Thủ
tướng Nhật đến Hà Nội, kêu gọi tự do mậu dịch, gia tăng hợp tác
Người Việt Online
April
28, 2025 : 3:32 PM
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/viet-nam-nhat-ban-keu-goi-tu-do-mau-dich-gia-tang-hop-tac/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV) –
Việt Nam và Nhật Bản gia
tăng hợp tác thương mại và kêu gọi tự do mậu dịch khi Thủ Tướng Nhật Shigeru
Ishiba đến Hà Nội.
“Hai
bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế và hệ thống
thương mại tự do, rộng mở, bao hàm, dựa trên luật lệ, trên cơ sở tôn trọng
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến Chương Liên Hợp Quốc.”
Thủ
Tướng CSVN Phạm Minh Chính (phải) đón Thủ Tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba (trái)
ngày 28 Tháng Tư, tại Hà Nội. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Trang
mạng của chính phủ CSVN thuật lại như vậy về cuộc họp giữa Thủ Tướng Phạm Minh
Chính với Thủ Tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 28 Tháng Tư. Hai bên “nhất trí
làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế là trụ cột chính của quan hệ, đẩy mạnh liên kết
kinh tế thực chất và bền vững hơn, qua đó hỗ trợ nhau cùng phát triển trong bối
cảnh tình hình kinh tế quốc tế khó khăn hiện nay.”
Ông
Ishiba đến Việt Nam nói chuyện gia tăng hợp tác kinh tế khi hai nước cùng phải
đối phó với chiến lược “thuế quan đối ứng” của chính phủ Mỹ đang làm các nước
trên thế giới bối rối. Cả Hà Nội cũng như Tokyo hiện đang bắt đầu đàm phán với
Washington để tìm giải pháp gỡ bế tắc mậu dịch. Việt Nam Mỹ bị áp thuế tới 46%
trong khi Nhật Bản bị 24%.
“Kinh
tế thế giới ngày càng trở nên bất ổn và các tác động đối với khu vực Đông Nam Á
Châu cũng đang hiển hiện hệ quả.” Ông Ishiba nói với báo giới sau cuộc họp với
ông Chính. Các nhà đầu tư Nhật đã đổ vào Việt Nam $78 tỷ sản xuất từ xe hơi, xe
máy, đến sản phẩm điện tử. Một số ngân hàng Nhật cũng đầu tư vào lãnh vực tài
chính tại Việt Nam.
Trong
hai ngày ở Hà Nội, thủ tướng Nhật đã gặp các lãnh tụ khác của CSVN gồm cả Tổng
Bí Thư Tô Lâm, nói về vấn đề thuế quan đối ứng của Mỹ với các tác động từ việc
Bắc Kinh quyết liệt đánh trả lại, theo trang mạng chính phủ Nhật. Ông Ishiba
cũng đề cập tới việc tăng cường hợp tác với Hà Nội các lãnh vực từ an ninh,
kinh tế đến vấn đề Biển Đông.
Về
mặt kinh tế, ông Ishiba cho hay tại cuộc họp báo là sẽ giúp Việt Nam đào tạo một
nửa trong số 500 sinh viên tiến sĩ ngành công nghệ điện tử bán dẫn. Hiện Việt
Nam đang có 600,000 người học tập hay làm việc tại nước Nhật.
Tuy
đề cập cả các vấn đề an ninh quốc phòng và cam kết gia tăng hợp tác, theo báo
Japan Times, không thấy sự đồng thuận nào được nêu ra đối với chương trình
“Sáng Kiến Hỗ Trợ An Ninh Chính Thức” (Official Security Assistance Initiative)
của chính phủ Nhật nhằm giúc các đối tác về trang bị nhằm cải tiến khả năng răn
đe, trong khi chỉ thấy ông Ishiba xác nhận hai bên đã trao đổi “ý kiến xây dựng.”
Thủ
tướng Nhật đến Việt Nam chỉ gần hai tuần lễ sau chuyến thăm của Chủ Tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình mà người ta thấy lãnh tụ Bắc kinh thúc giục CSVN liên kết với
họ đánh trả lại thuế quan đối ứng của Mỹ. Ông họ Tập gọi đó là bắt nạt kinh tế,
kêu gọi các nước bắt tay nhau bảo vệ tự do thương mại cũng như duy trì hệ thống
chuỗi cung cấp hàng hóa kỹ nghệ hiện đang bị tắc nghẽn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/VN-Honda-VinhPhuc-xemay-Honda-042825.jpg
Xưởng
sản xuất xe gắn máy Honda tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Hình: Honda)
CSVN
rập khuôn tuyên truyền đồng thuận đi theo khẩu hiệu “chia sẻ tương lai,” “cùng
chung vận mệnh” của Bắc Kinh, khi tiếp Tập Cận Bình các ngày 14 và 15 Tháng Tư.
Nhưng Hà Nội đã không đánh trả Mỹ mà lại cố điều đình để loại bỏ thuế quan.
Hà
Nội đang đàm phán cấp chuyên viên với mong mỏi đạt được thỏa hiệp trước khi thuế
quan đối ứng 46% bắt đầu hiệu lực từ Tháng Bảy tới đây sau khi đã được
Washington tạm hoãn ba tháng, và tạm thời chỉ bị đánh thuế quan 10%. Tin tức
nói rằng nhiều hãng xưởng tại Việt Nam đang gia tăng sản xuất để xuất cảng sang
Mỹ trước khi hạn kỳ ba tháng chấm dứt.
Đây
là lần đầu tiên ông Shigeru Ishiba đến Việt Nam trong cương vị thủ tướng. Sau
đó, ông bay sang Manila để gặp Tổng Thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., mà
người ta tin bên cạnh vấn đề kinh tế, nhiều phần vấn đề an ninh quốc phòng cũng
được hai bên đặt nặng hơn khi thảo luận. Philippines đang phải đối phó chật vật
với các trò ức hiếp theo chiến thuật lần tới từng bước nhỏ tại Biển Đông. (NTB)
[kn]
No comments:
Post a Comment