30/04
: Pháp và mối liên hệ với “Lực lượng thứ ba” ở miền Nam Việt Nam
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 29/04/2025 - 11:34
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20250429-30-04-phap-va-moi-lien-he-voi-luc-luong-thu-ba-o-mien-nam-viet-nam
Paris đã
bí mật liên lạc với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ngay từ năm
1965 về vấn đề thả con tin Pháp. Đối với Mặt trận, đây là cách để được công nhận
ngoài phạm vi các nước cộng sản bạn hữu. Đối với Pháp, đây là bước đầu cho cuộc
đối thoại có thể mang lại kết quả với một tân chính quyền ở Sài Gòn. Paris quan
tâm đến “lực lượng thứ ba” trong chính giới miền Nam,
cũng như trong cộng đồng người Việt tại Pháp và nội bộ Mặt trận.
HÌNH
:
Bà
Nguyễn Thị Bình (P), ngoại trưởng, trưởng đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền
Nam Việt Nam tổ chức họp báo về cuộc đàm phán Mỹ-Bắc Việt tại Paris, Pháp, ngày
30/10/1972. ASSOCIATED PRESS - Spartaco Bodini
Chủ
đề hiếm khi được nhắc đến được nhà ngoại giao Gérard Boivineau, nhân vật số 2 của
Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam từ 1991-1994 và tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ
Chí Minh từ 2008-2011, đề cập trong cuốn La Force introuvable (tạm
dịch : Lực lượng khó tìm ), Vietnam 1965-1975, sau ba năm nghiên cứu
tài liệu lưu trữ của bộ Ngoại Giao Pháp.
Ông
dành cho RFI Tiếng Việt buổi phỏng vấn ngày 23/04/2025.
HÌNH
:
Ông
Gérard Boivineau, nhân vật số 2 của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam từ 1991-1994
và tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2008-2011, tác giả cuốn La
Force introuvable (tạm dịch : Lực lượng khó tìm), Vietnam 1965-1975, NXB les
Indes savantes, 2021. © RFI / Thu Hằng
*
RFI
: Trong cuốn sách La Force introuvable (tạm dịch : Lực
lượng khó tìm), ông nêu lên một chủ đề hiếm khi được đề cập. Trong thời kỳ chiến
tranh Việt Nam, Pháp nói chuyện với cả ba lực lượng ở Hà Nội, Sài Gòn và Mặt trận
giải phóng miền nam Việt Nam, sau này là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam. Pháp tính toán gì vào thời kỳ đó ?
Ông
Gérard Boivineau : Thực ra Pháp không tính toán bất cứ điều gì. Pháp quan
sát từ xa các sự kiện diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh với Mỹ và việc
Mỹ gia tăng can dự quân sự vào Việt Nam. Pháp lo cho số phận công dân của mình.
Có khoảng hơn 10.000 người sinh sống ở Sài Gòn, thủ đô miền Nam. Ngoài ra còn rất
nhiều người sống ở nông thôn, chủ yếu ở Tây Nguyên và những khu vực không nằm
dưới sự kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, mà dưới sự kiểm soát của lực lượng
kháng chiến, thời điểm đó bắt đầu được gọi là Việt Cộng. Pháp muốn kín đáo biết
làm thế nào để liên lạc với những đại diện có thẩm quyền của lực lượng đó, để cố
gắng giải thoát những công dân bị Mặt trận bắt làm con tin, hoặc xem xét tổ chức
tự do hoạt động thương mại, ví dụ cho các nhà phân phối bia hoặc chủ đồn điền
trên cao nguyên.
Quảng
cáo
Và
chúng ta biết rằng Mặt trận đã mở các đại diện bán ngoại giao ở các nước anh em
hoặc bạn bè, đáng chú ý nhất là Tiệp Khắc vào thời điểm đó và Algérie. Những cuộc
tiếp xúc đầu tiên giữa Pháp và đại diện của Mặt trận đã diễn ra tại Alger (29/07/1965,
trang 31). Hai bên kết nối thành công vì Mặt trận cũng đang tìm cách hiện
diện ngoài các nước cộng sản hay các nước anh em. Sáng kiến của Pháp được hoan
nghênh phần nào. Mỗi bên đều có chương trình nghị sự riêng, như cách nói ngày
nay. Pháp bận tâm đến số phận của những công dân trở thành nạn nhân bắt cóc hoặc
tống tiền. Còn Mặt trận đang tìm cách mở rộng ra ngoài các nước cộng sản, sang
các nước không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, dù là về ý thức hệ hoặc hỗ
trợ.
*
RFI : Từ
những cuộc tiếp xúc đầu tiên ở Alger, chính phủ Pháp và Mặt trận đã có nhiều cuộc
tiếp xúc ở nhiều cấp độ trong những năm tiếp theo, tại Paris, Phnom Penh… Paris
hỗ trợ gì cho Mặt trận ở Pháp ? Pháp trăn trở vấn đề gì ?
Ông
Gérard Boivineau : Điều thay đổi trong hành động ngoại giao, đó là lập trường
được tướng De Gaulle khẳng định. Đặc biệt là trong bài phát biểu nổi tiếng tại
Phnom Penh, tướng De Gaulle, lúc đó là tổng thống Pháp, công khai và thẳng thắn
cho rằng Mỹ đã đi sai hướng. Theo ông, Hoa Kỳ leo thang quân
sự là đi vào ngõ cụt. Tất nhiên lập trường của ông bị coi là lẻ loi trong phe
phương Tây và không được hoan nghênh, nhưng dù sao đã cho phép ngành ngoại giao
Pháp thiết lập mối liên hệ tự do hơn với Mặt trận Dân tộc Giải phóng.
Lúc
đó Cam Bốt là một nước đồng minh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc Việt
Nam) và Mặt trận có một đại diện chính thức ở cấp rất cao tại thủ đô Phnom
Penh. Các nhà lãnh đạo của Mặt trận có mặt ở Phnom Penh đã gặp các nhà ngoại
giao Pháp, thậm chí là cả ngoại trưởng lúc đó tháp tùng tổng thống De Gaulle.
Đó là điểm khởi đầu cho mối quan hệ ít phải che giấu hơn, tạm gác những quan ngại
như lúc đàm phán ở Alger. Tuy nhiên, Paris vẫn chưa nhận được chấp thuận trả tự
do cho những con tin Pháp. Nhưng dù sao cũng đã có một cuộc thảo luận ngoại
giao với các nhà lãnh đạo Mặt trận. Lúc đó, Mặt trận đã xin phép và được chấp
thuận để mở một Văn phòng báo chí tại Paris. Không ngờ rằng cơ quan báo chí này
thực chất là một cơ quan của Mặt trận nhằm mục đích tăng cường ảnh hưởng của họ
trong cộng đồng người Việt ở Pháp và dần dần hướng tới mục tiêu là được công nhận
ngoại giao.
HÌNH
:
Bìa
sách La Force introuvable, Vietnam 1965-1975 (tạm dịch : Lực lượng khó tìm) của
Gérard Boivineau, nhân vật số 2 của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam từ 1991-1994
và tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2008-2011, NXB les Indes
savantes, 2021. © RFI / Thu Hằng
No comments:
Post a Comment