Tập Cận
Bình đến Hà Nội hô hào bảo vệ ‘chuỗi cung ứng toàn cầu’
Người Việt
April
14, 2025 : 12:17 PM
https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/tap-can-binh-di-ha-noi-ho-ho-bao-ve-chuoi-cung-ung-toan-cau/
HÀ
NỘI, Việt Nam (NV)
– Chủ Tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Hà Nội hôm 14 Tháng Tư đồng thời thúc giục Việt
Nam hợp tác với Trung Quốc “bảo vệ thương mại đa phương, giữ gìn ổn định chuỗi
cung ứng toàn cầu.”
“Chiến
tranh thương mại và chiến tranh thuế quan không có bên thắng, chủ nghĩa bảo hộ
không có lối thoát. Cần kiên định bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, giữ gìn
bền vững sự ổn định của chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, giữ gìn bền
vững môi trường quốc tế cởi mở và hợp tác.”
Dân
Hà Nội biểu tình chống chuyến thăm viếng Việt Nam hồi năm 2015 của Chủ Tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFO/Getty Images)
Trước
khi đặt chân xuống Hà Nội bắt đầu chuyến thăm hai ngày, 14 và 15 Tháng Tư, ông
Tập Cận Bình cho phổ biến trên tờ báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền chính thức
của đảng CSVN, bài viết trong đó có các lời lẽ như trên. Ông không nói trắng ra
nhưng người ta hiểu ông ám chỉ cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang phải đối phó
với “thuế quan đối ứng” của Mỹ.
Việt
Nam nước nhỏ thế yếu, tuy bị Mỹ dập thuế đối ứng 46%, một trong những nước bị nặng
nhất, đã không đánh lại mà đề nghị hạ thuế quan hai nước xuống còn 0%. Trái lại,
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ, kỹ nghệ ăn trùm
thiên hạ, nên đã đánh lại tay đôi với Mỹ. Mỹ tăng thuế quan, Trung Quốc cũng
tăng thuế quan nên chưa biến cuộc thương chiến này sẽ tới đâu.
Hàng
hóa Trung Quốc từ những thứ “đồ hàng mã” rẻ tiền nhất đến đồ điện tử, xe hơi điện,
thứ nào sẵn sàng cũng tràn ngập thị trường thế giới chứ không riêng gì tại thị
trường Mỹ. Bởi vậy, trong khi Mỹ tìm cách bảo vệ thị trường và các ngành kỹ nghệ
của mình bằng thuế quan, Bắc Kinh kêu gọi các nước đấu tranh chống lại, tức
toàn cầu hóa để thủ lợi.
Trung
Quốc với hơn một tỷ người và nền kỹ nghệ sản xuất đã hiện đại hóa, nước này muốn
làm trung tâm sản xuất hàng hóa cho thế giới và kéo các nước khác ở chung quanh
vừa làm phên giậu an ninh, vừa làm thành phần phụ thuộc, tiếp tay sản xuất
thương mại. Với chiến lược như vậy, Tập Cận Bình đem chiêu bài “cộng đồng chia
sẻ tương lai” đến Hà Nội làm mồi nhử.
“…Tôi
mong cùng với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam chia sẻ tình hữu nghị, cùng bàn bạc
hợp tác, đưa ra tầm nhìn mới cho việc xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai
Trung Quốc-Việt Nam có ý nghĩa chiến lược trong thời đại mới.” Ông Tập Cận Bình
viết trên tờ Nhân Dân của CSVN và tự cho đó là “sự lựa chọn của lịch sử và sự lựa
chọn của nhân dân,” dù dân không bao giờ được hỏi ý kiến.
Việt
Nam được hưởng lợi lớn khi rất nhiều đại công ty đa quốc gia chạy từ Hoa Lục
sang thiết lập cơ xưởng sản xuất rồi xuất cảng đi khắp nơi, đặc biệt là Mỹ. Cuộc
đi cư này kéo theo hàng trăm công ty Trung Quốc cũng sang lập cơ sở sản xuất,
chính yếu chỉ là hoàn tất thành phẩm các bộ phận rời, phụ tùng đã làm sẵn ở
Trung Quốc rối xuất cảng.
Việt
Nam trở thành sân sau của Trung Quốc để các công ty Trung Quốc tránh thuế quan
trừng phạt của Mỹ nên hiện đang phải tìm cách giải quyết hầu tránh rắc rối với
Mỹ. Tin tức cho hay Hà Nội đang thúc giục kiểm soát chặt chẽ các loại hàng hóa
về xuất xứ sản phẩm trước khi xuất cảng.
Chuyến
thăm viếng Việt Nam của ông Tập Cận Bình, thấy được nói trước là hai bên sẽ ký
với nhau khoảng 40 văn bản hợp tác. Việt Nam cũng dự trù ký giấy vay tiền hơn
$8 tỷ để làm đường sắt khổ tiêu chuẩn quốc tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng nhân dịp
chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Để
lôi kéo thầy trò ông Tô Lâm, ông Tập Cận Bình lập đi lập lại trong bài viết
trên tờ Nhân Dân chiêu bài “cộng đồng chia sẻ tương lai Trung-Việt” với lời lẽ
hô hào “làm sâu sắc toàn diện” vì nó “có ý nghĩa chiến lược đóng góp tích cực
cho hòa bình ổn định và phát triển phồn vinh của Châu Á và thế giới.”
Các
con số của Tổng Cục Thống Kê CSVN cho thấy ba tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất
cảng sang Mỹ được số lượng hàng hóa trị giá $31.4 tỷ thì lại mua nguyên vật liệu,
phụ tùng từ Trung Quốc để sản xuất, trị giá khoảng $30 tỷ. (NTB) [kn]
No comments:
Post a Comment