Nỗi
ân hận của một ‘dũng sĩ diệt Mỹ’
Thạch Phùng - Saigon
Nhỏ
30
tháng 4, 2025
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/noi-an-han-cua-mot-dung-si-diet-my/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/04/Ngay-ve-cua-mot-dung-si-1024x787.jpg
Rạp
chiếu bóng Kiến Thành là rạp chiếu bóng duy nhất tại Thị xã Quãng Ngãi, được
ông Huỳnh Dân xây vào năm 1950. Sau năm 1975, rạp bị nhà nước Cộng Sản quản lý
và đổi tên thành rạp chiếu phim Hòa Bình. Năm 2017 tỉnh Quảng Ngãi quyết định
đóng cửa rạp chiếu phim Hòa Bình vì chẳng ai vào xem. Đến năm 2023, rạp được đấu
giá và hiện đã chuyển đổi thành khu thương mại. (Hình: Báo Lao Động)
LTS.
Đây là một câu chuyện có thật của một “dũng sĩ diệt Mỹ” ở Quảng Ngãi. Để bảo vệ
sự an toàn cho nhân vật, chúng tôi xin phép không dùng tên thật.
Sau
hơn 35 năm tốt nghiệp kỹ sư, Trung được phân nhiệm về Sở Điện Lực Quảng Ngãi.
Tưởng con đường quan chức mở rộng chào đón một “dũng sĩ diệt Mỹ” năm nào, nhưng
anh cứ loay hoay mãi ở chức vụ phó trưởng phòng vật tư. Nhiều đồng chí, đồng
môn của anh, cùng “lớn lên trong mùa cách mạng” ngày đó, đã từ từ vượt mặt anh,
ngoi lên làm giám đốc, thậm chí có người leo đến chức chủ tịch, bí thư tỉnh.
Xét
về lý lịch, nếu Trung không thuộc loại “thái tử đảng” thì cũng là đảng viên cốt
cán, được đào tạo để sau này nắm quyền lãnh đạo vì thân thế có cha là sĩ quan
quân đội cấp tướng, tư lệnh một quân khu. Mẹ anh là “bà mẹ Việt Nam anh hùng,”
từng bám trụ, đào hầm nuôi giữ nhiều cán bộ qua các giai đoạn chiến tranh. Bản
thân anh cũng từng “nhảy núi” với nhiều chiến công ngay từ tuổi niên thiếu.
Với
gốc gác “con nhà cách mạng nòi” như thế thì con đường tiến thân của anh lẽ ra
bay như diều gặp gió. Thế nhưng, đột nhiên từ một phó phòng sở với nhiều quyền
lợi, anh quay sang rượu chè be bét, rồi mượn cớ say rượu chửi bới lãnh đạo từ
trên xuống dưới, quy kết họ tham nhũng, hối hộ, hạch sách dân,…
Nếu
chỉ là người dân thường, chắc Trung cũng bị ăn cơm tù từ lâu rồi, nhưng nhờ cái
lý lịch đỏ hơn son ấy, không lãnh đạo nào ở cơ quan, ban ngành chính quyền tỉnh
dám “đụng” đến anh, mà thường chỉ thì thầm với nhau: “Chấp chi với tên suốt
ngày say rượu ấy.” Họ luôn tìm cách lánh mặt mỗi khi tình cờ “va” vào anh trên
đường phố, hay trong cơ quan công quyền.
Chẳng
biết khi nào anh say thực, lúc nào say vờ, nhưng mỗi lần từ Sài Gòn hay Đà Nẵng
ra tìm, tôi đều gặp anh trong tình trạng sặc sụa hơi men. Uống rượu với anh,
tôi chỉ ngại duy nhất một điều là anh thường bất ngờ lôi gọi thẳng cho bí thư,
hay chủ tịch tỉnh mà mày tao, chi tớ, chửi rủa om sòm vì chuyện nào đó bất bình
của dân, mà chẳng liên quan gì tới anh.
Có
lần, Trung gọi cho ông bí thư tỉnh họ Phạm. Dù đang họp Hội Đồng Nhân Dân tỉnh,
nhưng ông Phạm vẫn phải phone trả lời ậm ừ cho qua chuyện, rồi hẹn sẽ gọi lại
trao đổi sau khi họp xong. Anh không chịu, đòi ông phải ra ngoài nghe điện thoại
của anh, nếu không anh sẽ tới tận nơi, lôi cổ ông bí thư ra khỏi phòng họp. Chẳng
hiểu Trung có uy tín cỡ nào, hay ông bí thư họ Phạm có bí mật gì cần anh giữ
kín, mà ông ta sợ anh một phép, vội chạy ra ngoài hành lang, nghe anh “chửi như
tát nước” một thôi một hồi.
Không
chỉ một lần đó ở quán nhậu vắng, mà còn nhiều dịp khác ngay tại văn phòng làm
việc, hoặc ở nhà riêng, Trung muốn chửi ông lãnh đạo nào là gọi phone “nhả ngọc,
phun châu.” Anh nói: “Tôi coi vậy chứ còn có ích cho dân. Nhiều vụ việc, tôi la
toáng lên chúng mới quan tâm giải quyết. Giờ tiếng dân chỉ là tiếng kêu giữa rừng
hoang hay ngoài biển cả, có thằng nào thèm nghe. Muốn chúng nghe, chỉ có mâm
cao cỗ đầy, chỉ có phong bì, phong bao dầy cộp; chứ hàng tạ, hàng thước đơn thư
kêu cầu, khiếu kiện cũng vứt vô thùng rác cả. Quan chức giờ hư hết rồi. Chẳng
thằng nào còn nhớ những năm tháng khốn cùng được dân che chở, được dân nhịn miệng
nuôi ăn. Chẳng thằng nào còn nhớ những đồng bào, đồng chí đã hy sinh, thậm chí
đã bị chết oan trong chiến tranh…”
Mỗi
lần nói ra, Trung lại nức nở khóc, rồi bước tới một góc phòng nơi anh đặt một
bàn thờ nhỏ, thắp hương sụt sùi khấn vái. Các con anh cho tôi biết, đó là bàn
thờ của chừng mười oan hồn, được anh mang về thờ khi biết rõ sự thật đau lòng gắn
liền với danh hiệu “dũng sĩ” bất nhân mà anh đã nhận được trước đó.
Tôi
không dám hỏi anh điều oan khiêng ấy, cho tới một ngày nọ, từ Sài Gòn, tôi nhận
được tin anh nhắn, gọi ra Quảng Ngãi gấp, dự “giỗ 40 năm cho vài người thân.”
Sau
lễ cúng trang trọng và bữa cơm chay được anh thực hiện tại ngôi chùa nhỏ sát
chân núi, đường lên ngôi mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Trung kể cho tôi nghe câu chuyện
của những oan hồn mà anh mang về thờ:
“Họ
đã đi theo tôi suốt mấy chục năm, mà tôi không hề hay biết. Nhiều đêm, mơ hồ thấy
những người lính Mỹ hoặc lính VNCH bị tôi sát hại trong một lần duy nhất lập
‘chiến công lừng lẫy.’ Năm đó, tôi đang học Đệ Nhị ở Trần Quốc Tuấn. Đây là
ngôi trường trung học công lập lớn nhất Quảng Ngãi. Chắc chắn ở đây, ai cũng biết
rõ lai lịch tôi có nguồn gốc Việt Minh, cộng sản mấy đời. Cha ở chiến khu Ba
Tơ, rồi tập kết, lại trở về Khu 5 làm tư lệnh. Mẹ bám trụ ủng hộ, nuôi giấu Việt
Cộng. Vậy mà tôi vẫn được chính quyền Miền Nam cho học hành tử tế, chẳng ai gây
rắc rối, làm cho gia đình tôi phiền hà.
Một
hôm, cán bộ từ trên núi xuống, nói tôi phải gia nhập hàng ngũ chống Mỹ cùng với
cha chú. Rồi họ chỉ dẫn sơ sài cách dặt mìn hẹn giờ, và yêu cầu tôi diệt Mỹ
ngay trong lòng thị xã Quảng Ngãi, chứ không cần đi đâu xa.
Không
lâu sau đó, tôi được trao một trái mìn dấu trong giỏ lát, và được lệnh đặt nó
trong rạp chiếu bóng. Cấp trên cho biết hôm đó sẽ có nhiều lính Mỹ tới xem
phim, hay biểu diễn văn nghệ của bên chiến tranh chính trị Sài Gòn ra phục vụ.
Đây cũng là thử thách để cấp trên xem xét kết nạp tôi vào đoàn thanh niên cách
mạng và tương lai sẽ được vào đảng.
Tôi
tiến hành theo đúng kế hoạch. Vào trong rạp, tôi đặt giỏ lát có trái mìn dưới gầm
ghế rồi ung dung bước ra ngoài. Trái mìn nổ tung ngay sau tôi ra khỏi rạp và đến
được chỗ an toàn. Ngay sau đó, tôi được tổ chức giúp chạy lên núi, vào mật khu
để tránh sự truy sát của chính quyền.
Tại
mật khu này, một buổi lễ được tổ chức rất long trọng để tuyên dương “chiến
công” của tôi. Có nhiều lực lượng vũ trang về tham dự, nào quân chính quy từ miền
Bắc, quân chủ lực miền, du kích, đoàn viên từ các vùng mới chiếm đóng… tất cả
lên tới cả trăm người. Tôi được tuyên dương là “dũng sĩ diệt Mỹ”, với thành
tích là đã sát hại một lúc được hơn một chục sĩ quan và lính Mỹ từ căn cứ Chu
Lai và Hạm đội 7.
“Gương
chiến đấu” của tôi còn được phổ biến, bắt các nơi học tập để nhân điển hình.
Nhờ
có danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ” này, mà những ngày tháng trên núi, tôi cũng được
ăn mặc ưu đãi hơn chút đỉnh so với những người khác, vì cũng còn có khi được cử
đi tới đơn vị khác nói chuyện, kể đi kể lại cái thắng lợi này.
Khi
xuất ngũ, tôi được đi học lại theo nguyện vọng, được làm cán bộ đoàn trường nhờ
cái “mác dũng sĩ.” Tôi hoàn toàn tin đấy là sự thật, và rất hãnh diện khi mình
có chút công lao với Đảng.
Sau
khi ra trường, tôi về Quảng Ngãi công tác. Mấy năm đầu cũng không có gì thắc mắc,
nhưng rồi sự thực câu chuyện đánh bom của tôi dần dần được hé lộ. Qua anh em
công nhân ngành điện cũ được lưu dung, và qua lời kể của những người đêm đó bị
thương tật còn sống, và nhất là qua lời chứng của một vài gia đình thân nhân
các nạn nhân, tôi mới biết vụ nổ mìn do tôi thực hiện hôm đó, chẳng có người
lính Mỹ nào, cũng chẳng có ai là lính VNCH nào có mặt để bị tử thương như trong
báo cáo, mà số người chết chỉ toàn đàn bà, trẻ con đi xem chiếu phim mà thôi!”
Trung
thừa nhận, anh bị sốc nặng sau khi biết rõ sự thật, và để tránh ám ảnh, anh lao
vào bia, rượu; trở thành đệ tử lưu linh, anh sống bạt mạng, bất chấp những thế
lực khác tại địa phương. Không ai đụng tới anh, có thể họ nể anh có ông cha cấp
tướng trong quân đội. Dù sao cha anh cũng từng có thế giá. Đệ tử dưới quyền ông
ngày nào, nay cũng đang giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong chính quyền. Mặt
khác, tại Quảng Ngãi cũng còn nhiều quan chức tỉnh được mẹ anh cất giấu, nuôi
dưỡng trong thời kỳ chiến tranh. Dẫu sao, vuốt mắt cũng phải nể mũi, họ cũng phải
tỏ ra họ còn nhân tính, biết nể nang ơn nghĩa năm xưa, nay chịu đựng “thằng con
trời đánh” của ân nhân thì cũng… ráng chịu cho qua chuyện.
Sau
khi nghe Trung kể câu chuyện đau thương, thay vì gọi Trung bằng biệt danh
“Trung cùi” như trước, tôi gọi anh là “Trung khủng bố” Thế mà anh không giận.
Anh nói đối với anh, cái tên “Trung khủng bố” là lời kết án chính xác nhất cho
tên “dũng sĩ diệt Mỹ,” dù có muộn tới mấy chục năm.
Uớc
nguyện nhất của anh lúc này là những oan hồn vì anh mà thiệt mạng, hãy tha tội
cho một tên “khủng bố” vẫn đang phải sống vất va, vất vưởng như anh, với nỗi ân
hận muộn màng, có lẽ đeo đuổi anh đến suốt cuộc đời.
No comments:
Post a Comment