Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ thương mại song phương
Đăng
ngày: 14/04/2025 - 11:59 - Sửa đổi ngày: 14/04/2025 - 13:55
Thứ
Hai, 14/04/2025, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du cấp Nhà nước
đến Việt Nam, chặng đầu tiên trong vòng công du ba nước Đông Nam Á. Tăng cường
hợp tác thương mại và chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng thuế quan với Mỹ
là trọng tâm chương trình nghị sự.
HÌNH
:
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào khi ông tới sân bay Quốc tế Nội Bài,
Hà Nội, Việt Nam, ngày 14/04/2025. REUTERS - Athit Perawongmetha
Theo
Reuters, chuyến thăm Việt Nam thứ hai trong vòng chưa đầy 18 tháng của ông Tập
Cận Bình vào lúc Hoa Kỳ áp thuế đến 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc
và Việt Nam đang nỗ lực đàm phán với Mỹ để tránh mức thuế 46% sẽ được áp dụng
vào tháng 7 sắp tới nếu đàm phán thất bại.
Trước
khi đến Hà Nội, trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của
đảng Cộng sản Việt Nam, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực từ thương mại, sản xuất, chuỗi cung ứng cho đến trí tuệ nhân
tạo và nền kinh tế xanh. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tìm cách rao bán máy bay
dân dụng C909 do hãng COMAC sản xuất.
Lãnh
đạo Trung Quốc muốn củng cố mối quan hệ với một nước láng giềng chiến lược, đầu
tư nhiều tỷ đô la trong những năm gần đây.
Truyền
thông Nhà nước Việt Nam dẫn phát biểu của ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng Cộng Sản
Việt Nam, tuyên bố Hà Nội muốn thúc đẩy hợp tác với Bắc Kinh trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh và cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường sắt. Việt Nam đã đồng
ý sử dụng các khoản vay từ Trung Quốc để xây dựng các tuyến đường sắt mới giữa
hai nước, nhưng hiện vẫn chưa có một thỏa thuận vay nào được công bố.
Hãng
tin Anh nhận định, dù có quan hệ kinh tế chặt chẽ, căng thẳng thường xuyên nảy
sinh giữa hai nước do các tranh chấp lãnh thổ và chủ quyền ở Biển Đông. Trung
Quốc có thể khó chịu trước những nhượng bộ của Việt Nam đối với Mỹ để tránh thuế
quan, bao gồm cả việc cho phép triển khai mạng vệ tinh Starlink của Elon Musk.
Trong
những tháng gần đây, Việt Nam cũng áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản
phẩm thép của Trung Quốc. Thậm chí, để xoa dịu Washington, Hà Nội tuyên bố thắt
chặt hơn nữa kiểm soát xuất xứ sản phẩm để bảo đảm hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ
là « Made in Vietnam ».
Truyền
thông Trung Quốc hôm nay dẫn lời ông Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc và Việt
Nam có thể giải quyết các tranh chấp lãnh hải thông qua « đàm
phán », kêu gọi hai nước « nên quản lý đúng đắn các khác biệt
và bảo vệ hòa bình, ổn định trong khu vực ».
Chủ
tịch Trung Quốc lên án chủ nghĩa bảo hộ
Chuyến
thăm ba nước Đông Nam Á từ 14-18/04/2025 của chủ tịch Tập Cận Bình được Bắc
Kinh đánh giá « mang tầm quan trọng rất lớn » cho khu vực
trong bối cảnh leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ. Trước khi lên đường
công du, ông Tập lên án chủ nghĩa bảo hộ « không dẫn đến đâu » và «
không có ai chiến thắng » trong cuộc chiến thương mại này.
Thông
tín viên RFI Cléa Broadhurst tại Bắc Kinh tóm lược lịch trình và những thách thức
trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình :
« Chủ
tịch Trung Quốc đến Việt Nam để bắt đầu vòng công du, nơi ông dự kiến ký khoảng
40 thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực chủ đạo : giao thông đường sắt,
nông nghiệp, kỹ thuật số hoặc phát triển xanh. Nhưng mối quan hệ khá phức
tạp, Việt Nam vừa mới đánh thêm thuế chống bán phá giá về thép Trung Quốc.
Chặng
tiếp theo là Malaysia. Chuyến công du của ông Tập được coi là bước quan trọng
trong mối quan hệ song phương. Các cuộc thảo luận sẽ tập trung vào thương mại
và các công trình cơ sở hạ tầng. Và cuối cùng là Cam Bốt, một trong những đồng
minh thân cận nhất của Bắc Kinh. Nhờ hỗ trợ của Trung Quốc, Cam Bốt vừa mới
hoàn thành cải thiện và hiện đại hóa một căn cứ hải quân chiến lược.
Đông
Nam Á là một khu vực kinh tế vô cùng quan trọng đối với Bắc Kinh. Năm 2024, các
nước ASEAN là khách hàng lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc, đứng đầu
là Việt Nam và Malaysia.
Ông
Tập cũng muốn đặt trọng tâm vào hợp tác trong các ngành công nghệ mới nổi, như
5G và AI, để củng cố chuỗi cung ứng khu vực. Trong bối cảnh chiến tranh thương
mại với Mỹ, Bắc Kinh muốn khẳng định là đối tác ổn định trước một Hoa Kỳ ngày
càng khó lường bằng cách tập trung vào hợp tác khu vực, đổi mới công nghệ và hội
nhập kinh tế ».
Trump
cảnh báo không một nước nào « thoát được thuế quan »
Vài
giờ trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Đông Nam Á, tổng thống Mỹ
Donald Trump hôm qua, 13/04, cảnh báo sẽ không có một nước nào « thoát
» được các đòn tấn công thuế quan của Mỹ, « nhất là Trung
Quốc ».
Trên
mạng xã hội Truth, tổng thống Trump chỉ đích danh Trung Quốc, nước « đối
xử tệ nhất với Mỹ ». Lời cảnh báo này đưa ra một ngày sau khi nguyên
thủ Mỹ thông báo tạm thời miễn áp thuế nhập khẩu đến 145% đối với các sản phẩm
công nghệ cao, điện thoại thông minh và máy vi tính cũng như là nhiều loại linh
kiện bán dẫn của Trung Quốc.
Vào
lúc căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, các số liệu do Hải quan Trung Quốc công bố
hôm nay cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 3/2025 đã tăng
vọt 12,4% so với cùng kỳ năm 2024.
Con
số này cao gấp 3 lần so với dự báo. Điều này phản ánh dường như các doanh nghiệp
Trung Quốc hối hả hoàn tất các giao dịch trước khi mức thuế hải quan cao của Mỹ
đối với hàng hóa Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐIỂM
TUẦN BÁO
Đại
chiến thuế quan Mỹ-Trung, « cây tre » Việt Nam biết ngả về đâu
PHÂN
TÍCH
Bị
Mỹ đánh thuế 46% : Việt Nam trả giá vì làm “sân sau” cho Trung Quốc ?
No comments:
Post a Comment