Trại cải tạo sau ngày 30/4/1975: Bi kịch của người miền Nam đến
chậm rãi và theo một cách khác
HÌNH
:
https://luatkhoa.com/wp-content/uploads/2025/04/FqQoU7Xcxmk-HD.jpg
TRẠI
CẢI TẠO để HỌC TẬP hay TRẢ THÙ?
Không
có “cuộc tắm máu” nào như đồn đại khi bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn ngày
30/4/1975. Bi kịch của người miền Nam sẽ đến chậm rãi và theo một cách khác.
Một
ngày tháng 6 năm 1975, cựu đại tá Trần Văn gói ghém quần áo, đồ ăn và tiền đến
trình diện chính quyền mới, theo chương trình cải
tạo kéo dài một tháng dành cho cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa.
Trong
ngày đầu tiên, Trần Văn và các sĩ quan được cho ăn uống đầy đủ, họ đi ngủ vào
lúc 22:00. Nhưng đến nửa đêm thì tất cả bị đánh thức.
Cán bộ tách họ thành từng nhóm 40 người và bị dồn lên xe tải. Khoảng 100
chiếc xe như vậy đã âm thầm rời khỏi Sài Gòn. Điểm đến của
những chiếc xe này là một doanh trại cũ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa,
mà giờ đây đã bị biến thành khu giam giữ quân nhân miền Nam bại trận.
Nửa
năm sau, họ được chuyển đến một trại giam khác cách trại giam cũ hơn 60km. Cán
bộ thông báo rằng họ sẽ không được trở về nhà vì họ là những người có “nợ máu với
nhân dân”.
Tiếp
đến, Trần Văn bị chuyển đến một trại cải tạo khác ở miền Bắc, giáp với biên giới
Trung Quốc. Tại đây, cán bộ nói rằng họ phải tự kiếm cơm vì nhà nước không có
dư tiền để nuôi họ.
Trong
hàng năm trời, các cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa chỉ ăn khoai mì. Các buổi
lao động bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng. Và không biết khi nào mới được trở về nhà.
VIDEO
:
Trại cải tạo
sau ngày 30/4/1975: Bi kịch của người miền Nam đến chậm rãi và theo một cách
khác
https://www.youtube.com/watch?v=FqQoU7Xcxmk
No comments:
Post a Comment