Saturday, October 25, 2008

TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
(25/10/2008-06:00:00 PM)
http://www.chinhphu.vn/portal/page pageid=33,128127&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=130895&item_id=9921858&p_details=1

(Tuyên bố giữa Ông Nguyễn Tấn Dũng và Trung Quốc)

(Cổng TTĐT Chính phủ) - Chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao ASEM 7 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, đẩy mạnh quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên một tầm cao mới vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Ngày 25/10/2008, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bản Tuyên bố chung này.

1. Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm hữu nghị, chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao ASEM 7 từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 10 năm 2008. Trong thời gian thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Ôn Gia Bảo và lần lượt hội kiến với các đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc. Ngoài Bắc Kinh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thăm tỉnh Hải Nam.
Trong không khí chân thành, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến về quan hệ song phương, các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm, đạt được nhận thức chung quan trọng về việc làm phong phú nội hàm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên một tầm cao mới vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

2. Phía Việt Nam đánh giá cao thành tựu rực rỡ mà nhân dân Trung Quốc anh em đạt được sau 30 năm cải cách mở cửa; nhấn mạnh những thành công của Trung Quốc trong việc tổ chức Olympic và Paralympic Bắc Kinh, phóng tàu vũ trụ có người lái “Thần Châu 7” và tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM 7 góp phần nâng cao thêm một bước vị thế và uy tín quốc tế của Trung Quốc; bày tỏ tin tưởng chắc chắn nhân dân Trung Quốc sẽ đạt được thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện.
Phía Trung Quốc đánh giá cao thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam giành được trong công cuộc đổi mới mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cải thiện đời sống nhân dân; chúc mừng những thành công của Việt Nam trong hội nhập quốc tế và đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; bày tỏ tin tưởng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

3. Hai bên hài lòng nhận thấy, quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác Việt - Trung có bước phát triển quan trọng, sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa hai bên không ngừng được tăng cường, hợp tác kinh tế thương mại đạt thành quả to lớn, hợp tác giao lưu giữa các bộ ngành và các địa phương ngày một mở rộng, các vấn đề tồn tại từng bước được giải quyết ổn thỏa. Hai bên nhất trí cho rằng, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị quốc tế đang diễn biến phức tạp hiện nay, việc tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phù hợp lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực cũng như thế giới.

4. Hai bên đạt được nhận thức chung quan trọng về những biện pháp triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc. Hai bên nhất trí duy trì tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước dưới các hình thức linh hoạt và đa dạng như các chuyến thăm song phương, trao đổi qua đường dây nóng, gặp gỡ tại các diễn đàn đa phương, kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng trong quan hệ hai nước; phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung trong việc quy hoạch tổng thể và đẩy mạnh toàn diện hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; hoàn thiện cơ chế hợp tác giữa các bộ ngành, thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác giữa các ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, An ninh …; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch …; tăng cường giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, đoàn thể quần chúng, các tổ chức dân gian hai nước; làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa quan trọng và nội hàm cụ thể của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung, để tình hữu nghị của nhân dân hai nước mãi mãi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên thỏa thuận sẽ cùng nhau phối hợp tổ chức các hoạt động với hình thức đa dạng long trọng kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

5. Hai bên nhất trí làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế mậu dịch, phấn đấu nâng kim ngạch mậu dịch hai bên đạt 25 tỷ USD vào năm 2010. Hai bên giao Ủy ban Hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung: (i) đẩy mạnh thực hiện “Quy hoạch 5 năm phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch Việt - Trung” mà hai bên đang thảo luận để ký kết; (ii) Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đầu tư tại nước kia; (iii) Sớm thành lập tổ công tác hợp tác kinh tế thương mại để thông báo tình hình cho nhau và trao đổi ý kiến về các công việc cụ thể trong hợp tác kinh tế thương mại, tìm các biện pháp giải quyết những vấn đề tồn tại; (iv) Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp quản lý chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại…v.v, đảm bảo các hoạt động mậu dịch biên giới phát triển lành mạnh.
Chính phủ hai nước tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ về chính sách, thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước thực hiện và chấp hành những thỏa thuận hợp tác và hợp đồng kinh tế đã ký kết theo quy tắc thị trường để tăng cường lòng tin trong hợp tác song phương; tiếp tục trao đổi thoả thuận về các dự án hợp tác lớn, khuyến khích các doanh nghiệp lớn của hai nước mở rộng hợp tác lâu dài, cùng có lợi trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện lực, xây dựng nhà ở, tư vấn thiết kế, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phụ trợ, đóng tàu…v.v. Hai bên nhất trí, tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác “Hai hành lang một vành đai”, nghiên cứu nghiêm túc ý tưởng về khu kinh tế, thương mại, du lịch xuyên biên giới, thắt chặt mối quan hệ giữa các tỉnh biên giới hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa chuyên gia kinh tế hai nước, đề xuất các kiến nghị về chính sách ứng phó với những biến động của tình hình kinh tế quốc tế.

6. Hai bên bày tỏ hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới trên bộ, đồng ý tiếp tục cùng phối hợp chặt chẽ, tích cực giải quyết vấn đề còn lại, đảm bảo thực hiện mục tiêu kết thúc công việc phân giới cắm mốc toàn tuyến biên giới trên bộ đúng thời hạn trong năm nay; sớm ký kết Nghị định thư phân giới cắm mốc và Hiệp định quy chế quản lý biên giới mới nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên đồng ý tổ chức lễ mừng công hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc tại cặp cửa khẩu mà hai bên nhất trí.
Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt “Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ” và “Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ”, làm tốt công tác kiểm tra liên hợp và điều tra liên hợp nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; thúc đẩy hợp tác thăm dò, khai thác cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ đạt được những tiến triển thực chất. Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này.
Hai bên đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và hữu nghị về việc gìn giữ hoà bình ổn định ở Biển Đông; khẳng định tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông”, duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hoá hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thuỷ văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước.

7. Phía Việt Nam một lần nữa khẳng định việc kiên định thực hiện chính sách một Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp thống nhất của Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động “Đài Loan độc lập” dưới bất kỳ hình thức nào. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

8. Hai bên trao đổi và đạt nhận thức chung về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, bày tỏ sự hài lòng về sự phối hợp chặt chẽ trong các công việc quốc tế và khu vực như Liên Hợp Quốc, WTO, APEC, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3, đồng ý tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đa phương, góp phần thúc đẩy xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài và cùng phát triển phồn vinh.

9. Trong thời gian thăm, hai bên đã ký 8 hiệp định và thỏa thuận, trong đó có Hiệp định về thiết lập đường dây nóng; Hiệp định về kiểm dịch y tế biên giới; Hiệp định khung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng; Thỏa thuận về xây dựng khu kinh tế - thương mại Trung Quốc tại thành phố Hải Phòng; Thỏa thuận về hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc và một số thỏa thuận hợp đồng kinh tế khác.

10. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn chân thành Tthủ tướng Ôn Gia Bảo, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và hữu nghị, mời Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm lại Việt Nam, Thủ tướng Ôn Gia Bảo bày tỏ sự cảm ơn.
Bắc Kinh, ngày 25/10/2008

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc
01/06/2008 -- 9:57 PM
http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/252113/Default.aspx

(Tuyên bố giữa Ông Nông Đức Mạnh và Trung Quốc)

Hà Nội (TTXVN) - Ngày 1/6, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc đã được ký kết tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.

Tuyên bố chung viết: "Hai bên đã đạt được nhận thức chung rộng rãi về quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu rộng và tích cực đối với việc đi sâu phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới, đối với hoà bình và phát triển của khu vực và thế giới.

Hai bên nhấn mạnh con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, đáp ứng lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu rực rỡ mà Trung Quốc giành được trong 30 năm cải cách mở cửa, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Việt Nam giành được trong sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phía Việt Nam bày tỏ sự cảm thông sâu sắc và lời thăm hỏi chân thành đối với những mất mát to lớn về người và của do trận động đất nghiêm trọng ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, gây ra và tin tưởng nhân dân Trung Quốc anh em nhất định sẽ sớm khắc phục được hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống; bày tỏ hoan nghênh đối với công tác chuẩn bị chu đáo của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc cho Đại hội Ôlimpích Bắc Kinh 2008 và sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của phía Trung Quốc để tổ chức thành công Đại hội thể thao này. Phía Trung Quốc bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với tình cảm hữu nghị và sự ủng hộ nói trên của phía Việt Nam.

Hai bên bày tỏ hài lòng trước những thành quả to lớn đã đạt được trong quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước trong những năm qua; khẳng định tình hữu nghị truyền thống Việt-Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cần hết sức gìn giữ và không ngừng phát huy mạnh mẽ. Hai bên nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"; luôn luôn nắm vững phương hướng phát triển đúng đắn của quan hệ hai nước, đảm bảo chắc chắn cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh. Hai bên bày tỏ sẽ tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên các lĩnh vực, tăng cường tin cậy toàn diện lẫn nhau, đi sâu hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng nhau phát triển, thúc đẩy thắng lợi sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước. Trên tinh thần coi trọng đại cục, hiệp thương hữu nghị, công bằng, hợp lý, cùng có lợi, cùng thắng, hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các nhận thức chung mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, tích cực hợp tác để xử lý và giải quyết thoả đáng các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên tăng cường phối hợp trong các công việc quốc tế và khu vực, cùng nhau thúc đẩy xây dựng hoà bình lâu dài, cùng phồn vinh ở châu Á và trên thế giới.

Hai bên nhấn mạnh sẽ tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; tuyên bố thiết lập đường dây nóng giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam-Trung Quốc. Hai bên nhất trí phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, quy hoạch tổng thể và thúc đẩy toàn diện sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực; xây dựng cơ chế giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan Trung ương hữu quan của hai Đảng; đi sâu trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và về xây dựng Đảng, quản lý đất nước; tiếp tục tổ chức tốt các cuộc hội thảo lý luận giữa hai Đảng; thúc đẩy hợp tác về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; thúc đẩy cơ chế hợp tác có hiệu quả giữa các bộ, ngành ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh; mở rộng hợp tác thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, giáo dục&; triển khai mạnh mẽ giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức nhân dân; phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Hai bên hài lòng trước đà phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây; nhất trí tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định về mở rộng và đi sâu hợp tác kinh tế thương mại song phương; khẩn trương bàn bạc, ký kết và thực hiện tốt "Quy hoạch phát triển 5 năm về hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc", xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm; nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên đồng ý trên tinh thần bổ sung ưu thế cho nhau, cùng có lợi, cùng thắng, tích cực tìm kiếm những lĩnh vực tăng trưởng mậu dịch mới, duy trì kim ngạch mậu dịch song phương tăng trưởng nhanh; đồng thời áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả để cải thiện cơ cấu mậu dịch, thực hiện phát triển cân bằng mậu dịch song phương. Hai bên tích cực ủng hộ và thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác lâu dài cùng có lợi trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai bên tăng cường hợp tác trong các dự án như Bôxít Đắk Nông, các dự án trong khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và các dự án lớn khác. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trong các cơ chế kinh tế khu vực, liên khu vực và quốc tế, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động vật, và một số thoả thuận kinh tế thương mại khác về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam tín dụng ưu đãi và cho vay ưu đãi bên mua.

Hai bên hài lòng đối với việc cơ bản hoàn thành công tác phân giới biên giới trên đất liền; đồng ý phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tích cực giải quyết các vấn đề còn lại và đẩy nhanh tiến độ công tác, đảm bảo thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền trong năm 2008 và sớm ký văn bản mới về quy chế quản lý biên giới nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Hai bên tiếp tục thực hiện tốt Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ; thực hiện tốt công tác kiểm tra liên hợp cũng như điều tra liên hợp nguồn thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung và việc tuần tra chung giữa hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ; đẩy nhanh việc thực hiện "Thỏa thuận khung về hợp tác dầu khí trong vùng thoả thuận tại Vịnh Bắc Bộ", phấn đấu sớm đạt kết quả thực chất trong hợp tác thăm dò, khai thác chung các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; giữ gìn trật tự sản xuất nghề cá bình thường, tích cực triển khai hợp tác nghề cá, bảo vệ môi trường, tìm kiếm cứu nạn trên biển ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và tích cực trao đổi ý kiến về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động cùng khảo sát ở khu vực này. Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân thủ nhận thức chung liên quan của lãnh đạo cấp cao hai nước, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình Biển Đông; tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực phù hợp.

Phía Việt Nam khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức; Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

Hai bên hài lòng về sự hợp tác giữa hai nước trong các công việc quốc tế và khu vực. Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, APEC, Trung Quốc-ASEAN..., cùng nhau giữ gìn và thúc đẩy hoà bình, phồn vinh và phát triển của thế giới."/.


Việt Nam và Hoa Kỳ ra tuyên bố chung

26/06/2008 -- 4:21 PM
http://www.vnagency.com.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/255820/Default.aspx

Hà Nội (TTXVN) - Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ, ngày 25/6, tại Oasinhtơn, hai bên đã ra Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Toàn văn Tuyên bố chung như sau:

Tổng thống George W. Bush hoan nghênh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Nhà Trắng, tiến hành cuộc hội đàm song phương lần thứ tư giữa các nhà lãnh đạo hai bên trong bốn năm qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Bush thảo luận những tiến bộ đạt được kể từ cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Việt Nam năm 2006, cam kết có nỗ lực cụ thể nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương đang ngày càng năng động.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và đang phát triển, tôn trọng lẫn nhau, và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xây dựng trên nhiều vấn đề để góp phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu hướng tới một khu vực châu Á-Thái Bình Dương ổn định, an ninh, dân chủ, hòa bình và trao đổi về đóng góp của Việt Nam và Hoa Kỳ cho mục tiêu này trong tương lai.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước, ghi nhận thương mại hai chiều vượt 12 tỷ USD năm 2007 và Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam quyết tâm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định thương mại song phương (BTA), Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA), tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và tăng cường thương mại với Việt Nam.

Hai bên nhất trí rằng quan hệ kinh tế và thương mại là quan trọng đối với quan hệ song phương. Hai nhà lãnh đạo tuyên bố Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khởi động đàm phán Hiệp định đầu tư song phương (BIT), thể hiện sự cam kết của hai bên về đối xử công bằng, không phân biệt, minh bạch đối với đầu tư nước ngoài. Tổng thống Bush khẳng định Hoa Kỳ đang xem xét tích cực đề nghị của Việt Nam được tham gia chương trình Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và Tổng thống ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc công nhận Quy chế kinh tế thị trường.

Hai nhà lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của những nỗ lực trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư tự do và cởi mở, kể cả triển vọng của một Khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương. Tổng thống Bush tái khẳng định Hoa Kỳ phản đối việc hạn chế xuất khẩu lương thực trong lúc giá đang tăng. Hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước cùng nỗ lực tham gia giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu. Tổng thống Bush tái khẳng định cam kết Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp nhằm giữ hoặc tăng mức viện trợ và giải quyết các nguyên nhân sâu xa của việc giá lương thực tăng cao.

Hai nhà lãnh đạo trao đổi việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các quan chức cao cấp của hai nước. Hai nhà lãnh đạo ủng hộ việc lập cơ chế đối thoại mới về chính trị-quốc phòng và chính sách nhằm tăng cường sự trao đổi thường xuyên và sâu hơn về các vấn đề chiến lược và an ninh.

Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của đối thoại thẳng thắn, cởi mở về các vấn đề liên quan tới nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về vai trò quan trọng của pháp quyền trong các xã hội hiện đại. Tổng thống Bush nêu lên tầm quan trọng của việc thúc đẩy cải thiện nhân quyền và các điều kiện cho giáo dân và người dân tộc thiểu số. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Tổng thống Bush về các thành tựu và chính sách của Việt Nam trong lĩnh vực này. Tổng thống Bush ghi nhận các thành tựu của Việt Nam đến nay và bày tỏ mong muốn được thấy những tiến bộ hơn nữa. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Tuyên ngôn Phổ quát về nhân quyền, hai nhà lãnh đạo khẳng định cam kết thúc đẩy và đảm bảo nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của con người.

Hai nhà lãnh đạo hài lòng trước những thành công của người Mỹ gốc Việt và ghi nhận sự đóng góp của họ vào việc thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Tổng thống Bush hoan nghênh những đóng góp này và tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ Hoa Kỳ đối với chủ quyền quốc gia, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Tổng thống Bush cảm ơn sự hợp tác của Việt Nam trong nỗ lực nhân đạo của hai bên nhằm kiểm kê đầy đủ nhất những quân nhân Hoa Kỳ mất tích và việc Việt Nam sẵn sàng thực hiện các biện pháp bổ sung, ghi nhận rằng các đợt tìm kiếm chung đã giúp nhận dạng và hồi hương 629 hài cốt quân nhân Hoa Kỳ. Tổng thống Bush khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ tìm kiếm thông tin về người mất tích của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và hoan nghênh những tiến bộ mà hai bên đã đạt được trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu vực chứa chất điôxin trước đây ở Việt Nam, đặc biệt là việc giải ngân 3 triệu USD cho các dự án khắc phục môi trường và sức khỏe.

Tổng thống Bush chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với nhiệm kỳ 2 năm. Hai nhà lãnh đạo khẳng định hai nước sẽ tiếp tục tham vấn về các vấn đề cấp bách đặt ra đối với Hội đồng Bảo an. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo với Tổng thống Bush rằng Việt Nam đang hoàn tất quá trình chuẩn bị cho việc tham gia hiệu quả vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cám ơn Tổng thống Bush về lời mời Việt Nam tham gia Sáng kiến các hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI), trong đó Việt Nam sẽ tham gia các khóa huấn luyện và các hoạt động khác của chương trình này. Tổng thống Bush ghi nhận chuyến thăm của Tàu nhân đạo USNS Mercy đang tiến hành tại Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hoa Kỳ. Tổng thống Bush đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam trong ASEAN. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về các lĩnh vực hợp tác với ASEAN bao gồm viện trợ nhân đạo và khắc phục hậu quả cơn bão Nargis ở Mianma. Tổng thống Bush nhắc lại Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với ASEAN, Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ để cung cấp thêm viện trợ nhân đạo rất cần thiết đối với các nạn nhân của cơn bão tàn khốc này. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về sự cần thiết cho các nhân viên cứu trợ quốc tế được nhanh chóng tiếp cận những khu vực bị bão tàn phá.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giáo dục và thỏa thuận sẽ thành lập Nhóm đặc trách giáo dục cấp cao để xác định lộ trình và các phương thức hiệu quả cho việc tăng cường hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh Chương trình Fulbright tiếp tục thành công tại Việt Nam và số lượng sinh viên Việt Nam đến học tại Hoa Kỳ ngày càng tăng. Tổng thống Bush nhấn mạnh tầm quan trọng của một chương trình của Đội tình nguyện hòa bình trong tương lai tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc đối với đề nghị của Tổng thống và hai bên sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự hỗ trợ của Tổng thống Bush trong khuôn khổ Sáng kiến viện trợ phòng chống HIV/AIDS (PEPFAR) và ghi nhận rằng nhiều người Việt Nam, trong đó có trẻ em dễ nhiễm bệnh, đang được hỗ trợ, chăm sóc và được điều trị thuốc kháng virút.

Tổng thống Bush bày tỏ cam kết tiếp tục phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi giữa Hoa Kỳ và Việt Nam để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và phòng chống nạn bắt cóc và buôn bán trẻ em. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam chia sẻ các mục tiêu này và sẽ chuẩn bị để sớm tham gia Công ước La Hay về con nuôi. Thủ tướng cũng hoan nghênh sự hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ cho bước chuẩn bị này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Tổng thống Bush về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với việc xây dựng Luật năng lượng nguyên tử của Việt Nam và việc cung cấp thông tin và đào tạo kỹ thuật về an toàn hạt nhân.
Cuối cùng, hai nhà lãnh đạo thảo luận về sự hợp tác trong vấn đề khí hậu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Bush hoan nghênh việc khởi động dự án Mạng lưới nghiên cứu đồng bằng và quan trắc toàn cầu (DRAGON) tại Việt Nam, theo đó sẽ thành lập một viện nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ nhằm hợp tác trong huấn luyện và nghiên cứu việc xây dựng các hệ sinh thái trong lành và phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long. Hai nhà lãnh đạo cũng thỏa thuận sẽ hợp tác để thúc đẩy các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của Việt Nam, bao gồm việc thành lập một tiểu ban mới trong khuôn khổ Hiệp định song phương về khoa học công nghệ để thảo luận và điều phối các sáng kiến chung./.


For Immediate Release
Office of the Press Secretary

June 25, 2008
Joint Statement Between the United States of America and the Socialist Republic of Vietnam
http://www.whitehouse.gov/news/releases/2008/06/20080625-4.html

President George W. Bush welcomed Prime Minister Nguyen Tan Dung to the United States of America and to the White House yesterday for the fourth bilateral meeting between leaders of our two countries in as many years. The President and the Prime Minister discussed the progress made since they last met in Vietnam in 2006 and committed to specific efforts to carry this increasingly robust bilateral relationship forward. The two leaders agreed the relationship is based on a positive, growing friendship, mutual respect, and a shared commitment to pursuing constructive and multifaceted cooperation on a wide range of issues that will contribute to the development of the depth of the relationship, which is in the long-term interests of both countries. They also shared their vision and goals for a stable, secure, democratic, and peaceful Asia-Pacific region and discussed future U.S.-Vietnam contributions to that end.

The leaders welcomed the deepening economic ties, noting that two-way bilateral trade topped $12 billion in 2007 and that the United States is Vietnam's top export market. Prime Minister Dung affirmed Vietnam's resolve to maintain macroeconomic stability and determination to implement its commitments under the World Trade Organization, the Bilateral Trade Agreement, and the Trade and Investment Framework Agreement; improve its legal system; and create conditions favorable for foreign investors and trade growth.

The two leaders agreed that trade and economic ties are significant to the bilateral relationship. They announced that the United States and Vietnam would initiate negotiations toward a Bilateral Investment Treaty, signaling our commitment to open investment regimes and fair, non-discriminatory, and transparent treatment of foreign investment. President Bush affirmed that the United States is seriously reviewing Vietnam's request to be designated as a beneficiary of the Generalized System of Preferences program, and he acknowledged Vietnam's request to be accorded Market Economy Status. They noted the importance of efforts within the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum to promote free and open trade and investment, including the prospect of a Free Trade Area of the Asia-Pacific. President Bush reiterated the United States' general opposition to restrictions on food exports at a time of rising prices. The two leaders called on all countries to join in the effort to solve the world food problem. President Bush reaffirmed the United States' commitment to pursuing actions to maintain or expand existing assistance levels and to address the underlying conditions contributing to high food prices.

The two leaders discussed expanding and strengthening our senior-level dialogues. They endorsed the creation of new political-military and policy planning talks, which will allow for more frequent and in-depth discussions on security and strategic issues. The two leaders noted the benefit of an open and candid dialogue on issues relating to human rights and fundamental freedoms. President Bush and Prime Minister Dung agreed on the importance of the rule of law in modern societies, and President Bush underscored the importance of promoting improved human rights practices and conditions for religious believers and ethnic minorities. Prime Minister Dung informed President Bush of the policies and efforts made by Vietnam in this area, and President Bush took note of Vietnam's efforts to date and encouraged further progress. On the occasion of the 60th anniversary of the Universal Declaration on Human Rights, the two leaders reaffirmed their commitment to promoting and securing fundamental human rights and liberties.

The two leaders were pleased with the successes of Vietnamese Americans and noted their contribution to the promotion of the relationship between the two countries. President Bush welcomed these contributions and reiterated the U.S. government's support for Vietnam's national sovereignty, security, and territorial integrity.

President Bush expressed appreciation for Vietnam's cooperation in our joint humanitarian effort to achieve the fullest possible accounting for Americans who remain missing in action and Vietnam's willingness to carry out additional measures, noting that the Joint Field Activities have allowed for the identification and repatriation of the remains of 629 U.S. soldiers and reaffirmed the U.S. government's continued assistance in obtaining information for Vietnam's own accounting efforts. Prime Minister Dung highlighted the United States' assistance in this area as well. Prime Minister Dung applauded bilateral progress in addressing environmental contamination near former dioxin storage sites in Vietnam, particularly the ongoing implementation of $3 million in U.S. funding for environmental remediation and health projects.

President Bush congratulated Prime Minister Dung on his country's two-year membership on the United Nations Security Council. The two leaders reaffirmed that the two countries will continue consultations on the pressing issues that will face the Security Council. The Prime Minister informed the President that Vietnam is completing the preparatory process for its effective participation in UN peacekeeping operations. Prime Minister Dung thanked President Bush for the invitation for Vietnam to participate in the Global Peace Operations Initiative (GPOI), through which Vietnam will participate in training courses and other activities on peacekeeping operations. President Bush noted the ongoing visit of the humanitarian ship the USNS Mercy to Vietnam.

The two leaders expressed their wish to enhancing further U.S. relations with the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN), and President Bush expressed his appreciation for Vietnam's active role in ASEAN. The two leaders discussed the areas of cooperation with ASEAN, including humanitarian assistance and Cyclone Nargis. President Bush reiterated that the United States is willing to work with ASEAN, the United Nations, and other non-governmental organizations to bring additional, much-needed humanitarian assistance to those affected by the devastating cyclone, and they discussed the need for entry and prompt access to all international aid workers to the disaster area.

The two leaders underscored the importance of cooperation on education and agreed to launch a high-level bilateral Education Task Force that will chart a roadmap and identify effective modalities for enhanced U.S.-Vietnam education cooperation. The two leaders also welcomed the continued success of the Fulbright Program in Vietnam and the growing number of Vietnamese students who choose to study in the United States. President Bush underscored the importance of a future Peace Corps program in Vietnam. Prime Minister Dung agreed in principle to the President's proposal on such a program and that the two sides will continue discussion to finalize related arrangements.

Prime Minister Dung thanked President Bush for assistance under the President's Emergency Plan for AIDS Relief (PEPFAR), noting that many people in Vietnam, including vulnerable children, are now receiving care, support, anti-retroviral treatment.

The President expressed his commitment to continue the development of intercountry adoption cooperation between the United States and Vietnam that ensures the best interests of the child, respects his or her fundamental rights, and prevents the abduction and trafficking of children. The Prime Minister underscored that Vietnam shares these goals and stressed that Vietnam will speed up preparations for an early accession to the Hague Convention on Intercountry Adoptions. The Prime Minister also welcomed U.S. technical assistance in facilitating this step.

Prime Minister Dung thanked President Bush for the United States' assistance on Vietnam's Atomic Energy Law as well as for technical information and training on nuclear safety.

Finally, the two leaders discussed cooperation on climate issues. Prime Minister Dung and President Bush welcomed the commencement of the Delta Research and Global Observation Network (DRAGON) project in Vietnam, which will establish an institute at Can Tho University to cooperate on training and research to produce healthy ecosystems and sustainable deltas. The two leaders also agreed to work together to promote Vietnamese climate change adaptation and mitigation efforts, including the formation of a new subcommittee under the bilateral Science and Technology Agreement to discuss and coordinate joint initiatives.

No comments: