Wednesday, March 30, 2011

HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LONDON ĐỒNG Ý RẰNG ÔNG GADDAFI PHẢI RA ĐI



Nguyễn Tường Tâm chuyển ngữ
Thứ Tư, 30/03/2011

LONDON - Theo tin của hãng thông tấn quốc tế AP, các cường quốc trên thế giới ngày Thứ Ba, 29-3, đã đồng ý rằng ông Gaddafi nên từ chức sau 42 năm cầm quyền tại Libya nhưng không thảo luận việc trang bị vũ khí cho quân nổi dậy đang tìm cách lật đổ ông ta.
Các nhà lãnh đạo ngoại giao của 40 quốc gia, Liên Hiệp Quốc (LHQ), liên minh quân sự NATO, và liên đoàn Á Rập (Arab League), đã đi tới kết luận vừa nêu trong ngày Thứ Ba tại cuộc thảo luận ở London, Anh quốc về tương lai của quốc gia thuộc Bắc phi này.
“Một điều rất rõ ràng và phải nói rõ cho ông Gaddafi biết: Thời của ông ấy đã hết. Ông ta phải ra đi.” Đó là lời của ngoại trưởng Đức, ông Guido Westerwelle trong một bản tuyên bố của ông. “Chúng ta phải phá tan ảo tưởng của ông ta rằng ông ta còn có cách quay trở lại tình trạng như bình thường nếu ông ta bám được vào quyền lực.”
Tuy nhiên Ngoại trưởng Anh ông William Hague, lại cho các phóng viên biết rằng chủ đề vũ trang cho quân nổi dậy thì không được bàn tới. Ngoại trưởng Hague nói, “Đó không phải là một trong các chủ đề của cuộc thảo luận…Điều đó không được nêu lên tại hội nghị và không nằm trong chương trình bàn thảo.”
Bình luận của ngoại trưởng Hague cho thấy rằng liên minh do LHQ ủng hộ liên kết vội vã với nhau để bảo vệ thường dân khỏi bị ông Gaddafi tàn sát vẫn còn chưa hoàn toàn ủng hộ lực lượng nổi dậy đang tổ chức yếu kém mà thành phần và động cơ vẫn còn chưa rõ.

Nhưng Thủ tướng Sheikh Hamad Bin Jabr al-Thani của Qatari dường như vẫn đang để ngỏ cửa cho việc bán vũ khí khi ông cho hay rằng vấn đề đó có thể được tái xét nếu chiến dịch không kích không đạt được mục tiêu đề ra là bảo vệ thường dân Libya. Thủ tướng Qatari nói rằng, “Chúng ta phải đánh giá cuộc không kích sau một thời gian để xem liệu chiến dịch đó có hiệu quả không…Chúng ta sẽ không mời bất cứ quân bộ chiến bên ngoài nào vào…nhưng chúng ta phải đánh giá tình hình vì chúng ta không thể để cho dân chúng đau khổ quá lâu, quí vị biết đấy, chúng ta phải tìm một phương cách để ngăn chặn cuộc tàn sát.
Qatar là nước đã công nhận quân nổi dậy là các đại diện hợp pháp của Libya, cũng dự định giúp đỡ họ bán dầu thô trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên trong khi đang có thảo luận dùng Qatar để bán dầu của Libya hàng ngày, thì các chi tiết trên thực địa vẫn còn mơ hồ.

Sản lượng của Libya dựa vào đầu tư hợp tác với các công ty nước ngoài, như là công ty Eni SpA của Ý, là những công ty đã di tản công nhân ra khởi Libya, và còn chưa rõ bằng cách nào và khi nào thì Qatar có thể giúp khởi động lại kỹ nghệ dầu hỏa hiện còn bị tê liệt của Libya.
Tuy nhiên ngay khả năng bán dầu trở lại của Libya cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường.

Trong khi các nhà ngoại giao lập lại lời kêu gọi ông Gaddafi rời nước thì có ít dấu hiệu cho thấy cộng đồng quốc tế dự định áp dụng thêm áp lực lên nhà lãnh đạo Libya này. Ngoại trưởng Anh, ông Hague cho hay các nhà ngoại giao đang xem xét thêm các biện pháp trừng phạt đối với các thuộc hạ của ông Gaddafi để gửi một thông điệp rõ ràng cho ông ta rằng ông ta không thể tấn công thường dân mà không bị trừng phạt. Ngoại trưởng Hague nói rằng LHQ và các tổ chức cấp vùng sẽ theo đuổi các biện pháp trừng phạt có thể áp dụng, nhưng ông không nói thêm chi tiết.
Anh, Đức, và Hoa Kỳ cùng với Thụy Sĩ đã áp dụng biện pháp phong tỏa các tài sản của ông Gaddafi và chính phủ của ông ta.
Ngoại trưởng Hague nói rằng ông tin là quân nổi dậy Libya thực sự cam kết theo đuổi dân chủ, nhưng dường như ông ta vẫn cẩn trọng. Ông nói, “Tôi chắc chắn họ thành thật…nhưng chúng ta không bao giờ có thể an tâm làm cách nào những biến cố như thế này có thể xảy ra.”

Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị, Thủ tướng Anh, ông David Cameron nói rằng Anh quốc đã nhận được những báo cáo nói rằng ông Gaddafi đã tấn công thành phố Misrata, căn cứ chính của quân nổi dậy ở miền tây Libya, bằng các cuộc tấn công đường bộ và đường biển, và nhắm vào các thường dân một cách không thương tiếc. Ông nói, “Lý do chúng ta hiện diện nơi đây là vì nhân dân Libya không thể tự họ đạt tới tương lai đó…Tất cả chúng ta hiện diện nơi đây trong một mục tiêu thống nhất, đó là giúp đỡ người dân Libya trong giờ phút họ cần.”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói rằng cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ lời kêu gọi dân chủ đang lan tràn khắp Libya và các quốc gia lân cận, nhưng bà lưu ý rằng không dễ gì đạt được sự thay đổi. Bà nói, “Dưới những chính phủ khác nhau, dưới những hoàn cảnh khác nhau, người dân đang bày tỏ cùng một khát vọng cơ bản: Một tiếng nói trong chính phủ của họ, và chấm dứt tham nhũng, không có bạo động và sợ hãi, cơ hội sống trong phẩm giá và áp dụng được nhiều nhất những tài năng mà trời cho họ…Những mục đích đó không dễ gì đạt được. Nhưng chắc chắn là đó là những mục đích đáng để cùng nhau thực hiện.”

-----------------------------------

Cập nhật: 10:39 GMT - thứ tư, 30 tháng 3, 2011

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói ông không loại trừ việc trang bị vũ khí cho phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ nhà lãnh đạo Libya, Đại tá Muammar Gaddafi.
Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Đại tá Gaddafi đã bị suy yếu rất nhiều và cuối cùng sẽ rời bỏ vị trí lãnh đạo.

Lực lượng ủng hộ Gaddafi đã đẩy lùi phe nổi dậy lại hàng chục cây số tại các điểm họ chiếm được những ngày gần đây sau khi liên quân không kích.

Phe nổi dậy đã rút lui về phía đông và vượt qua thành phố Ras Lanuf.

Tin tức về việc phe nổi dậy rút lui được loan trong lúc hội nghị quốc tế về Libya tại London nhất trí thiết lập một nhóm liên lạc bao gồm cả chính phủ các nước Ả Rập để điều phối trợ giúp cho Libya sau Gaddafi ra đi.

Có ít nhất vài nghìn người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương kể từ khi có cuộc nổi dậy chống lại chế độ của Đại tá Gaddafi diễn ra bắt đầu từ hơn sáu tuần trước.
'Chưa dự kiến'

Khi được truyền thông Hoa Kỳ hỏi liệu ông ủng hộ phiến quân bằng vũ trang hay không, Tổng thống Obama nói: "Tôi không loại trừ nhưng cũng chưa quyết định về hướng này."

Ông Obama khẳng định Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho phe chống Đại tá Gaddafi dưới các hình thức viện trợ nhân đạo, thuốc men và trang thiết bị thông tin liên lạc.

Ông nói rằng Libya là “trường hợp đặc biệt", khi liên minh đã cùng chung sức dưới sự ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc để "cứu rất nhiều mạng sống", và ông nói thêm rằng quân đội Mỹ đã và đang bị quá tải.

Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé cho biết tại hội nghị ở London rằng Pháp và các đối tác chuẩn bị để thảo luận về việc trang bị vũ kí cho phiến quân, nhưng không thực hiện nếu không có sự ủng hộ từ một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói tại hội nghị rằng mặc dù lệnh trừng phạt của LHQ cấm việc cung cấp vũ khí cho Libya, lệnh cấm không còn áp dụng nữa kể từ khi có nghị quyết 1973 của LHQ.

Ngoại trưởng Anh William Hague nói với BBC rằng Anh chưa có kế hoạch trang bị vũ khí cho phe nổi dậy "dưới bất hình thức nào... tại thời điểm này".

Các bài liên quan


.
.

.

No comments: