Tiết lộ của cựu
CIA: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bị Mỹ 'đâm sau lưng' như thế nào?
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cql6xz6nv14o
"Tổng
thống Thiệu bị lợi dụng, bị ép từ chức để Mỹ có thể đàm phán hòa bình với cộng
sản. Ông Thiệu khi ấy chỉ là con tốt trên bàn cờ," cựu CIA Frank Snepp nhớ
lại những ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Tổng
thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, người cầm quyền từ 1967-1975
Ông
Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn đầy biến động
1967-1975. Ông Thiệu từng là một ứng viên yêu thích của Hoa Kỳ và dần trở thành
một "con bài mặc cả" trong việc đàm phán hòa bình với Bắc Việt.
Ngày
21/4/1975, ông Thiệu từ chức và bị ép phải đi lưu vong bốn ngày sau đó.
Nhà
phân tích Frank Snepp của CIA được giao nhiệm vụ lái chiếc xe chở cựu Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhứt để bay tới Đài Loan và chứng kiến
những khoảnh khắc của ông Thiệu trước khi rời Việt Nam:
Quảng
cáo
"Tôi
dành sự kính trọng lớn lao dành cho Tổng thống Thiệu. Dù bị buộc rời Việt Nam một
cách đầy nhục nhã, phải đối mặt với sự sỉ nhục lớn nhất mà bất kỳ tổng thống
nào của một nước phải đối mặt nhưng ông vẫn giữ phẩm hạnh và sự tôn nghiêm khó
có ai làm được nếu trong hoàn cảnh đó," ông Snepp nói với BBC.
Tổng
thống Thiệu 'đã khóc'
Snepp
là nhà phân tích đứng đầu của CIA về chiến lược của Bắc Việt trong Chiến tranh
Việt Nam. Sau khi trở về Mỹ, ông đã viết cuốn sách Decent Interval, với nhan đề
ngụ ý về việc Mỹ muốn có một khoảng cách thời gian hợp lý giữa việc rút quân và
sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa (khoảng thời gian 'coi được'), để Mỹ không bị
coi là đã bỏ rơi đồng minh hoặc thua trận một cách trực tiếp.
Trong
cuốn sách, ông Snepp kể rằng phu nhân Tổng thống Thiệu do quá sợ sẽ có cuộc ám
sát xảy ra nên đã rời khỏi Việt Nam, bay qua Bangkok bằng chuyến bay thương mại
vào ngày 24/4/1975. Nhưng ông Thiệu lúc đó vẫn chưa muốn rời Việt Nam vì tin rằng
mình vẫn còn đóng vai trò nào đó.
Ông
nói với người em họ là Hoàng Đức Nhã - cũng là Tham vụ Báo chí của tổng thống -
rằng nếu phải ra đi, ông phải "ra đi trong danh dự". Ông Nhã đã đáp lại
bằng sự thúc giục, lo lắng cho sự an nguy của ông Thiệu:
"Không,
thưa Tổng thống, giờ không còn thời gian cho danh dự hay sự thù hằn nữa. Ngài
phải rời đi ngay."
Frank
Snepp cũng ghi lại trong sách rằng Tổng thống Trần Văn Hương khi đó không thể
hình dung được một ngày chính mình phải ép ông Thiệu đi lưu vong và ông sợ rằng
những người trung thành của ông Thiệu sẽ trả thù ông một cách tàn bạo. Vì vậy,
ông Hương đã đi nhờ Đại sứ Mỹ Graham Martin thực hiện việc này.
Snepp
viết rằng, Đại sứ Martin không muốn đứng ra ép ông Thiệu phải đi khỏi Sài Gòn
vì ông muốn giữ được tiếng thơm rằng đại sứ quán Mỹ không trực tiếp nhúng tay
vào sự sụp đổ chính trị của ông Thiệu.
No comments:
Post a Comment