Cứ
đến dịp này hàng năm là tôi lại chia sẻ những suy tư về ngày 30.4.1975, ngày
đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc.
Gần
đây tôi không hay viết lên mạng về nhiều đề tài mà người ta quan tâm, từ kẻ mà
tôi biết là bất lương đang phá hoại nước Mỹ và thế giới, từ nhà tu hành chân đất
đang làm cho nhiều người nghĩ lại về đức tin của họ gửi vào Phật giáo, rồi việc
kỷ niệm ngày 30.4 thế nào cho hợp đạo lý…
Đầu
tiên vì tôi còn nhiều việc khác phải làm trong phần còn lại của cuộc đời đang
chuyển sang đoạn kết.
Thứ
đến là tôi không muốn sa vào các cuộc cãi vã vô bổ với những người luôn nghĩ là
họ đang nắm chân lý.
Lý
do nữa là: Mạng xã hội đem lại “tự do thông tin” cho con người, nhưng cũng là
nơi nuôi trồng và truyền bá những virus độc hại. Đám virus này đã đem lại những
đại dịch đầu tiên. Đó là lối sống tiêu xài vô bờ bến của con người đang phá hoại
tài nguyên trái đất (ngay cả trên mạng). Đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã
đưa những kẻ như Trump, như Milei (Argentina) lên cầm quyền, đã giúp cho AfD, đảng
tôn sùng Hitler trở thành chính đảng lớn thứ hai ở Đức v.v và v.v.
Tôi
đã bớt sử dụng Facebook vì nó đã bị các thế lực đen tối thao túng.
Tôi
đã tập trung để phát hành một cuốn sách nhằm góp phần hàn gắn những vết thương
chiến tranh. Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong ba năm qua để tìm hiểu các
nhân chứng sống, truy tìm các nguồn tư liệu, đã chuẩn bị tài chính cho việc xuất
bản sách vào dịp 30.4 năm nay.
Khi
viết cuốn sách này tôi đã trên 70 tuổi, trong đó, nửa cuộc đời sống ở nước
ngoài. Tôi đã trải qua cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960-1970 ở miền
Bắc, đã sống giữa cuộc chiến tranh lạnh ở CHDC Đức bên cạnh bức tường Berlin,
đã chứng kiến cuộc sống của người miền Nam những ngày đầu tiên sau 30 tháng Tư
năm 1975, cũng như cuộc sống ở Đức ngay sau ngày thống nhất đất nước. Tất cả
các trải nghiệm đó đã giúp tôi hiểu được sự vật vã của cả hai dân tộc sau mỗi
bước ngoặt đầy đau khổ, tuy khác nhau về cách giải quyết và kết cục.
Tôi
sinh ra ở miền Nam, trong khi gia đình vợ là người Bắc. Hai cuộc chiến tranh vừa
qua đã để lại những vết xé trong hàng triệu gia đình, bất kể vùng miền, thành
phần giai cấp. Sự chia rẽ đến từ hận thù do đạn xả sang nhau, do tuyên truyền
và bóp méo lịch sử, do vắng bóng lòng vị tha…
Vì
vậy tôi đã tập hợp những nhân vật và sự kiện lịch sử liên quan đến người thân bạn
bè. Những con người này, với lòng nhân ái, sự bao dung và hy sinh vô tận đã góp
phần hàn gắn những vết thương do hận thù gây ra, đã làm cho gia đình hạnh phúc,
cho xã hội không bị tan rã. Tất cả mọi câu chuyện đều được thẩm định và chứng
giám bởi chính nhân vật hoặc thân nhân, có nguồn gốc từ các tư liệu quốc tế và
nước nhà.
Bài
viết của ông Tô Lâm cách đây vài hôm đang được dư luận chú ý. Đúng, lịch sử
không thể viết lại, nhưng phải viết cho đúng.
Quá
khứ là để ghi nhớ, để tri ân và để rút ra bài học. Chính xác! Bài học đúng chỉ
rút ra được từ sự thật.
Đáng
tiếc, nền kiểm duyệt ở Việt Nam đã khiến cho cuốn sách không ra kịp trước ngày
30 tháng Tư như dự định. Lý do chỉ là vì nó muốn đi đến tận cùng của sự thật. Một
số bạn đang đọc bài này đã chứng kiến số phận long đong của quyển sách từ nhiều
tháng qua.
Hôm
nay một nhà xuất bản ở Hà Nội đã thống nhất với tôi về nội dung và đang xin
phép xuất bản cuốn ký sự tư liệu “Xuyên Qua Mọi Chiến Tuyến” trong thời gian tới.
Hiện
tại tôi chưa thể nói bao giờ sách được cấp phép in. Nhưng với những gì mà người
lãnh đạo cao nhất Việt Nam tuyên bố hôm rồi, tôi hy vọng: Một công dân như tôi
cũng phải được đóng góp vào quá trình xây dựng kỷ nguyên mới của dân tộc.
.
No comments:
Post a Comment