạy theo lợi nhuận trước mắt mà phải đầu
tư lâu dài nhằm tạo công ăn việc làm trong nước Mỹ, đồng thời lấp đầy các lổ hỏng
thuế má nhằm ngăn chận kẻ quyền thế làm giàu bất lương cho dù là không phạm
pháp.
Cách
mỗ xẻ thứ nhì là vạch một đường thẳng phân chia giữa 15% trí thức
trung lưu trở lên và 85% dân chúng còn lại. Thành phần trí thức trung lưu gồm
các chuyên viên có trình độ đại học và thích ứng với toàn cầu hóa nên lương
cao, lại sở hữu chứng khoán và nhà đất ở những vùng tăng giá nhanh như Cali,
Seattle, New York, Washington DC. Con cái họ sẽ vào các đại học nổi tiếng nên
có tương lai xán lạng. Không ít các gia đình di dân gốc Ấn, Hoa và Việt Nam nằm
trong số 15% trí thức trung lưu này. Ngược lại 85% còn lại trong nước Mỹ
hoặc không có bằng đại học hay có loại bằng cấp khó tìm việc làm nên thành công
nhân hay nhân viên cấp thấp trong những ngành nghề vốn bị đe dọa bởi toàn cầu
hóa và tự động hóa. Công ăn việc làm bấp bênh, lương bổng ngay cả đủ sống nhưng
vẫn chật vật vì bảo hiểm y tế, tiền giữ trẻ và giá nhà tăng nhanh. Nhiều gia
đình trong số này chỉ lo sống qua ngày mà không chuẩn bị cho lúc tuổi về hưu
hay đại học cho con cái, cho nên họ không tin rằng tương lai sẽ khá hơn cuộc sống
hiện thời. Tình trạng này dẫn đến phân biệt đẳng cấp vì lớp 85% không thấy có
cơ hội tiến thân như thiểu số 15% còn lại. GDP Mỹ tăng liên tục trong suốt 30
năm qua nhưng mức thu nhập của đa số dân chúng lại không tăng, tức là thành quả
kinh tế rơi trọn vào thượng tầng hưởng lợi. Nhiệm vụ của nhà nước là tạo cơ hội
(opportunity) nhất là về giáo dục để bắt nhịp cầu cho đa số 85% tiến lên, nhưng
đồng thời lại không đè gánh nặng thuế má thành cản trở sự phát triển của thiểu
số 15% dẫn đầu.
Nếu hai cách nhìn (1) và (2) chú trọng đến khoảng
cách kinh tế thì cách mỗ xẻ thứ 3 lại chia bản đồ địa lý nước Mỹ Hoa Kỳ ra
thành 3 khu vực:
(a) những trung tâm văn hóa, kinh tế, thương mại và
kỷ thuật vô cùng thịnh vượng dẫn đầu thế giới nằm dọc theo bờ biển miền Tây
(Cali và Seattle), Đông Bắc (New York và Washington DC) cùng biên giới phía Nam
(Texas, Florida, Arizona);
(b) các trung tâm đô thị cũ kỹ (inner cities) nơi tập
trung hàng chục triệu người nghèo gốc Trung Mỹ và da đen và tỷ lệ phạm pháp lên
đến 70-80% trong dân chúng;
(c) vòng đai han rỉ (rust belt) trải dài ở nhiều tiểu
bang nằm sâu trong nội địa, đất sinh sống của hàng chục triệu gia đình công
nhân da trắng nay bị đe dọa bị mất việc bởi toàn cầu hóa và hiện bị nạn cần sa
ma túy hoành hành.
Hoa Kỳ không thể ổn định chính trị nếu không dập tắt
được lò lửa bất mãn nổ bùng từ vùng rust belt hiện tại. Ngược lại các inner
cities là một ung nhọt hư thối mà nước Mỹ dù đã bỏ rất nhiều tiền của nhưng vẫn
không giải quyết được vấn nạn bần cùng và tội phạm. Một nghịch lý khi nhà nước
mở rộng các chương trình trợ cấp xã hội nâng đỡ dân nghèo lại gây nên tình trạng
lạm dụng, lười biếng và ỷ lại mà đánh mất ý chí cầu tiến trong các inner cities
và rust belt. Phong trào Dân Quyền (Civil Rights) đã góp phần bần cùng hóa các
inner cities khi ưu đãi cho người da đen thay vì thúc giục họ phấn đấu, trong
khi toàn cầu hoá và tự động hóa làm hại giới công nhân da trắng ở các rust belt
khiến họ đánh mất công ăn việc làm. Dân quyền và toàn cầu hóa lại là sản phẩm
trí tuệ của giới trí thức miền Tây và Đông Bắc nên giữa hai khu vực rất thành
công này lại có sự chia rẽ sâu sắc về cả quan điểm chính trị và đời sống kinh tế
với những vùng đất còn lại của nước Mỹ. Người da đen sống trong các inner
cities ít đi bỏ phiếu; ngược lại dân da trắng ở các rust belt kết hợp lại nhờ
vào Facebook nên đi bầu năm 2016 làm khuynh đão nền chính trị truyền thống trước
đây do giới ưu tú (elites) miền Tây và Đông Bắc chi phối.
Trên đây là 3 bức tranh sơ lược về hố sâu giàu nghèo
và khoảng cách văn hoá trong nước Mỹ, và sẽ dẫn đến đề tài kế tiếp phân tích
vai trò của nhà nước để tạo sự ổn định khi mà chủ nghĩa tư bản làm chênh lệch mức
độ hài hòa trong xã hội.
---------------------------
.
06/02/202010:41:00
Cuộc bầu cử 2020 bước vào giai đoạn nóng bỏng: Trump
nắm chắc đảng Cộng Hòa trong khi đảng Dân Chủ sẽ còn hổn loạn dài dài để chọn lựa
giữa các ứng cử viên Biden, Bloomberg, Buttigieg, Sanders và Warren.
.
03/02/202009:54:00
Một nghịch lý xã hội ở chỗ đảng Dân Chủ chủ trương bảo
vệ dân nghèo, nhưng ngược lại giới công nhân thợ thuyền da trắng lại bỏ phiếu
cho nhà tỷ phú địa ốc Donald Trump cho dù họ bị thiệt thòi nhiều nhất nếu các
chương trình trợ cấp xã hội bị cắt giảm.
.
30/01/202017:26:00
Hoa Kỳ là một quốc gia tư bản. Giải quyết hố sâu
giàu nghèo không phải bằng cách san bằng quyền sở hữu tài sản theo kiểu cộng sản
mà phải tạo ra cơ hội (opportunity) để mọi người có điều kiện thăng tiến như
nhau không phân biệt gốc gác gia đình, giới tính, màu da hay tôn giáo. Người ta
ghanh tỵ nhau vì giàu nghèo nhưng lại bất mãn và buông thả nếu không thấy con
đường tiến thân dù là cho chính mình hay cho con cái.
.
20/01/202009:59:00
Khoảng cách giàu nghèo tăng vọt không những ở Tây
Phương mà còn khắc nghiệt hơn nhiều tại các nước đang phát triễn. Hiện Trung Quốc
có nhiều tỷ phú hơn Hoa Kỳ trong khi nhiều tập đoàn đại gia mọc lên nhanh chóng
ở Ấn Độ, Việt Nam. Ngược lại đa số công nhân vẫn còn sống chui rút trong các ổ
chuột ở những thành phố lớn. Hai câu hỏi đặt ra là (1) tại sao tại Á Châu không
trổi dậy phong trào dân túy phản kháng như ở Âu-Mỹ, và (2) liệu chênh lệch giàu
nghèo trong các nước đang mở mang có sẽ thu hẹp dần hay ngày càng thêm sâu rộng?
.
11/01/202010:45:00
Tuy nhiên cũng khó so sánh vụ Iran với Việt Nam vì
quyền lợi của Mỹ ở hai khu vực rất khác biệt: Đông Nam Á là cơ bắp trong dây
chuyền thương mại toàn cầu nhưng Trung Đông vẫn là mạch máu dầu hỏa cho kinh tế
thế giới.
.
07/01/202012:08:00
Bài 4 trình bày phân tích của kinh tế gia Thomas
Piketty rằng khoảng cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng nằm trong tiến trình sơ
cứng của xã hội tư sản khi mà của cải và tài sản ngày càng tích lũy vào tay thiểu
số.
.
03/01/202010:08:00
Kinh tế gia gốc Á-châu Richard Koo trong quyển Mặt
Trái của Kinh Tế Vĩ Mô và Tương Lai của Toàn Cầu Hóa (The Other Half of
Macroeconomics and the Fate of Globalization) nhận xét rằng một nền kinh tế thường
trải qua 3 giai đoạn trong quá trình phát triễn: tiền công nghiệp, công nghiệp
và sau đó là…bị rượt (pursued phase)!
.
28/12/201917:26:00
Có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách giàu nghèo ở
Âu-Mỹ nhưng bài này chỉ chọn ra 2 giải thích được người viết xem như đáng chú ý
nhất
.
17/12/201909:48:00
Khoảng cách giàu nghèo ở Tây Phương hiện gây ra những
cơn chấn động về chính trị nhưng thiết tưởng cần nhận biết chính xác triệu chứng
nằm ở đâu rồi sau đó mới đi tìm nguyên do và phương thuốc giải quyết.
.
12/12/201911:39:00
Khoảng cách giàu nghèo hiện đang là một trong các
nguyên nhân chính làm chấn động nền chính trị ở Tây Phương, điển hình với
Brexit ở Anh, phong trào áo vàng tại Pháp và Donald Trump đắc cử Tổng Thống ở Mỹ.
.
No comments:
Post a Comment