Việt
Nam công bố danh sách 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Người Việt
April
14, 2025 : 11:40 AM
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-cong-bo-danh-sach-du-kien-34-tinh-thanh-sau-sap-nhap/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 14 Tháng Tư, truyền thông Việt
Nam đồng loạt loan
tin ông Tô
Lâm, tổng bí thư CSVN, đã ký ban hành “Nghị quyết 60,” trong đó nêu rõ danh
sách “dự kiến” tên gọi, trung tâm chính trị và hành chính của 28 tỉnh, sáu
thành phố của Việt Nam sau sáp nhập.
Báo
Tuổi Trẻ dẫn danh sách “dự kiến” cho biết có chín tỉnh, hai thành phố được đề
nghị giữ nguyên gồm: Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao
Bằng và hai thành phố Hà
Nội và Huế.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/VN-Sap-nhap-tinh-thanh-1.jpg
Ba
tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sáp nhập, giao thông đi lại là điều được
nhiều người dân quan tâm, nhất là giữa Bến Tre và Vĩnh Long. (Hình: Mậu Trường/Tuổi
Trẻ)
Số còn lại
là 52 tỉnh, thành phố bị sáp nhập còn 23 tỉnh, thành phố “cấp tỉnh mới” gồm 19
tỉnh, bốn thành phố.
Cụ
thể, các tỉnh phía Bắc được hợp nhất như Tuyên
Quang và Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện
nay.
Lào Cai và
Yên Bái, hợp nhất thành tỉnh Lào Cai, trung tâm đặt tại tỉnh Yên Bái. Bắc Kạn và Thái Nguyên hợp thành tỉnh Thái
Nguyên, trung
tâm đặt tại Thái Nguyên. Ba tỉnh Vĩnh
Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ, trung tâm đặt tại tỉnh
Phú Thọ. Bắc Ninh và Bắc
Giang hợp thành tỉnh Bắc Ninh, trung tâm đặt tại tỉnh Bắc Giang. Hưng Yên và Thái Bình thành tỉnh Hưng
Yên, trung tâm đặt tại
Hưng Yên. Hợp nhất ba tỉnh Hà
Nam, Ninh Bình và Nam Định thành Ninh Bình, trung tâm đặt tại tỉnh
Ninh Bình hiện nay.
Riêng
tỉnh Hải Dương và thành
phố Hải Phòng hợp thành thành phố Hải Phòng, trung tâm đặt tại Hải
Phòng hiện nay.
Tại
miền Trung, hai tỉnh Quảng
Bình và Quảng Trị hợp thành tỉnh Quảng Trị, trung tâm đặt tại tỉnh
Quảng Bình. Kon Tum và Quảng
Ngãi hợp thành tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm đặt tại tỉnh Quảng Ngãi. Gia Lai và Bình Định hợp thành tỉnh Gia
Lai, trung tâm đặt tại tỉnh
Bình Định. Hai tỉnh Ninh
Thuận và Khánh Hòa hợp thành tỉnh Khánh Hòa, trung tâm đặt tại tỉnh
Khánh Hòa. Còn tỉnh Đắk Lắk
và Phú Yên hợp thành tỉnh Đắk Lắk, trung tâm đặt tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Riêng
Quảng Nam và Đà Nẵng hợp
thành thành phố Đà
Nẵng,
trung tâm đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Các
tỉnh Nam Trung Bộ, ba tỉnh Lâm
Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng, trung tâm đặt tại tỉnh
Lâm Đồng. Hai tỉnh Đồng
Nai và Bình Phước sáp nhập thành tỉnh Đồng Nai, trung tâm đặt tại tỉnh
Đồng Nai.
Đặc
biệt, Sài Gòn sẽ được hợp
nhất với hai Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương , có trung tâm chính trị-hành chính đặt tại
Sài Gòn.
Ở
miền Tây, hợp nhất hai tỉnh Tây
Ninh và Long An thành tỉnh Tây Ninh, trung tâm đặt tại tỉnh Long An. Tiền Giang và Đồng Tháp sáp nhập thành
tỉnh Đồng Tháp,
trung tâm đặt tại tỉnh Tiền Giang.
Còn
ba tỉnh Bến Tre, Vĩnh
Long và Trà Vinh,
hợp thành tỉnh Vĩnh Long và trung tâm hành chính cũng đặt tại Vĩnh Long.
Hợp nhất Bạc Liêu và Cà
Mau thành tỉnh Cà Mau, trung tâm đặt tại tỉnh Cà Mau. Cuối cùng là hai tỉnh An Giang và Kiên Giang hợp thành tỉnh An
Giang,
trung tâm đặt tại tỉnh Kiên Giang.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/VN-Sap-nhap-tinh-thanh-2.jpg
Các
tỉnh thành sau khi sáp nhập. (Hình minh họa: Tuổi Trẻ)
Riêng
thành phố Cần Thơ sáp nhập
với hai tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm đặt tại Cần
Thơ hiện nay.
Tuy
đã chính thức công bố, song nhà cầm quyền CSVN còn “làm màu” là chờ “lấy ý kiến
dân” sau đó mới chính thức thừa nhận.
Dự
kiến tại phiên họp Quốc Hội Việt Nam diễn ra vào Tháng Năm, Tháng Sáu tới, các
đại biểu Quốc Hội sẽ nhấn nút “thông qua” việc sáp nhập theo chỉ định của đảng
với “đa số phiếu tán thành.”
Bình
luận về sự việc trên, cựu nhà báo Tuổi Trẻ Cù Mai Công bày tỏ trên trang
Facebook cá nhân: “50 năm trước, triệu người vui và triệu người buồn. 50 năm
sau, hàng chục triệu người vui-buồn lẫn lộn chờ ngày sáp nhập.” (Tr.N) [kn]
No comments:
Post a Comment