Monday, February 10, 2020

KHẨU TRANG PHỦ MUỐI CÓ THỂ VÔ HIỆU HÓA VIRUS CORONA (Business Insider)




NỘI DUNG :

.
.
An Khang (Theo Business Insider) 
.
=================================================
.
CTV Danlambao lược dịch
2/10/2020   33 Comments

Khi vi khuẩn Vũ Hán tiếp tục lan rộng khắp Trung Quốc, các nhà chức trách Bắc Kinh vào tối Chủ nhật (9/2) tuyên bố rằng thành phố đang bị "locked down".

Với sự bùng phát của coronavirus (2019-nCoV) tiếp tục hoành hành trên khắp nước, 80 thành phố đã bị phong toả dưới các biện pháp "quản lý đóng cửa". Vào Chủ nhật, Bắc Kinh đã công bố "Thông báo phòng ngừa và kiểm soát đại dịch đối với việc quản lý cộng đồng chặt chẽ" và tuyên bố rằng thành phố đang trong tiến trình bị phong toả - Nhật báo Bắc Kinh đưa tin.

Theo thông báo, Bắc Kinh sẽ thực hiện nghiêm túc "quản lý cộng đồng khép kín" (封閉 管理), theo đó các phương tiện và nhân viên từ bên ngoài một khu vực cộng đồng sẽ không được phép vào khu vực đó. Những người đến Bắc Kinh từ các khu vực khác phải báo cáo tình trạng sức khỏe của họ và đăng ký thông tin cá nhân của họ.

14 ngày đầu tiên sau khi đến Bắc Kinh, những người đã đến thăm một khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc có tiền sử tiếp xúc gần đây với những người trong khu vực bị ảnh hưởng phải trải qua kiểm tra và theo dõi tại nhà của họ. Họ cũng phải chủ động báo cáo tình trạng sức khỏe của mình và hợp tác với các cơ quan quản lý và họ không được phép rời khỏi khu vực của mình.

Nếu một người từ chối chấp nhận kiểm dịch bởi bệnh viện, kiểm dịch tại nhà và các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác, dựa vào luật, cơ quan công an sẽ xử phạt nghiêm khắc những người có hành vi chống lại.

Ngoài ra, tất cả các khu vực công cộng trong cộng đồng dân cư, chẳng hạn như phòng giải trí và khu thể thao, hiện đã đóng cửa. Tất cả các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ phải theo dõi chặt chẽ nhiệt độ của người dân.

Các cơ quan về nhà ở và chủ nhà ở Bắc Kinh phải cung cấp thông tin về nhà ở cho thuê và người thuê cho các đơn vị địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Các trạm kiểm soát được thiết lập tại các lối ra vào của nhà ở. Người dân ra vào, đi bộ hoặc đi xe phải đeo khẩu trang và kiểm tra nhiệt độ.

Người không không được cư trú tại nơi mà họ không có hộ khẩu. Nếu quá cần thiết để đi vào nơi không có hộ khẩu, phải đăng ký với bộ phận quản lý.

Mọi dịch vụ bưu điện, giao hàng phải được đưa đến tại một khu vực được chỉ định của cộng đồng để khách hàng đến nhận.

Mặc dù Bắc Kinh đã công bố quản lý cộng đồng khép kín bắt buộc, Thượng Hải vẫn chưa đưa ra thông báo tương tự. Tuy nhiên, nhiều cộng đồng ở Thượng Hải đã bắt đầu tự nguyện thực hiện quản lý cộng đồng khép kín.

Nguồn :
By Keoni Everington, Taiwan News, Staff Writer
2020/02/10 10:28

Lược dịch:


---------------------------------------------------

2/10/2020  26 Comments

Hiện tượng người dân có triệu chứng nhiễm coronavirus nhưng không muốn nhà nước quản lý trị liệu là sự thật đang xảy ra tại Trung Quốc. Cảnh một cặp vợ chồng ôm chặt nhau gào khóc và bị bắt nhốt trên đường phố, tống vào thùng trên xe tải để đưa đi đã được phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. 


Trong video trên, có em bé chứng kiến sự việc và hỏi mẹ: "họ bị bắt, họ không muốn vào, họ bị bắt đi đâu? Kinh hoàng quá!..."

Một video khác sau đây là cảnh "hông vệ binh corona" vào tận nhà để cưỡng bức người bị nghi nhiễm bệnh. Những người này chống cự và cả gia đình đã bị lôi kéo, xách đi như con vật. 


Đây là những bằng chức trung thật nhất, rõ ràng nhất về những gì đang xảy ra tại Trung Quốc. 

Nếu đất nước này có một hệ thống y tế hữu hiệu người dân đã không chống lại như vậy. 

Nếu bạn đọc phóng sự của tờ báo Tài Kinh (Caijing) - "Coronavirus: Những người nằm ngoài con số thống kê: Họ chết vì "bệnh viêm phổi thông thường?", bạn sẽ thấy rõ các bệnh viện ở Vũ Hán đều quá tải, không đủ giường bệnh, thiếu hẵn phương tiện thử nghiệm và người bệnh tự nguyện đến đã phải chờ đợi. Có người ngồi ở hành lang suốt 3 ngày, cuối cùng không chịu đựng nổi, cấp cứu không được và qua đời. Họ không trải qua quá trình chẩn đoán xác nhận bệnh, cũng không được đưa vào con số thống kê số người bị tử vong vì 2019-nCoV. 

Qua những cuộc phỏng vấn và điều tra, phóng viên báo Tài Kinh cho biết những người có thể tìm được giường bệnh, đều được gọi là "người may mắn"; họ là những người có được "các mối quan hệ, các kênh cá nhân." 

Trong bối cảnh như vậy thì tại sao nhà nước cử người đi bắt dân đến địa điểm cách ly?

Những người bỏ trốn hoặc chống cự lại khi bị "cưỡng bách cách ly" đã có câu trả lời:

Họ không được đưa đến bệnh viện (vốn đã quá tải) để được chữa trị mà là bị tống vào những lò cách ly để chờ chết và chết trong im lặng, không nằm trong danh sách những người bị nhiễm và qua đời bởi 2019-nCoV mà Bắc Kinh công bố với thế giới. 

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc gọi đây là những trại tập trung (concentration camps) hay lò diệt chủng Holocaust. 

Theo bài báo Wuhan Coronavirus Looks Increasingly Like a Pandemic, Experts Say (Các chuyên gia nói rằng Vũ Hán coronavirus càng lúc càng giống như một đại dịch): "Các mô hình khác nhau ước tính rằng số ca nhiễm trên thực tế là 100.000 hoặc thậm chí nhiều hơn. Mặc dù sự lây lan này không nhanh như cúm hay sởi, nhưng đó là một bước nhảy vọt vượt xa những gì mà các nhà vi khuẩn học đã thấy khi SARS và MERS xuất hiện." 

Đối với Tập Cận Bình ngăn chặn và kiểm soát coronavirus Vũ Hán không chỉ là một cuộc chiến y tế. Nó còn là một cuộc chiến chính trị với ưu tiên cao hơn. Từ góc nhìn của Tập Cận Bình cũng như thành phần cán bộ cao cấp trung thành với ông ta, số phận hàng trăm ngàn người chết (bí mật) trong một đất nước hơn 1,4 tỉ người không quan trọng bằng sự nghiệp chính trị của tập đoàn cai trị này. 

10.02.2020


 -----------------------------------------------------
.
An Khang (Theo Business Insider) 
Chủ nhật, 9/2/2020, 21:18 (GMT+7)

CANADA - Nhóm nghiên cứu ở Đại học Alberta phát triển công nghệ phủ muối vì cấu trúc phân tử muối dạng tinh thể, những cạnh cứng, nhọn có thể đâm, tiêu diệt virus.

Hyo-Jick Choi (phải) và Ilaria Rubin (trái). Ảnh: Kendra Titley.

Khẩu trang y tế có thể cho cảm giác khó đeo đúng cách. Người dùng thường xuyên chạm vào khẩu trang để điều chỉnh, xê dịch khẩu trang để gãi mặt, liên tục cởi ra và đeo lại. Tất cả những hành động trên có thể góp phần khiến mầm bệnh trên bề mặt khẩu trang xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, Hyo-Jick Choi, kỹ sư y sinh kiêm giáo sư ở Đại học Alberta, Canada, tìm ra giải pháp tiềm năng là loại khẩu trang có thể tiêu diệt mầm bệnh có hại thay vì chỉ ngăn chặn chúng. Nguyên liệu bí mật là một loại muối tinh.

Do cấu trúc phân tử muối có dạng tinh thể, những cạnh cứng và nhọn của nó có thể đâm vào virus, khiến chúng không thể sống sót. Nhóm của Choi đã thử nghiệm khẩu trang phủ muối ở phòng thí nghiệm trong vài năm qua và nhận thấy sản phẩm có thể vô hiệu hóa ba chủng virus cúm. Họ công bố phát hiện ban đầu trên tạp chí Scientific Reports năm 2017. Các nhà nghiên cứu cho rằng công nghệ vô hiệu hóa mầm bệnh này có thể cải thiện đáng kể những nỗ lực ngăn chặn bệnh truyền nhiễm và hy vọng có thể đưa khẩu trang ra thị trường trong vòng 18 tháng tới.

Virus và mầm bệnh khác phát tán thông qua những giọt nước bọt hoặc đờm nhớt bắn ra khi ho, hắt hơi, nói chuyện, thở, hoặc tồn tại trên các bề mặt. "Giọt chất lỏng li ti chứa virus corona văng ra từ người bệnh có thể lưu lại trên bề mặt khẩu trang", Choi cho biết. "Thách thức lớn nhất về mặt kỹ thuật đối với khẩu trang y tế hiện nay là không thể tiêu diệt virus bám trên bề mặt, làm tăng nguy cơ truyền nhiễm".

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với khẩu trang phủ dung dịch muối của Choi, giọt chất lỏng li ti chứa virus bắt đầu hấp thụ muối. Sau khi chất lỏng bốc hơi, tất cả những gì sót lại là virus và tinh thể muối. Tinh thể muối sẽ cứa vào virus và vô hiệu hóa chúng. Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm, virus bị vô hiệu hóa trong 5 phút và bị tiêu diệt hoàn toàn trong 30 phút, theo Choi.

Choi nảy ra ý tưởng thiết kế khẩu trang phủ muối sau thất bại từ một thí nghiệm khác. Lúc đó,ông tìm cách phát triển vaccine uống. Trong quá trình đó, dạng suy yếu của một loại virus được trộn vào dung dịch đường. Nhưng cấu trúc của đường liên tục làm hạt virus bị rách, khiến vaccine mất tác dụng. "Dạng tinh thể của công thức chứa đường làm vaccine mất ổn định", Ilaria Rubino, nghiên cứu sinh làm việc trong phòng thí nghiệm của Choi ở Đại học Alberta, giải thích. "Chúng tôi băn khoăn liệu sự kết tinh của muối có thể vô hiệu hóa virus hay không?".

Cả nhóm bắt đầu phát triển lớp phủ màng muối và ứng dụng trên sợi của màng lọc khẩu trang. Sau đó, họ sản xuất và kiểm tra các mẫu thử nghiệm. Choi đã xin cấp bằng sáng chế cho công nghệ này. Theo Rubino, tính đơn giản của dung dịch phủ muối cho phép dễ dàng kết hợp công nghệ với quy trình sản xuất khẩu trang hiện nay, đồng thời có chi phí đầu tư thấp và vật liệu muối không hề đắt đỏ. Choi và Rubino dự kiến hợp tác với các công ty để bắt đầu sản xuất khẩu trang phủ muối trên quy mô thương mại trong vòng hai năm nữa.

An Khang (Theo Business Insider)







No comments: