Sài Gòn,
Chợ Lớn sẽ trở thành tên phường của… thủ đô Sài Gòn
Người Việt
April
15, 2025 : 9:56 AM
SÀI
GÒN, Việt Nam (NV) –
Sài Gòn, Chợ Lớn sẽ được
dùng để đặt tên cho phường ở thủ đô Sài Gòn sau khi sắp xếp lại đơn vị hành
chính cấp xã.
Truyền
thông Việt Nam loan tin tối 14 Tháng Tư, cho biết đó là một phần trong các
phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp các phường đang được Ủy
Ban Nhân Dân Quận 1 và Quận 5 “lấy ý kiến người dân.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/VN-Sai-gon-thanh-ten-phuong-1.jpg
Quận
1 dự kiến sắp xếp 10 phường còn bốn phường là Tân Định, Sài Gòn, Bến Thành, Cầu
Ông Lãnh. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo
đó, quận 1 sẽ có bốn phường gồm: Sài Gòn trên cơ sở diện tích, dân số phường Bến
Nghé hiện hữu và toàn bộ khu phố 1 của phường Nguyễn Thái Bình, rộng hơn 2.6
km2 với hơn 32,000 người.
Ông
Lê Đức Thanh, chủ tịch quận 1, cho biết tên phường Sài Gòn được thành phố “khuyến
khích sử dụng đặt tên cho phương án phường mới.”
Ba
phường còn lại là phường Tân Định được thành lập dựa trên sáp nhập toàn bộ diện
tích phường Tân Định, Đa Kao.
Phường
Bến Thành sáp nhập toàn bộ diện tích phường Bến Thành, Phạm Ngũ Lão và khu phố
1, khu phố 6 của phường Cầu Ông Lãnh và phần diện tích còn lại phường Nguyễn
Thái Bình.
Còn
phường Cầu Ông Lãnh sáp nhập toàn bộ diện tích ba phường Nguyễn Cư Trinh, Cầu
Kho, Cô Giang và phần diện tích còn lại phường Cầu Ông Lãnh.
Theo
lãnh đạo quận 1, việc chọn tên Sài Gòn là “dựa vào yếu tố lịch sử,” nơi này có
các công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa như Bưu Điện, Nhà Hát Thành Phố, Nhà
Thờ Đức Bà… Tính Sài Gòn thể hiện rõ và khi nhắc đến sẽ hình dung ra được.
Trong
khi đó, tại quận 5, phường Chợ Lớn được thành lập dựa trên sáp nhập từ các phường
11, 12, 13, 14, có diện tích khoảng 1.6 km2 với 85,000 người dân.
Ngoài
ra, phường Chợ Quán được lập trên cơ sở sáp nhập phường 1, 2, 4 với diện tích
khoảng 1,2 km2 và phường An Đông sáp nhập từ các phường 5, 7, 9 với diện tích
khoảng 1.3 km2.
Sài
Gòn, Chợ Lớn là tên hai đô thị cũ, lâu đời gắn với thủ đô Sài Gòn trước đây.
Trung tâm của đô thị Sài Gòn chủ yếu ở quận 1, một phần quận 3. Trong khi đó,
thành phố Chợ Lớn là một khu vực đông Hoa kiều sinh sống nằm ven kênh Tàu Hủ trải
dài trên địa bàn quận 5 và quận 6.
Chợ
Lớn vốn riêng biệt với Sài Gòn nhưng những năm 1930-1950 do quá trình đô thị
hóa, Sài Gòn và Chợ Lớn dần dần sáp nhập với nhau.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/VN-Sai-gon-thanh-ten-phuong-2.jpg
Chợ
Bình Tây, trung tâm vùng Chợ Lớn xưa. (Hình: VNExpress)
Tên
Sài Gòn-Gia Định được dùng cho TP.HCM từ 30 Tháng Tư,1975 đến trước ngày 2
Tháng Bảy, 1976.
Nói
rõ hơn về việc đặt tên đối với đơn vị hành chính cấp xã mới, Sở Nội Vụ
TP.HCM đề nghị Ủy Ban Nhân Dân Quận 1 “cân nhắc có một đơn vị hành
chính mới tên Sài Gòn, quận 5 có đơn vị hành chính tên
Chợ Lớn.”
Quận
Tân Bình và huyện Củ Chi “cân nhắc việc đặt tên đơn vị hành chính mới
gắn với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và sử dụng các
tên của xã, thị trấn hiện hữu trước khi sắp xếp.”
Phản
ảnh về cách đặt tên như trên, nhiều người dân đồng tình vì ít ra cũng còn giữ lại
tên xưa. Song, cũng có người cho rằng có phường Sài Gòn thì mất luôn cái tên thủ
đô Sài Gòn. Người Việt ở hải ngoại hay dùng Sài Gòn thay cho TP.HCM. Nếu theo
tên mới, thành phố Sài Gòn chỉ còn là một phường, xã nhỏ. (Tr.N)
No comments:
Post a Comment