VỀ
CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTLER Ở UKRAINE – NGÀY 29/4/2025
Còn
đúng 10 ngày nữa là người Ng@ lại kỷ niệm, năm nay là 80 năm chiến thắng
phát-xít. Lần cuối cùng tôi viết bài về sự kiện này vào ngày 10/5/2023, hơn một
năm sau khi nổ ra cuộc chiến. Bây giờ, quý vị có thể đọc lại bài đó tại đây:
nhưng
theo tôi, mốc thời gian này không quan trọng bằng thời điểm trước đó 1 năm, khi
mà Putler thua trận ở Kyiv và hắn quyết định mở một chiến dịch mới, Chiến dịch
Donbas, mà hashtag tôi vẫn sử dụng là #the_battle_of_Donbas
.
https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/675808360173891
nhưng
điều thú vị nhất là không hề cố tình, nhưng bài trước và bài sau cách nhau 1
năm, tôi sử dụng cùng một khái niệm để đặt tiêu đề cho bài viết. Kỷ niệm lễ chiến
thắng 2022, tôi viết bài “Chiến thắng” lịch sử của Putler, và một năm sau đó là
bài Thất bại lịch sử của Putler, và khác nhau cái dấu ngoặc kép.
Đến
nay, sau bài viết đầu tiên thời gian đã trôi qua hẳn 3 năm, và chúng ta vẫn chứng
kiến Putler đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ cái “chiến thắng” đầu
tiên. Đến cái mức mà, bất chấp bọn “lều báo” xứ Nam Quảng Tây ca ngợi “chiến
thuật kỳ tài” của quân đội Ng@ khi đang huấn luyện binh lính sử dụng… xe máy 2
bánh để đảm bảo cơ động trên chiến trường. Khi tôi ví những chiếc xe này như
Babetta thời xưa, có bác còn phê bình như vậy là xúc phạm Babetta. Như chị Phạm
Thị Minh bạn tôi, chuyên gia quân sự có nhận xét: xe máy là phương tiện không bảo
vệ được người lính (bộ binh là lực lượng dễ tổn thương nhất trên mặt trận) vì vậy
đây là một bước lùi thê thảm của quân đội Ng@.
Quân
đội thứ nhì thế giới phải cho lính chạy Ba-bét-nhè. Dường như đây là một trò
đùa của người Ng@, không phải là một nỗ lực nghiêm túc.
Trên
chiến trường, mặc dù người Ukraine cố tình không để thông tin chính thức tuôn
ra ngoài, nhưng những nỗ lực của Ng@ ở hướng Pokrovsk được ghi nhận là đã CHÍNH
THỨC DỪNG LẠI từ cách đây mấy tuần, và bây giờ đến lượt người Ukraine phản
công. Chưa hết, hướng Toretsk cũng vậy, mặc dù ở đây các báo cáo cho thấy Ng@
có tấn công được, nhưng là những đợt tấn công kiệt quệ và tuyệt vọng.
Nguồn
tin của tôi cho biết, các đơn vị của Tập đoàn quân Cận vệ hợp thành số 8 (Quân
khu miền Nam) đang nhanh chóng tiến đến chỗ… mất sức chiến đấu. Mặc dù được nhận
danh hiệu Cận vệ vào tháng Tám năm ngoái, nhưng điều đó không giúp nó có thêm sức
mạnh. Danh hiệu thì vinh dự nhưng không mài ra mà ăn được. Các đơn vị thành
viên của nó vẫn tiếp tục nhận được những mệnh lệnh trên trời bất chấp nguồn lực
vật chất và nhân lực ngày càng cạn kiệt.
Tôi
chờ đợi một sự đổ vỡ lớn ở hướng từ Toretsk xuống đến Pokrovsk liên quan đến
cái Tập đoàn quân này. Hai trung đoàn xương sống của nó như Trung đoàn bộ binh
cơ giới 102 (в/ч 91706) và Trung đoàn bộ binh cơ giới 103 (в/ч 91708) đang có
những báo cáo về tình trạng nghiêm trọng xảy ra bên trong. Trung đoàn xe tăng Cận
vệ số 10 cũng báo cáo tình trạng thê thảm về khí tài (xe tăng) vừa thiếu vừa hỏng.
Lại câu chuyện cái chạy được thì không bắn được, cái bắn được thì không chạy được.
Về
“vĩ mô” hay “chiến lược” mà nói, chế độ hợp đồng chiến đấu của Ng@ khi mới được
áp dụng, được ca ngợi là một quyết định ưu việt (chuyên nghiệp hóa quân đội),
nhưng thực tế chế độ này không thu hút được nhiều người ký hợp đồng như mong đợi,
do vậy các hợp đồng tập trung ở các đơn vị sĩ quan và tinh nhuệ, đặc biệt là
các đơn vị không quân. Những người ký hợp đồng vào phục vụ trong các đơn vị,
quân chủng, binh chủng này… chủ yếu nhắm tới thu nhập cao chứ không có mục tiêu
chiến đấu vì lý tưởng hay vì muốn thi thố kỹ năng chuyên nghiệp đã được trang bị.
Tính
chất khốc liệt của cuộc chiến tranh Putler đang thi hành ở Ukraine đã làm phân
hóa rõ rệt hai chế độ hợp đồng chiến đấu và nghĩa vụ quân sự của Ng@. Về cơ bản,
các đơn vị lính nghĩa vụ sẽ làm những nhiệm vụ phía sau, phục vụ cho các đơn vị
chiến đấu. Khi cuộc chiến tranh xâm lược của Putler bắt đầu tháng 2/2022, các
đơn vị “dự bị chiến đấu” theo luật 2021 (BARS 2021) bắt đầu được đưa ra mặt trận.
Đây là nhóm có thể nói là “có kinh nghiệm” nhưng thường là độ tuổi trung bình
cao hơn các nhóm đơn vị khác.
Hiện
tại, chế độ chiến đấu theo hợp đồng bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm không thể
xóa nhòa được. Khi áp dụng chế độ này, quân đội Ng@ được cho là “có tỉ lệ đào
ngũ thấp hơn hẳn” – thậm chí so với Ukraine (là nước đang có chiến tranh và
nhìn chung việc phục vụ trong quân đội với nam giới là bắt buộc) – nhưng trong
quân đội Ng@ tình trạng đào ngũ (phá bỏ hợp đồng chiến đấu) ngày càng nhiều. Điều
này được giải thích là do nhiều yếu tố, rất nhiều: binh lính vỡ mộng vì các ca
bị quịt tiền ngày càng phổ biến, nhất là khi hi sinh lại bị giải thích là mất
tích… đền bù thương tật cũng bị gian dối rất nhiều… nhưng phổ biến hơn là tình
trạng vô trách nhiệm của các đơn vị: người ký hợp đồng với họ không phải là các
đơn vị sử dụng họ… Về nguyên tắc, việc cung cấp và trang bị cho họ thuộc về bên
ký hợp đồng sử dụng lính chiến đấu, tức là Bộ quốc phòng Ng@, nhưng đó là lý
thuyết, và thực tế thì từ văn phòng tuyển quân đến đơn vị chiến đấu là hai chỗ
hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau cả. Việc cung cấp và trang bị cho họ, thuộc
về ngành hậu cần, dần dần người ta có suy nghĩ: chúng nó ký hợp đồng là để… ch.ết,
vậy tại sao lại phải vội? Vì vậy: không đủ trang bị, trang bị rởm, vũ khí hỏng
cũ nát không được sửa chữa vẫn phát… và cuối cùng thì cả tuần không nhìn thấy mặt
“anh nuôi” tức người phát bữa ăn. Đó là tình trạng của quân đội Ng@ hiện nay.
Đến
đây, ắt có vị hỏi tôi: tại sao quân đội bê trễ như thế, mà quân đội Ukraine vẫn
không thắng nổi? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Chẳng hạn theo thông tin
chính #Zelenskyy
cho chúng ta biết vào đầu năm nay, lực lượng vũ trang Ukraine có 910.000 người
cả thảy, trong khi Ng@ duy trì một quân số khoảng 800.000 người… Nhưng nếu nói
đối diện nhau, thì Ukraine chỉ có khoảng hơn 400.000 người, nghĩa là bằng một nửa
so với của Ng@. Với quân số như vậy thì dù có bê trễ đến mấy, quân Ng@ vẫn đủ sức
giữ vững trận tuyến.
Nhưng
quân số đông lại có điểm yếu của nó, như trên đây tôi viết là việc cung cấp là
không bao giờ đủ. Vì vậy chúng ta có thể thấy trên phần lớn mặt trận hai bên giữ
vững phòng tuyến và quấy rối nhau, còn Ng@ tấn công chỉ ở một số hướng chính
(như có lần tôi đếm được khoảng 5, 7 hướng chính gì đó) trên một mặt trận đến
1200 ki-lô-mét như vậy thì quả là quá ít.
Từ
phân tích trên, chúng ta thấy hình như có một sự bế tắc không hề nhẹ trên chiến
trường: không bên nào đủ sức đánh đòn kết liễu. Không những thế, những thông
tin từ truyền thông đặc biệt từ khi Trump lên nắm quyền, say sưa theo hướng mô
tả Ng@ đang thắng thế, mà như một bác bạn Facebook của tôi viết: “từ khi Trump
lên cầm quyền, Ng@ càng đánh càng mạnh.” Chắc chắn bác này không bao giờ đọc
bài của tôi. Tôi không phải thánh thần gì, nhưng những nỗ lực chắt lọc thông
tin và tính toán của tôi, đủ để thuyết phục quý độc giả rằng, chưa lạc quan
nhưng không bao giờ phải bi quan cả.
Câu
chuyện nó nằm ở chỗ: chiến lược của Ukraine là “bào mòn”, về tên gọi là nó
không thay đổi nhưng thực ra, nó đã thay đổi rất nhiều. Sau khi Ng@ tìm cách
thích ứng với chiến thuật (hồi đó chỉ là chiến thuật thôi nhỉ) bào mòn bằng
HIMARS của Ukraine nhằm vào hệ thống hậu cần của mình: di dời các trung tâm hậu
cần ra xa mặt trận trên 100 ki-lô-mét, người Ukraine lại gặp khó khăn và lại phải
tìm cách thay đổi. Đầu tiên, là xe tải, vẫn lý thuyết xe tải của tôi.
46432
(140) là con số báo cái tổng số xe tải và xe bồn Ng@ bị đốt từ đầu chiến tranh
đến hôm qua, trong ngoặc là con số trong ngày. Đây chưa phải kỷ lục, theo tôi
nhớ có ngày Ng@ bị đốt đến hơn 170 chiếc kia. Còn 42398 (118) là con số của hôm
29/3/2025, cách đây tròn 1 tháng. Như vậy trong tháng Tư năm nay, số xe tải và
xe bồn của Ng@ bị đốt là 4.034 chiếc. Chưa hết – đánh vào xe tải mới chỉ là
đánh vào chiến thuật “rời xa 100 ki-lô-mét” của hậu cần Ng@ mà thôi – và bây giờ
chúng ta đã rõ người Ukraine làm như thế nào: họ đã tìm cách tiêu diệt những
kho chứa những hàng rất quan trọng và rất lớn ở sâu trong hậu phương.
Sự
kiện kho GRAU 51 ở Vladimir bị đốt, đã có con số cập nhật hơn: không phải là
hơn 100.000 tấn bom đạn vũ khí, mà là hơn 240.000 tấn, vì vậy mà nó cháy nổ vừa
to, vừa lâu như thế. Sẽ phải mất nhiều tháng công nghiệp quốc phòng Ng@ mới sản
xuất bù được lượng vũ khí lớn như vậy. Còn các kho nhiên liệu nữa, cũng đang bị
đốt đều đều.
Bây
giờ thì đã rõ ai nhân đạo hơn ai. Trong khi Ng@ bắn tên lửa khủng bố dân chúng,
người Ukraine tìm cách hạ gục sức mạnh chiến đấu của cả cái quân đội khổng lồ
đó. Đây là cách chắc chắn nhất để đi đến kết cục của chiến tranh.
Quay
lại với bài viết của bác gì hôm qua: với chiến lược này, sẽ khó mà nhìn thấy được
sự thắng thế của phía Ukraine, vì nó không được thể hiện rõ ràng, trong khi
tính giả dối của Ng@ vẫn tuân theo truyền thống như trước, vì vậy chúng vẫn cứ
phải cố tấn công để có chất liệu cho truyền thông và con rắn Konashenkov của Bộ
sân khấu và trình diễn Ng@.
Câu
chuyện này làm tôi nhớ đến một tình tiết, hình như có được Zhukov ghi lại trong
“Nhớ lại và suy nghĩ” nhưng sau bị bỏ đi: cuối ngày, Stalin tình cờ đọc thấy
trong báo cáo chiến sự có tên một ngôi làng mà trong ngày quân Đức tổ chức phản
công và chiếm lại được, ông ta ra lệnh chiếm lại làng đó ngay trong đêm, bất chấp
cả Zhukov lẫn Rokossovsky đều cố thuyết phục: làng đó không có ý nghĩa gì về
chiến thuật… nhưng Stalin vẫn khăng khăng đòi chiếm lại. Kết quả, vẫn chiếm lại
được nhưng tổn thất là rất lớn cho Hồng quân (theo báo cáo là một trung đoàn mất
2/3 quân số cho trận đánh này). Tình hình hiện nay cũng như vậy: không đủ xe
tăng, không đủ pháo, thậm chí xe chở quân còn chẳng có đủ, nhưng quân Ng@ vẫn bị
xua lên tấn công, chỉ để thỏa mãn truyền thông.
Cũng
không nên để cho Ng@ bị oan ức quá: chúng buộc phải làm như vậy, kịch bản trên
nằm trong một kịch bản lớn hơn: quân đội Ng@ phải thể hiện cho lão ngu ngốc
Trump (và nhiều lão ngu ngốc khác nữa chứ
Và
kết quả đây: chúng “thắng thế” đến mức Putler đề nghị… ngừng bắn 3 ngày để
chúng kỷ niệm lễ chiến thắng cho đàng hoàng. Mặc dù giọng điệu vẫn rất bố đời,
trịch thượng nhưng quý vị cứ thử tưởng tượng xem nhé: quân đội thứ hai thế giới
bây giờ phải xin… ngừng bắn để duyệt binh, ha ha. Nhục như con trùng trục. Người
Việt Nam có câu: sinh sự thì sự sinh, chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang,
đánh được người rồi thì mặt vàng như nghệ. Chưa lường được hậu quả của cái sự
hành hung người khác, thì đừng có quyết định xuống tay, đừng manh động. Rõ ràng
là quyết định xua quân qua biên giới sáng sớm ngày 24/2/2022 của Putler là một
sự manh động do quá tự tin.
“Ng@
sẽ không sa lầy!” – giờ phút ngày nghĩ đến cụ Lê Văn Cương lòng đầy thương cảm.
Nhiều
người mong muốn Ukraine phá lễ kỷ niệm chiến thắng trên quảng trường Đỏ của
Putler, tôi không cho rằng người Ukraine sẽ làm việc đó, nhưng nhân ngày này
các mục tiêu quân sự của Ng@ vẫn bị tấn công, tác động lên dân chúng Ng@ theo
hướng cho họ cảm nhận được chiến tranh đang ở dưới trần nhà căn hộ của họ, là
chắc chắn và mạnh mẽ.
Nói
tiếp cái bài viết của bác kia: sự bi quan chủ yếu mang tới từ tâm lý coi Mỹ là
nhất. Mỹ là quan trọng, nhưng không phải là tất cả đối với cuộc chiến. Quyết định
thắng bại của một cuộc chiến có 2 yếu tố chính: con người, và vũ khí. Chúng ta
thường có tâm lý dựa ngay vào vũ khí Mỹ, nhưng rõ ràng yếu tố này không đem lại
chiến thắng trong chiến tranh Việt Nam. Còn lại yếu tố con người, nếu người Bắc
Việt đã chiến thắng như thế nào thì người Ukraine cũng sẽ chiến thắng như thế.
Không
những vậy, người Ukraine đang từng bước tự chủ về vũ khí, và còn là vũ khí xịn.
Tầm xa của họ càng ngày càng hiệu quả. Nó thể hiện ra ở sự hoảng sợ của Putler
khi lễ chiến thắng đang đến gần.
Một
thằng ngu Putler chưa đủ, thế giới có thêm Trump. Cái ngu ngốc nhất là coi thường
cả một dân tộc. Trump đổ lỗi cho Zelenskyy là “gây ra chiến tranh”, nhưng chúng
ta đã nói mãi rồi, coi thường lý do của cuộc chiến như vậy là coi thường thành
quả của cuộc Cách mạng phẩm giá Maidan 2014 của nhân dân Ukraine. Zelenskyy có
thể đầu hàng với những nhượng bộ về lãnh thổ, về Crimea, nhưng nhân dân Ukraine
sẽ không đồng ý. Vì vậy nếu Zelenskyy đầu hàng, ông ta sẽ phản bội lại máu
xương của rất nhiều người dân Ukraine, không chỉ đổ xuống từ tháng Hai 2022 đến
nay, mà từ 2014 đến nay.
Nếu
chấp nhận những điều kiện đầu hàng đó, Zelenskyy và nhân dân Ukraine đã không cần
chiến đấu suốt hơn 3 năm qua, họ đầu hàng luôn từ hồi đấy có phải xong luôn
không.
Vì
vậy, Putler có thể tuyên bố chiến thắng. Trump cũng có thể tuyên bố kế hoạch
hòa bình là thành công. Tôi thì gọi những trò khỉ này của hai tên vừa ngu vừa đểu,
vô liêm sỉ đó là TUYÊN BỐ MÕM. Cứ tuyên bố đi, xem có ngăn chặn được ý chí của
người dân Ukraine hay không.
Cái
ngu ngốc nhất của Trump, là ỷ vào sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia của
mình, mà không đếm xỉa gì đến yếu tố nhân dân/dân tộc, không phải bây giờ mới
có những tên độc tài phạm phải sai lầm này.
Còn
10 ngày nữa là đến ngày lễ chiến thắng phát-xít, chúng ta không gạt bỏ hay phủ
nhận nó, đây là thành quả của nhân loại, không phải của riêng người Ng@. Vì vậy,
cho phép tôi nhắc lại câu này: trong Hồng quân tham gia Chiến tranh Vệ quốc, cứ
6 người thì có một người Ukraine. Kết thúc Chiến tranh Vệ quốc, cứ 3 người lính
Hồng quân được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết, thì có một người
Ukraine.
Chiến
tranh còn nhiều khó khăn gian khổ, nhưng Putler đã không thắng được nhân dân
Ukraine, thì Trump càng không bao giờ thắng được. Liên minh ma quỷ đó sẽ thất bại.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1313887616365959&set=pcb.1313888746365846
https://www.facebook.com/photo?fbid=1313888193032568&set=pcb.1313888746365846
.
No comments:
Post a Comment