Wednesday, April 30, 2025

CÓ GÌ ĐÁNG CHÚ Ý TRONG BÀI PHÁT BIỂU Ở BUỔI LỄ 30/4 CỦA ÔNG TÔ LÂM? (BBC News Tiếng Việt)

 



Có gì đáng chú ý trong bài phát biểu buổi lễ 30/4 của ông Tô Lâm?

BBC News Tiếng Việt

30 tháng 4 năm 2025

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g23jqvv1jo

 

Sáng nay 30/4, lễ kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh đã bắt đầu, với nhiều yếu tố đáng chú ý.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/2d1c/live/13a79a90-25a8-11f0-8c66-ebf25fc2cfef.jpg.webp

Lễ kỷ niệm 30/4 lần này của Việt Nam có quy mô vô cùng lớn

 

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu mở đầu buổi lễ:

 

"Đế quốc Mỹ đã nhanh chóng thế chân thực dân Pháp can thiệp vào Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới, thành tiền đồn ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á và các lực lượng tiến bộ khác trên thế giới."

 

"Triển khai mạnh mẽ chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc với tinh thần chúng ta đều mang dòng máu Lạc Hồng, đều là anh em ruột thịt, 'như cây một cội, như con một nhà'," một đoạn khác nêu.

 

Ý này khá tương đồng với nội dung bài viết có nhan đề "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" của ông mà báo chí Việt Nam đăng tải cách đây không lâu.

 

Nhiều quan chức nước ngoài và người dân cũng tới tham dự và xem buổi lễ. BBC News đã có mặt ở Việt Nam để phỏng vấn một vài người dân.

 

 

Diễn ngôn quen thuộc, nhưng 'mềm hơn'

 

Như những nhà lãnh đạo trước thời mình, Tổng Bí thư Tô Lâm mở đầu bài phát biểu bằng những lời cảm ơn, gửi tới "các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân…."

 

Sau đó, tổng bí thư chỉ trích Mỹ.

 

"Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động số lượng lớn binh sĩ với vũ khí tối tân nhất, hiện đại nhất, triển khai nhiều chiến lược chiến tranh nguy hiểm; tiến hành hai cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo đối với miền Bắc, gây ra nhiều đau thương, mất mát cho nhân dân ở cả hai miền đất nước và hậu quả chiến tranh vẫn còn kéo dài cho tới ngày hôm nay."

 

Ở đây, việc ông Tô Lâm dùng cụm từ "cả hai miền đất nước" cụ thể hơn với cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh.

 

"Chúng [Mỹ] đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta," ông Dũng phát biểu khi ấy.

 

Ngoài ra, ông Tô Lâm không nhắc tới câu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà lãnh đạo Việt Nam thường xuyên sử dụng khi nói tới Chiến tranh Việt Nam.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi phát biểu kỷ niệm 40 năm, và Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, khi phát biểu kỷ niệm 45 năm, đều dùng câu trên.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không đọc diễn văn khai mạc một lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, nhưng từng có bài viết về chiến thắng 30/4/1975 vào năm 2015.

 

Bài viết, ngoài việc cũng trích dẫn câu "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", còn lên án những "tội ác phi nhân tính" của Mỹ, như "hãm hiếp phụ nữ Việt Nam, thảm sát dân thường (tiêu biểu có trường hợp Mỹ Lai), sử dụng chất độc da cam, sử dụng bom napalm và các loại bom chùm có sức sát thương tàn bạo…"

 

Khi so sánh, dường như diễn ngôn của ông Tô Lâm đã "mềm hơn", dù vẫn gọi Chiến tranh Việt Nam là "kháng chiến chống Mỹ", vẫn chỉ trích những hành động của Mỹ trong thời chiến.

 

Khi cảm ơn những phía đã giúp đỡ phe cộng sản chiến thắng Chiến tranh Việt Nam, ông Tô Lâm có nhắc tới "Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em", cũng như "nhân dân tiến bộ Mỹ".

 

Trước đây, khi cảm ơn các phe đã giúp đỡ lực lượng cộng sản trong diễn văn phát biểu, ông Dũng và ông Nhân cũng nói chung chung hơn là "nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới" hoặc là "nhân dân các nước trên thế giới".

 

Cần làm rõ có sự khác nhau trong bức tranh chính trị vào các thời kỳ. Trong những đợt kỷ niệm trước, Mỹ và Việt Nam chưa là Đối tác Chiến lược Toàn diện, "quả tạ" thuế quan cũng không treo lơ lửng trên Việt Nam.

 

Việc Tổng Bí thư Tô Lâm lên phát biểu cũng là một sự khác biệt trong vòng hai thập kỷ qua. Trước đây, trong các lễ kỷ niệm 30 năm và 40 năm kết thúc chiến tranh, người phát biểu khai mạc đều là thủ tướng.

 

XEM TIẾP >>>>>  

 

 





No comments: