Kế
sách ‘rút củi đáy nồi’ và ngày 30 Tháng Tư 1975
30
tháng 4, 2025
https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/ke-sach-rut-cui-day-noi-va-ngay-30-thang-tu-1975/
HÌNH
: https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2025/04/30-Thang-Tu-1-1.jpg
Sài
Gòn xưa. (Hình: Facebook)
Ngày
30 Tháng Tư 1975, Sài Gòn, thủ đô miền Nam thất thủ, cuộc chiến ở Việt Nam kết
thúc. Từ đó đến nay, nửa thế kỷ trôi qua. Lễ kỷ niệm 50 năm ngày 30 Tháng Tư được
tổ chức trọng thể hơn bao giờ hết ở trong và ngoài nước, nhưng mang những ý
nghĩa đối nghịch, do trên thực tế ngày 30 Tháng Tư có các tên gọi khác nhau. Và
có nhiều đặc điểm.
Bắc
Việt thắng cuộc thì ca ngợi, gọi là ngày 30 Tháng Tư 1975 là ngày đại thắng chống
Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… vĩ đại nhất
trong lịch sử… tự sướng. Miền Nam thua cuộc thì nói đến Tháng Tư đen chết chóc
và 30 Tháng Tư 1975 là ngày Quốc hận, “ngày miền Nam khiếp sợ giải phóng,” tán
gia bại sản, trắng tay mất sạch vào túi kẻ xâm lăng đội lốt giải phóng.
Người
ngoại cuộc gọi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 là một cuộc nội chiến,
huynh đệ tương tàn giữa Bắc và Nam. Mỗi bên đều có chính phủ được dân bầu, có
Hiến Pháp được quốc tế công nhận. Có vẻ là một cuộc chiến giữa hai lý tưởng Mác
Lê và tự do, dân chủ phi Mác Lê.
Cao
siêu hơn thì vạch ra đây là một cuộc chiến tranh “ủy nhiệm” (proxy war). Bắc Việt
được Xô – Tàu cung cấp toàn bộ quân viện để đánh thuê cho chủ nghĩa cộng sản.
Miền Nam được Mỹ và đồng minh giúp đỡ, chiến đấu tự vệ cho thế giới tự do.
Nhìn
một cách thực tế thì chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 là để giúp kẻ thắng
thoát nghèo.
Người
dân miền Nam nói đến ngày 30 Tháng Tư 1975 thì gợi lại hình ảnh xe tăng Bắc Việt
húc cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập xen lẫn hình ảnh kẻ thắng thu hoạch lợi phẩm,
thuyền nhân chết trên biển cả, những trại tù cải tạo rùng rợn, những vùng kinh
tế mới cằn cỗi. (1) Đã 50 năm trôi qua.
Cuộc
chiến ở Việt Nam có nhiều sắc thái, đặc điểm, hơn bất cứ một cuộc chiến tranh
nào.
1- Đó là một cuộc chiến phát khởi chậm chạp,
tăng cường độ dữ dội vào phút chót. Điều này khác với thông thường, chiến tranh
ác liệt ngay từ đầu, điển hình giữa Nga và Ukraina hiện tại.
2- Kết thúc dứt khoát, có kẻ thắng người thua,
không hòa. Ví dụ Thế Chiến II (1939-1945), chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)
thì hòa, cắt đôi đất nước thành lập Nam Hàn và Bắc Hàn.
3- Nhiều huyền thoại chiến tranh. Lái phi cơ núp
trong mây, chờ địch bay ngang, nổ máy xông ra bắn hạ 7 máy bay địch gồm cả
B-52, vừa lấy tay bít các lỗ đạn trên thân máy bay mình (Nguyễn Văn Bảy). Lấy
thân lấp ổ châu mai (Phan Đình Giót); lấy thân chèn vào càng pháo, ghìm giữ
không cho khẩu pháo cao xạ 37 mm bị lăn xuống vực (Tô Vĩnh Diện). Nhỏ người
nhưng tay không từ dưới nhảy vọt lên níu càng máy bay trực thăng địch, ghìm
không cho bay lên (Bùi Minh Kiểm)…
4- Điều nghịch lý bên
thắng là bên nghèo. Ăn mặc thiếu thốn, có được chiếc đồng hồ Liên Xô đeo tay,
chiếc xe đạp, đã là một tài sản lớn, ước mơ cả cuộc đời. Bên thua thì xe hơi,
xe gắn máy chạy rợp đường, trong nhà thì tivi, tủ lạnh, bếp điện, máy giặt. Ấy
thế mà thua đau, mất sạch. Thì ra miền Bắc nghèo thật nhưng không thiếu súng đạn,
tăng pháo Xô-Tàu cung cấp, lại đánh thí mạng cùi. Và trong Nam thì cực khổ lắm,
bị Mỹ ngụy kìm kẹp, mất tự do, miền Bắc phải vào giải cứu!
Kẻ
nghèo mạt đi giải phóng một anh nhà giàu, nghe lạ tai, chưa hề có. Tất phải có
nguyên do. Thực tế thấy rõ giải phóng hoàn tất là của cải miền Nam đổ tràn ra Bắc
như nước vỡ đê. Nhà cửa, phố xá không biết đi thì được chia chác, phân phối cho
đảng viên, cán bộ làm chủ.
Để
giữ thể diện, lãnh đạo miền Bắc biện minh bằng cách “làm tới,” buộc tội “chống
phá, phản bội, nợ máu, tay sai”… tăng cường khủng bố, cải tạo công thương tịch
thu tài sản, ba lần đột ngột đổi tiền, vơ vét, cắt hộ khẩu buộc đi kinh tế mới ở
đồi núi cằn cỗi.
Lập
trại tù học tập cải tạo để thể hiện sự khoan hồng của chế độ song ở các nơi sơn
lam chướng khí, hành hạ man rợ thân xác, hạ nhục nhân phẩm…. Trại học tập hay để
trả thù?
Nhiều
trại viên trí thức miền Nam lao động tốt, được dạy Mác-Lê 10 đến 20 năm ròng vẫn
chưa tiếp thu đạt mức tối thiểu tốt nghiệp vớt, cho ra trại. Phước lớn là trại
viên chỉ được dạy Mác-Lê, tư tưởng, đạo đức HCM chưa kịp ra lò, tai biến tẩu hỏa
nhập ma khó xẩy.
5- Hai sự kiện độc đáo, “Dấu ấn” của ngày
30.4/1975, không đâu có, là:
1.
a)
Di tản vượt biển. Tiếng Anh gọi là “Vietnamese boat people” (Thuyền nhân Việt
Nam). Gần một triệu người đã liều minh ra đi trên những chiếc thuyền nhỏ chở đấy
ắp người, nam nữ già trẻ. Tất nhiên hơn một nửa gởi thân xác trên biển cả (năm
1954 di cư trật tự, an toàn), số còn lại đến được bờ bến tự do. Một số đông bị
công an đuổi bắt trở lại, tịch thu tiền của, giam tù vì tội vượt biên trái
phép.Trong lịch sử di tản do chiến tranh là nhiều song theo đường bộ và tử vong
rất thấp.
2.
b)
Áp đặt chế độ cai trị thuộc địa lên miền được giải phóng với mỹ từ ‘Thống nhất
đất nước’. Còn nhớ thời Đế quốc Pháp thống trị nước ta (1884-1945), chúng gởi đến
một số quan chức Pháp cầm đầu nền hành chánh song vẫn duy trì triều Nguyễn với
quyền hành tiếp xúc với dân.
Pháp
tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán bản địa. Cộng sản thì từ rất sớm đã lên kế
hoạch cai trị miền Nam triệt để, toàn diện. Bị tiêu hủy tận gốc văn hóa miền
Nam, đốt sạch toàn bộ văn, nhạc phẩm, sách báo… Cả một cỗ máy cai trị hoàn chỉnh
được bê vào Nam để thay thế, từ A đến Z, trường kỳ.
Như
thế chúng gọi là “Giải phóng miền Nam (!?).
Minh
họa điển hình là vụ bạo loạn vũ trang của người Thượng ở Đắk Lắk, Tây Nguyên
ngày 11 Tháng Sáu, 2023, đang đêm tấn công vào trụ sở UBND và đồn công an ở 2
xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Bốn công an bị giết, hai bị thương nặng gồm
thượng úy, đại úy, thiếu tá. Hai bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND đều hy sinh. Các
cán bộ được gởi đến công tác ở chốn xa xôi này và chịu thương vong là người miền
Bắc từ Nghệ An, Thanh Hóa đến Bắc Giang, Hưng Yên.
Hiện
tại ở Bộ Ngoại Giao, mọi cấp tùng sự trong và ngoài nước hầu như toàn người Bắc
độc chiếm. Có thể thấy qua vụ tham nhũng ”Các chuyến bay giải cứu” năm 2021-22
thời dịch Covid-19. Xướng ngôn viên, MC truyền thanh, truyền hình trên khắp nước
hầu như đều phát âm giọng Bắc. Các đại tướng QĐND và CAND tại chức đều là người
miền Bắc, lãnh đạo Đảng, Nhà Nước. Tổng bí thư hiện nay phải không được là người
miền Nam… Nói chung, trong Nam ở đâu thì người ngoài Bắc cũng được đưa vào chiếm
đa số áp đảo về chức vụ và số lượng.
6- Một đặc điểm quan trọng của miền Bắc về chiến
lược dẫn đến ngày 30 Tháng Tư 1975 là sử dụng kế sách thứ 19 “Rút củi đáy nồi”
(Phủ để trừu tân (釜底抽薪) trong “Tam thập lục kế,” đánh tiêu hao hậu
cần. Thi hành Hiệp Định Hòa Bình Paris kêu gọi ngừng bắn (và cấm Bắc Việt đưa
thêm quân vào Nam Việt Nam), Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam vào năm
1970, và những người lính cuối cùng trở về vào Tháng 1 năm 1973, xem như Mỹ tác
chiến bị CS Bắc Việt vô hiệu hóa.
Ngay
sau Hiệp Định Hòa Bình Paris, Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm ngân sách lớn cho viện
trợ quân sự cho Nam Việt Nam. Cộng với mất sự cộng tác trực tiếp của binh lính
Mỹ về nước, bị “rút củi đáy nồi,” QLVNCH nhanh chóng rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Mặc dù vẫn là lực lượng chiến đấu hiệu quả trong suốt năm 1973 và 1974, nhưng đến
năm 1975, lực lượng này tan rã.
Sài
Gòn, thủ đô của Nam Việt Nam, bị QĐNDVN vũ trang hùng hậu với đại pháo, xe tăng
Xô-Tàu chiếm vào ngày 30 Tháng Tư 1975, và chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Kế
20 – Hỗn thủy mạc ngư (混水摸魚) Đục nước bắt cá. Bắc Việt lợi dụng tình thế
hỗn loạn để bắt trọn địch quân, và thi hành các mục tiêu kinh tế, chính trị của
mình.
____
Thông
thường với một chiến thắng lớn, bên thắng tổ chức kỷ niệm, lâu dần nhắc nhở cho
có lệ. Năm nay 2025 lễ kỷ niệm đánh dấu 50 năm ngày 30 Tháng Tư 1975 rất lớn
song có ý nghĩa vô cùng tiêu cực. Với thời gian chia rẽ và thù hận càng sâu sắc.
Lỗi tại bên nào?
Hàng
triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài, khắp năm châu từ Úc qua Âu châu sang
Canada, Mỹ tưởng niệm ngày 30/4 năm nay với chủ đề “Hành Trình 50 Năm Tìm Tự
Do.” Lễ lạc gồm thượng kỳ, hội thảo, văn nghệ trình diễn, công chiếu các bộ
phim thuyền nhân vượt biển; radio và Đặc san 50 năm rời quê hương, lột trần mặt
trái giải phóng, tri ân nước đón nhận. Một bảo tàng trưng bày chứng tích tội ác
của “Giải phóng trấn lột miền Nam” được lên kế hoạch.
Tại
quốc nội năm nay, ngày 30 Tháng Tư được gọi là ngày Đại thắng giải phóng miền
Nam. Ngày lễ kỷ niệm 50 năm thì được gọi là ngày Đại lễ Kỷ niệm 50 năm. Thêm chữ
‘Đại’. Cộng sản cho triển khai một chương trình đại lễ đồ sộ, tráng lệ, gây tiếng
vang quốc tế, làm nên lịch sử. Khối quần chúng mọi tầng lớp và kiều bào diễu
hành; diễu binh thì với 3,000 binh sĩ và công an đáp xe lửa từ Bắc vào nhập cuộc
cùng quân đội ba nước lân cận tham gia, rất độc đáo. Có hơn 13,000 người đồng
diễu. Khối vũ trang mặc quân phục mới toanh, màu sắc tùy theo binh chủng, động
tác nhịp nhàng, oai vệ, đẹp mắt; chia thành nhiều toán, mỗi toán hàng ngang 10,
dọc 10, thêm 1+3 người đi trước mang cờ. Đoàn người đi dài có đến vài cây số.
Điều bất lợi là quân phục cùng mẫu mã, diễu binh cùng bộ điệu, kéo dài có thể
làm nhàm chán khán giả? Hơn nữa vắng mặt trình diễu cơ giới, pháo lớn, tên lửa…
song có đợt bắn pháo bông tại 30 địa điểm, bắn 21 loạt đại bác, trình diễn thiết
bị bay không người lái (drone) trên sông Sài Gòn. Đoàn trực thăng bay lượn
giăng cờ sao vàng búa liềm trông ngoạn mục, phi đội tiêm kích nhào lộn, xé gió
gầm rú trên bầu trời, xếp hình xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập…
Làm
linh đình cho lắm cũng không rửa sạch được các tội ác tày trời đi kèm giải
phóng. Đại lễ còn gồm thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua,
khen thưởng, hội thảo, tọa đàm, triển lãm văn hóa, văn nghệ, hòa nhạc, thể thao
ở mỗi cơ quan, mỗi địa phương. Có gần 7,000 bài dự thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Giá
dự thi có bài nói đến nỗi thống khổ của đồng bào miền Nam bị giải phóng lột sạch,
song cũng vui thầm đã giúp ích đồng bào miền Bắc thoát cảnh nghèo, và tiếp cận
lối sống phóng khoáng tự do dân chủ, công bằng bác ái, văn minh đa chiều!
Thói
thường “Giấu (ẩn) ác khai thiện.” Cộng sản làm thế để duy trì ủng hộ cho thể chế
độc đảng, mỗi năm đến ngày 30 Tháng Tư, CSVN lại thừa cơ khơi dậy hận thù và
lòng yêu nước, lôi Mỹ ra sỉ nhục, gán ghép các tội ác trong chiến tranh Việt
Nam, và kể công đã oai hùng đánh tên đầu sỏ Đế quốc cút về nước! Mỹ thì chỉ thị
các quan chức ngoại giao không đến dự Đại lễ 30 Tháng Tư.
***
(1)
Cố Tổng Bí Thư Đỗ Mười (nhiệm kỳ 1991-1997) lúc ông đang là ủy viên ban bí thư
Trung Ương Đảng phụ trách đánh tư sản, kiểm kê và tịch thu tài sản nhân dân miền
Nam, ngày 20 Tháng Hai, 1976 vào lúc 10 giờ 15 phút, trước sân tòa Đại Sứ Hoa Kỳ
tại Sài Gòn, được kể lại là đã từng tuyên bố: “Giải phóng miền Nam chúng ta có
quyền tịch thu tài sản trưng dụng nhà cửa, hãng xưởng, ruộng đất chúng nó [ám
chỉ người dân miền Nam], xe chúng nó ta đi, vợ chúng ta lấy, con chúng nó ta bắt
làm nô lệ, còn chúng nó thì ta đày đi kinh tế mới và nơi rừng sâu nước độc,
chúng nó sẽ chết lần mòn.” (nguồn: Thầy giáo trong trại tù cải tạo
https://conganhuynh.com › ThayGi… ).
No comments:
Post a Comment