Monday, April 28, 2025

THƯ NGỎ GỬI TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM (Vũ Đức Khanh | Báo Tiếng Dân)

 



Thư ngỏ gửi Tổng Bí thư Tô Lâm

Vũ Đức Khanh

28/04/2025

https://baotiengdan.com/2025/04/28/thu-ngo-gui-tong-bi-thu-to-lam/

 Ottawa, ngày 27 tháng 04 năm 2025

 

Kính thưa Tổng Bí thư Tô Lâm,

 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày “thống nhất đất nước” (30/04/1975 — 30/04/2025), tôi, Vũ Đức Khanh, một người con của dân tộc Việt Nam và cũng là một người Việt xa xứ, xin trân trọng gửi đến ông lời chào cùng những suy tư và tâm huyết về những vấn đề trọng đại của đất nước.

 

Ngày ấy, ông mới 18 tuổi, còn tôi chỉ vừa 9 tuổi. Chúng ta, dù từng đứng ở hai bờ chiến tuyến do dòng chảy lịch sử đưa đẩy, nhưng giờ đây, 50 năm sau, đều cùng hướng về một Việt Nam – chung một nguồn cội mẹ Âu Cơ, chung một sứ mệnh xây dựng và phát triển đất nước.

 

Tôi trân trọng ghi nhận sự thành thật trong bài viết của ông, thể hiện mong muốn chân thành về hòa giải và hòa hợp dân tộc.

 

Tôi tin rằng, với tinh thần đối thoại và tôn trọng lẫn nhau, chúng ta có thể vượt qua những khác biệt, những vết thương lịch sử, để tạo ra một Việt Nam mới, tự do, dân chủ, và thịnh vượng.

 

Ông có lý khi chỉ ra rằng, hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng quá khứ. Quá khứ của dân tộc chúng ta là một chuỗi những bi kịch, những hy sinh, nhưng cũng là bài học quý giá cho những thế hệ sau này.

 

Việc tìm kiếm sự hòa giải, không chỉ đơn giản là xây dựng lại những gì đã đổ vỡ, mà là sự nhận thức rằng một đất nước chỉ có thể phát triển mạnh mẽ khi không còn chia rẽ trong lòng dân tộc.

 

Trong bài viết của ông, tôi cảm nhận được khát khao và tâm huyết muốn xây dựng một Việt Nam thống nhất, độc lập, mạnh mẽ, văn minh và thịnh vượng.

 

Tuy nhiên, hòa giải dân tộc không thể thực hiện nếu không có một bước đi quan trọng: Đối thoại chân thành và minh bạch.

 

Những vết thương trong lòng dân tộc không thể là những vết sẹo vô hình, mà chúng cần được thấu hiểu và xoa dịu bằng sự tôn trọng, công bằng và công lý.

 

Tôi đề xuất một cuộc đối thoại, không chỉ là việc xây dựng một khối đoàn kết giữa những người trong nước, mà còn là việc mở rộng vòng tay đón nhận những người Việt hải ngoại – những người đang mang trong mình một tình yêu sâu sắc với quê hương, nhưng đồng thời cũng mang nỗi đau và những ký ức lịch sử chưa được giải quyết.

 

Tôi tin rằng chính sự mở lòng và hiểu biết giữa các thế hệ, các thế lực khác nhau trong lòng dân tộc sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho một Việt Nam mới.

 

Bởi vậy, tôi xin được đề nghị về một cuộc đối thoại giữa tất cả những người con của đất Việt, trong đó mọi tiếng nói đều được lắng nghe.

 

Không phải là một cuộc đối thoại chỉ để xoa dịu quá khứ, mà là một cuộc đối thoại hướng tới tương lai, nơi mọi người dân Việt Nam, dù sinh sống trong nước hay ngoài nước, đều có thể đóng góp cho sự nghiệp chung.

 

Chúng ta cần phải gạt bỏ những sự chia rẽ, những hận thù để cùng hướng tới một mục tiêu chung, đó là sự thịnh vượng của đất nước, sự phát triển của nền dân chủ và quyền con người.

 

Chúng ta không thể quên lịch sử, nhưng cũng không thể sống mãi trong quá khứ.

 

Chúng ta cần phải xây dựng một tương lai mà mọi người dân Việt Nam đều có thể sống trong tự do, công bằng và cơ hội.

 

Tôi hiểu rằng đây là một con đường không hề dễ dàng, nhưng tôi tin rằng chỉ có thông qua sự đoàn kết và đối thoại thật sự, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu cao cả này.

 

Với tất cả lòng kính trọng và mong muốn tạo ra những thay đổi tích cực cho đất nước, tôi hy vọng rằng Đảng và Nhà nước sẽ mở rộng vòng tay đón nhận mọi tiếng nói xây dựng, dù là từ trong nước hay từ cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

 

Chúng ta có thể khác biệt về quan điểm, nhưng đều chung một mục tiêu: Xây dựng một Việt Nam tự do, dân chủ, thịnh vượng.

 

Tôi tin rằng, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước chỉ có thể thực sự bền vững khi có sự đóng góp của toàn thể nhân dân Việt Nam, dù đang sinh sống trong nước hay ở nước ngoài.

 

Tôi sẵn sàng và mở lòng đón nhận cơ hội để cùng ông, Đảng và Chính phủ Việt Nam tiến hành những cuộc đối thoại chân thành, để từ đó, chúng ta có thể vạch ra con đường đi tới một Việt Nam mới – nơi mọi người dân đều được sống trong bình đẳng, tự do và hạnh phúc.

 

Chúng ta không thể làm lại lịch sử nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm nên lịch sử.

 

Hãy để chúng ta cùng nhau có cơ hội viết nên trang sử mới vẻ vang cho Việt Nam.

 

Xin cảm ơn ông đã dành thời gian đọc thư này.

 

Tôi hy vọng rằng qua những lời chia sẻ chân thành, chúng ta có thể bắt đầu xây dựng nền tảng cho một cuộc đối thoại thực sự và đầy nhân văn.

 

Trân trọng,

 

Vũ Đức Khanh

Một người Việt tự do

 

 

                                                           *****

 

 

Cái lõi của thống nhất và hoà giải là niềm tin

Lưu Trọng Văn

16:30 | Posted by BVN4

 https://boxitvn.blogspot.com/2025/04/cai-loi-cua-thong-nhat-va-hoa-giai-la.html#more

 

Tổng Bí thư Tô Lâm viết:

 

“Ngày hôm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ - từ cựu thù - đã trở thành Đối tác chiến lược toàn diện… Vậy thì không có lý do gì để những người Việt Nam - cùng chung huyết thống, cùng một mẹ Âu Cơ, luôn đau đáu về một đất nước thống nhất, phồn vinh - lại còn mang mãi trong lòng nỗi hận thù, chia rẽ và ngăn cách.

 

Hòa hợp dân tộc không có nghĩa là quên lãng lịch sử hay xóa nhòa sự khác biệt, mà là chấp nhận những góc nhìn khác nhau trong tinh thần bao dung và tôn trọng, để cùng hướng tới mục tiêu lớn hơn: xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hùng mạnh, văn minh, thịnh vượng, để các thế hệ mai sau không bao giờ phải chứng kiến chiến tranh, chia ly và hận thù, mất mát như cha ông từng đối mặt.

 

Chúng ta tin tưởng rằng, mọi người con đất Việt - dù sinh sống ở đâu, dù quá khứ thế nào - đều có thể đồng hành, chung sức, góp phần xây dựng một tương lai tươi sáng cho dân tộc…

Chúng ta không thể viết lại lịch sử nhưng chúng ta có thể hoạch định lại tương lai”.

 

Trong bài viết của mình TBT Tô Lâm kể rằng ông từng gặp và lắng nghe rất nhiều bà con Việt kiều trong đó có nhiều người từng ở “phía bên kia” và ông hiểu họ muốn gì.

 

Vậy có ai trong số họ nói với ông rằng: 

 

“Cái lõi của Thống nhất Dân tộc, của Hoà giải Dân tộc là Niềm tin?

 

Chính quyền trong nước trước hết cứ hành động hợp Lòng Dân trong nước đã. Để trong nước không còn nghi kỵ lẫn nhau, bất cứ người Dân nào khi cất tiếng nói trung thực của mình đều không phải sợ hãi vì sự nghi kỵ ấy. Từ đó hình thành Niềm tin lẫn nhau giữa Dân và chính quyền.

 

Khi toàn Dân trong nước Tin vào chính quyền thì chúng tôi tự nhiên sẽ Tin. Chẳng cần ai kêu gọi, chìa tay, nếu cần phải làm “thuyền nhân”vượt biển trở về thì chúng tôi cũng lên thuyền trở về”.

 

Thưa Tổng Bí thư, khi tiếp xúc với nhiều đồng bào từng ở “phía bên kia”, người viết bài này thường được nghe những lời như thế.

 

L.T.V.

Nguồnv : Tác giả gửi BVN

 

------------------------

Bài viết của ông Tô Lâm

 

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

Báo điện tử chính phủ

28/04/2025 18:19

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/bai-viet-cua-tong-bi-thu-to-lam-nuoc-viet-nam-la-mot-dan-toc-viet-nam-la-mot-119250427115622646.htm

 

 

 

 





No comments: