Sunday, October 26, 2008

SỐ PHẬN HẨM HIU CỦA DÂN TỘC CHĂM


Số phận hẩm hiu của dân tộc Chăm hôm nay
BBT Harak Champaka
Ðăng ngày 16-8-2008 lúc 11:53 PM
http://www.champaka.org/cgi-bin/viewitem.pl?345&quandiemxahoi

Nói đến những cuộc xung đột gay go giữa hai vương quốc láng giềng ở bán đảo Ðông Dương trong quá khứ, thì người ta phải nói đến chiến tranh kinh hoàng giữa vương quốc Ðại Việt và Champa, hai quốc gia hấp thụ hai nền văn minh hoàn toàn khác biệt: dân tộc Việt chịu ảnh hưởng nền văn minh Trung Quốc và dân tộc Champa theo văn hóa Ấn Ðộ Giáo và Hồi Giáo.

Nói đến định mệnh hẩm hiu của các dân tộc ở khu vực Ðông Nam Á, thì người ta phải nói đến số phận của dân tộc Chăm. Sau 8 thế kỷ đấu tranh và đương đầu với cuộc Nam Tiến, lịch sử chỉ để lại cho dân tộc này một kết quả tang thương và đẫm máu: vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ, đất đai Champa bị chiếm đóng, chính quyền và vua chúa Champa bị sụp đổ, đền đài và cung điện Champa bị phá hủy, dân tộc Champa hoàn toàn bị tiêu diệt chỉ còn lại khoản 100.000 người Chăm đang sống chui nhủi trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận và gần 700.000 người Tây Nguyên sống ở miền cao.

Con số 100.000 người Chăm còn sống sót ở miền trung Việt Nam hôm nay đã nói lên thế nào là hậu quả của chính sách diệt chủng mà cuộc Nam Tiến đã dành cho dân tộc này. Ðây là một biến cố kinh hoàng chưa từng xảy ra trong lịch sử của các quốc gia ở khu vực Ðông Nam Á. Trước sự tang thương đổ nát này, dân tộc Champa chỉ biết chấp nhận, vì đây là dữ kiện đã diễn ra trong quá trình lịch sử, nhất là lịch sử thời cổ đại, vì vua chúa Ðại Việt thời đó chưa ý thức được thế nào là qui luật chiến tranh giữa hai quốc gia láng giềng, cũng như vai trò và trách nhiệm của dân tộc thắng trận đối với dân tộc thua trận.

Sau ngày vương quốc Champa bị xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832, dân tộc Chăm trở thành công dân Việt Nam, hưởng một qui chế tự trị do vua Thiệu Trị ban hành va qui chế này được lưu truyền cho đến chế độ Việt Nam Công Hòa. Cũng nhờ qui chế này, dân tộc Chăm có được cơ hội quản lý trực tiếp mọi cơ cấu tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội theo truyền thống và nhất là kiểm soát biên giới đất đai thuộc quyền sở hữu của mình. Ðây là một ân huệ đầu tiên mà nhà nước Việt Nam đã dành cho dân tộc thua trận sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn.

Chưa đầy 140 năm đi tìm lại sự ổn định cho cuộc sống sau, biến cố 1975 lại một lần nữa đưa dân tộc Chăm vào một khúc quanh mới, mà không ai có thể tiên đoán được thế nào là định mệnh sống còn của họ trong thế kỷ thứ 21 này.

Sau ngày giải phóng miền nam, chính quyền Hà Nội xóa bỏ ngay qui chế tự trị mà vua Thiệu Trị đã ban hành, không công nhận người Chăm là dân tộc bản địa tại miền trung Việt Nam, có một chiều dài lịch sử, hiện đang sinh sống trên dải đất Champa, tức là quê hương thân yêu của họ bị vua chúa Việt Nam chiếm đóng sau 8 thế kỷ của cuộc Nam Tiến. Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quốc hữu hóa toàn diện đất đai, ruộng rẫy của dân tộc Chăm, biến họ thành một tập thể vô sản nghèo đói và bần cùng, cấm đoán mọi lễ nghi tín ngưỡng và phong tục tập quán không phù hợp với chủ nghĩa Mac-Lénin. Sự kiện này đã làm thay đổi toàn diện nguồn gốc di sản văn hóa và xã hội của dân tộc này, từ ngôn ngữ chữ viết, cách ăn mặc, phong cách đối xử, nề nếp gia đình cho đến duy tư và nhân cách của con người. Nếu nhìn theo bề sâu trong không gian lịch sử, đây cũng là chính sách diệt chủng êm đềm không đẫm máu qua chính sách đồng hóa, giết chết lần mòn đi cội nguồn lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết của một dân tộc để rồi họ trở thành một tập thể lai căng, mất gốc trong vài thập niên tới. Hết quyền làm chủ trên đất đai và di sản văn hóa của mình, người Chăm lại trở thành một công dân ngoại lệ, sống bên lề xã hội Việt Nam mang danh là một quốc gia đa chủng tộc, nhưng không được pháp luật che chở, không được Ðảng và Nhà Nước cưu mang, đùm bọc. Chỉ trong vòng hai tháng, tức là tháng 7 và tháng 8 năm 2008, dân tộc Chăm đã gặp phải 4 biến cố dồn dập xảy ra:

Chiếm đoạt đất đai dân tộc Chăm

Cho dù sau ngày “đổi mới”, nhà nước đã ra lệnh trao trả lại đất đai cho dân tộc Chăm, nhưng cho đến hôm nay chính quyền địa phương tỉnh Ninh Thuận vẫn còn tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất của dân tộc Chăm để bán nhượng cho công ty tư nhân. Chính vì thế, đàn bà và phụ nữ Chăm thôn Văn Lâm, tỉnh Ninh Thuận quyết tâm xuống đường, chận xe phái đoàn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 23 tháng 7 năm 2008 để đòi quyền sở hữu đất đai họ.

Cũng vì cuộc Nam Tiến, vương quốc Champa đã nhường cho Ðại Việt toàn diện lãnh thổ của mình ở miền trung chạy dài từ Quảng Bình đến biên giới Biên Hòa. Hôm nay, dân tộc Chăm chỉ còn một vài mảnh đất canh tác để nuôi thân qua ngày. Tại sao chính quyền địa phương không thương xót cho dân bản địa này mà lại tiếp tục tước đoạt thêm đất đai của họ nữa. Ðây là một hồ sơ dân oan, nhưng Ðảng và Nhà Nước Việt Nam không quan tâm cho lắm, vì người Chăm chỉ là công dân ngoại lệ tại Việt Nam hôm nay.

Lò hạt nhân diệt chủng

Gần mấy năm qua, cho dù có nhiều ý kiến phản đối của các nhà khoa học chuyên môn về điện hạt nhân, nhà nước Việt Nam vẫn quyết định xây hai lò điện hạt nhân tại Sơn Hải, địa đầu của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nơi tập trung hầu hết người Chăm ở miền trung Việt Nam. Sự viếng thăm khu vực này của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 23 tháng 7 năm 2008 đã xác nhận sự ra đời của lò hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Lò hạt nhân là cần thiết cho sự phát triển năng lượng điện lực cho quốc gia. Tiếc rằng, chỉ cần một sơ suất trong lý do kỹ thuật, chất phóng xạ có thể tiêu diệt toàn diện dân số của hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trong đó có 100.000 người Chăm đang sinh sống.

Ai cũng biết, sau 8 thế kỷ đương đầu với cuộc Nam Tiến, dân tộc Champa hoàn toàn bị diệt chủng trên dải đất miền trung. Hôm nay, họ chỉ còn sống sót chưa đầy 100.000 người. Sự hiện diện của họ là một vấn đề thiết yếu phù hợp với hiến chương của Liên Hiệp Quốc liên quan đến môi trường nhân sinh nhằm bảo vệ sự sống còn của một số động vật hay tộc người trên đà bị diệt chủng. Nếu không có giải pháp thích đáng, chất phóng xạ của hạt nhân sẽ tiêu diệt cộng đồng người Chăm trong chốc lát và xóa bỏ vĩnh viễn tên dân tộc này trên bản đồ chủng tộc của thế giới.

Một số động vật, vì số lượng quá ít, được các quốc gia trên thế giới che chở và bảo vệ cho sự hiện hữu của nó. Dân tộc Chăm, dù sao cũng là một tộc người, phải hưởng một qui chế bảo tồn ưu tiên hơn so với động vật, để họ còn hiện hữu bên cạnh dân tộc Kinh trong thế kỷ thứ 21 này. Không lý do gì mà nhà nước Việt Nam lại dùng lò hạt nhân để tiêu diệt họ.

Ðây cũng là hồ sơ dân oan mà Ðảng và Nhà Nước không đưa ra một lời giải thích. Vì người Chăm chỉ là công dân ngoại lệ, thành ra sinh mạng hay sự sống còn của họ không phải là vấn đề quan trọng đối với chính quyền Việt Nam hôm nay.

Ngôn ngữ chữ viết Chăm bị thái hóa

Sau mấy chục năm, các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm than oán, vì Ban Biên Soạn Chữ Chăm (BBSSCC) do nhà nước thành lập vào năm 1978, đã tự tiện chỉnh lý chữ Chăm để đưa Akhar Thrah Chăm truyền thống đi vào con đường thái hóa.

Ngày 25 tháng 7 năm 2008, nhân ngày kỷ niệm 30 năm của tổ chức này, nhà nước Việt Nam không đưa ra một giải pháp nào để thống nhất lại Akhar Thrah Chăm mà dân tộc này đã yêu cầu gần 30 năm qua. Có chăng, các bậc tu sĩ, bô lão và trí thức Chăm chỉ là công dân ngoại lệ, thành ra nguyện vọng của họ không đáng đưa ra để cứu xét.

Tiếp tục giết hại người Chăm

Sau ngày giải phóng miền nam vào năm 1975, người Chăm bị xếp ngay vào thành phần dân tộc phản động, tiếp tay cho tập đoàn Fulro, làm tay sai cho ngoại bang chống phá nhà nước Việt Nam, cần được cảnh giác và canh chừng thường trực. Kể từ đó, các cơ quan an ninh địa phương thao túng hăm dọa, bất bớ, tra tấn biết bao người Chăm vô tội, che chở cho những tội phạm người Kinh giết hại người Chăm mà chúng tôi đã trình bày 9 trường hợp điển hình trong Harak Champaka số 12 ra mắt vào ngày 8 tháng 4 năm 2006.

Tháng 8 năm 2008 lại xảy ra thêm một vụ giết hại người Chăm nữa, đó là trường hợp ông Bá Văn Bản, 25 tuổi, một nông dân Chăm ở thôn Văn Lâm, tỉnh Ninh Thuận. Cũng vì muốn bảo vệ đất đai của mình bị chiếm đóng, ông Bản quyết tâm vào vườn trồng cây thuộc quyền sở hữu của ông ta để chặt phá một số cây nhằm bày tỏ sự bức xúc của mình.

Ngày 2 tháng 6 năm 2008, công an tỉnh Ninh Thuận bắt ông Bản đưa vô trại giam. Hơn hai tháng trong tù, ông Bản bị tra tấn một cách vô nhân đạo cho đến trọng thương. Trước tình thế này, công an ra lệnh đưa ông ta đến bệnh viện để cấp cứu. Vì mang thương tích quá nặng, ông Bản từ trần vào ngày 27 tháng 8 năm 2008.

Thay vì pháp lý Việt Nam phải đứng ra bảo vệ cho ông Bá Văn Bản, một người nông dân Chăm đấu tranh để bảo vệ đất đai của mình bị tước đoạt, cơ quan an ninh Việt Nam lại tra tấn ông ta trong trại giam cho đến chết vào tháng 8 năm 2008. Giết chết một thanh niên Chăm như ông Bá Văn Bản, chỉ vì tội chặt bỏ vài cây mà người khác tự tiện trồng trọt trên đất đai của ông ta là bản án quá nặng nề, vượt ra khỏi sức tưởng tượng của nhân loại. Nhân danh cơ quan anh ninh của nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dùng quyền lực để hành hung thanh niên Chăm cho đến chết là điều mà dân tộc Chăm không bao giờ chấp nhận được.

Cái chết của ông Bá Văn Bản là một vụ án kinh hoàng chưa từng xảy ra ở khu vực Ðông Nam Á, càng làm khơi dậy thêm lòng căm thù của dân tộc Chăm đối với Ðảng và Nhà Nước. Vì rằng, sau 8 thế kỷ của cuộc Nam Tiến, người Chăm đã chấp nhận họ là dân tộc thua trận nên bị diệt chủng. Năm 2008 không còn cuộc Nam Tiến nữa. Thế thì tại sao nhà nước Việt Nam vẫn còn tiếp tục giết hại người Chăm vô tội trong thế kỷ thứ 21 này. Vụ án của ông Bá Văn Bản, người Chăm thôn Văn Lâm là một thí dụ điển hình.

* *

Chấp nhận làm người Chăm thì phải chấp số phận hẩm hiu của dân tộc này: mất quê hương tổ quốc và mất cả quyền làm chủ trên định mệnh của mình. Vì đây là dữ kiện lịch sử đã trải dài trên dải đất miền trung kiêng kị này, nơi mà hai dân tộc Việt-Chăm đã từng lao đầu vào chiến trường đẫm máu để giải quyết những sự khác biệt chính trị của họ trong suốt 8 thế kỷ qua. Nhưng lịch sử cũng từng chứng minh rằng, dân tộc Chăm có thể vượt ra khỏi thực trạng tâm tối này, nếu Ðảng và Nhà Nước Việt Nam công nhận người Chăm không phải là sắc dân thiểu số mà là dân tộc bản địa phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quyền Dân Tộc Bản Ðịa của Liên Hiệp Quốc ký vào ngày 13 tháng 9 năm 2007 tại New York mà Việt Nam là quốc gia thành viên. Ðiều cần thiết nữa, nếu Ðảng và Nhà Nước không xem người Chăm như là dân tộc thua trận cần phải tiêu diệt nữa, mà là một sắc dân cấu thành đại gia đình dân tộc trong một quốc gia Việt Nam đa chủng tộc và đa văn hóa, đáng được tôn trọng dù đó là danh dự, nhân phẩm, phong tục tập quán của họ.

Dân tộc Chăm cũng sẽ thoát ra khỏi sự diệt chủng trong thế kỷ thứ 21 này, nếu các nhà nghiên cứu, các lực lượng trí thức và các tổ chức hội đoàn Việt Nam trên thế giới quan tâm đến họ, xem họ như dân tộc anh em cần được bảo trợ và che chở, vì họ cũng là thành phần đã từng đóng góp vào lịch trình xây dựng lịch sử và nền văn hóa Việt Nam được giàu mạnh.

Ðịnh mệnh sống còn của dân tộc Chăm còn tùy thuộc vào nhân tố quyết định quan trọng hơn đó là nội bộ của xã hội Chăm hôm nay. Nếu các lực lượng trí thức và hội đoàn dân tộc Champa trong và ngoài nước từ bỏ mọi tị hiềm mang tính chất cá nhân, gia đình và địa phương, để cùng nhau xây đựng một thế hệ mới trong đó mỗi người Chăm chấp nhận rằng xã hội Champa không phải là sở hữu riêng của một người nào mà là không gian liên đới giữa những thành viên Champa cùng xuất thân từ một nguồn gốc văn hóa và lịch sử. Chính vì thế, mỗi cá nhân và mỗi hội đoàn dù có quan điểm và chủ trương đấu tranh riêng, nhưng lúc nào cũng sẵn sàng ngồi chung với nhau bất cứ nơi đâu và bất kì lúc nào trong không gian liên đới này để cùng nhau tìm ra một giải pháp thực tiễn hầu bảo vệ quyền lợi chung của dân tộc Champa. Nếu không, các lực lượng trí thức và các hội đoàn Champa chỉ là một tổ chức ô hợp và tiêu cực, đang quay lưng với sự thống khổ và số phận hẩm hiu mà dân tộc Chăm trong nước đang gánh chịu hôm nay.

Harak Champaka số 31

Các tin khác:
Trách nhiệm của trí thức Chăm đối với di sản văn hóa của một dân tộc
Vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm sau 1975
Ðặt lại vấn đề tên gọi Khmer Islam



Một thanh niên Chăm bị tra tấn đến chết trong trại giam tại Việt Nam
Qasim Tu
Chủ nhiệm
www.champaka.org
Ðăng ngày 4-9-2008 lúc 1:35 PM
http://www.champaka.org/cgi-bin/viewitem.pl?336&tinvietnam

Ông Bá Văn Bản, 25 tuổi, một thanh niên người Chăm hiền lành ở thôn Văn Lâm, xã Phước Nam, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cũng vì đất đai của mình gần khu vực thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, bị bà Thị Bưởi tự tiện trưng dụng để trồng cây đào, ông Bá Văn Bản quyết tâm đòi lại quyền sở hữu này. Sau nhiều lần hứa hẹn sẽ trả lại đất đai cho ông, nhưng bà Thị Bưởi không thực hiện lời hứa. Trước tình trạng này, ông Bản đến khu đất đai của mình chặt vài cây đào trong rẩy để bày tỏ sự bức xúc của mình. Chính vì thế, gia đình bà Bưởi làm đơn khiếu nại trình lên công an huyện Ninh Phước yêu cầu ông Bản phải bồi thường sự thiệt hại vài cây đào mà ông ta đã chặt bỏ.

Ông Bá Văn Bản
http://www.champaka.org/imagesL/Ba-van-Ban.jpg

Ngày 2 tháng 6 năm 2008, công an đến bắt ông Bản, đưa vô trại giam của Huyện Ninh Phước. Hơn hai tháng trong tù, ông Bản bị tra tấn một cách dã man và vô nhân đạo cho đến trọng thương. Trước tình thế này, công an ra lệnh cho gia đình ông Bá Văn Bản phải đưa ông ta đến bệnh viện tỉnh Ninh Thuận để cấp cứu. Một ngày sau, ông Bá Văn Bản từ trần vào lúc 10 giờ đêm ngày 27 tháng 8 năm 2008 vì mang thương tích quá nặng.

Trước hành vi quá hung ác này, dân làng người Chăm thôn Văn Lâm kéo nhau xuống đường biểu tình yêu cầu chính quyền nhà nước Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và giải thích tại sao một thanh niên người Chăm bị tra tấn và hành hung trong trại giam cho đến chết. Vì chính quyền không thỏa mãn những nguyện vọng của họ, bà con người Chăm thôn Văn Lâm hiện nay vẫn còn tiếp tục biểu tình trước trụ sở công an huyện Ninh Phước.

Ðây không phải là lần đầu tiên mà cán bộ công an Việt Nam đã giết hại người Chăm vô tội. Trước vụ án ông Bá Văn Bản, bà con Chăm vẫn còn nhớ những hình ảnh bi thương mà chính quyền Việt Nam đã dành cho dân tộc này.

- Ngày 13 tháng 1 năm 1991, mộ cán bộ an ninh của chính quyền Việt Nam đã bắn chết ông Bá Văn Minh, gốc người Chăm, trưởng thôn Văn Lâm, tỉnh Ninh Thuận trong lúc ông ta đang ngồi xem phim.
- Ngày 14 tháng 11 năm 1992, một ông đại tá của chính quyền Việt Nam bắn chết ông Nguyễn Văn Danh, gốc người Chăm thôn Văn Lâm, phó giám đốc ngân hàng huyện Ninh Phước, trong một đêm đi săn bắn ở khu vực núi Cà Ti, tỉnh Ninh Thuận.

Hai vụ án vừa nêu ra đều đưa ra tòa xét xử. Nhưng khi xử lý, chính quyền Việt Nam đều cho rằng những cán bộ nhà nước đã gây ra án mạng không có tội phạm gì, vì họ chỉ bắn lầm người Chăm mà thôi. Hy vọng rằng, vụ án ông Bá Văn Bản vào ngày 27-8-2008 không phải là sự tra tấn lầm lẫn người Chăm trong trại giam.

Người Chăm là thần dân của vương quốc Champa xưa kia. Sau 8 thế kỷ đương đầu với cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt, hôm nay họ trở thành một tập thể vong quốc, chỉ còn lại chưa đầy 100.000 người sống chui nhủi trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Mất hết đất đai, quê hương và tổ quốc, dân tộc Chăm không còn làm chủ trên định mệnh của họ nữa. Cho đến hôm nay, dân tộc Chăm vẫn là nạn nhân của một thể chế chính trị, sống trong lo âu và sợ sệt, lúc nào cũng bị chính quyền Việt Nam chụp mũ, ghép họ vào tội phản động, tiếp tay cho tập đoàn Fulro, làm tay sai cho ngoại bang chống phá chính quyền Việt Nam.

Cũng vì quá gánh nặng những oan ức và bất công trong một quốc gia luôn luôn hô hào khẩu hiệu “Ðảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm chủ”, đồng bào Chăm hôm nay có cảm giác rằng họ chỉ là công dân Việt Nam ngoại lệ, sống bên lề xã hội trong một đất nước đa chủng tộc này. Vụ án ông Bá Văn Bản vừa nêu trên là một bằng chứng cụ thể nhằm chứng minh rằng sinh mạng của dân tộc Chăm hôm nay lúc nào cũng bị đe dọa và không có luật pháp nào che chở cho họ.
Qasim Tu
Chủ nhiệm www.champaka.org

Các tin khác:
Phụ Nữ Chăm Văn Lâm Bất Khuất
BIỂU TÌNH ĐÒI NHÂN QUYỀN...
Người Thượng Biểu Tình
Dân Thượng Biểu Tình
Cộng Sản Việt Nam Trả Xác Một Người Thượng Bị Tra Tấn Chết Trong Tù
Biểu Diễn Dệt Gấm
Phái đoàn Hạ viện Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam
Những tù nhân người Mỹ tại Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hòang Sa
Gia Lai: Công An CSVN Đã Đánh Chết Mục Sư Siu Blok
Tội Ác Công An Cộng Sản Việt Nam: Bắt, Giết Dân Degar
Nhiều gia đình đồng bào thiểu số ở Hậu Giang bị thiếu ăn
Phỏng vấn Cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Mỹ nêu chuyện nhân quyền với VN

No comments: