Ra mắt sách ‘Đời Nghệ Sĩ’ của
nhiều tác giả
Lâm Hoài Thạch/Người Việt
April
14, 2025 : 10:56 PM
https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/ra-mat-sach-doi-nghe-si-cua-nhieu-tac-gia/#google_vignette
WESTMINSTER,
California (NV) –
Nhiều nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ, và đồng hương đến dự buổi ra mắt sách “Đời Nghệ
Sĩ” của các tác giả Võ Đắc Danh, Lê Đại Anh Kiệt, Huỳnh Thanh Diệu, và Hoàng
Kim, đồng biên soạn, do phóng viên ảnh Dân Huỳnh tổ chức tại tòa soạn báo Tôi
Yêu Tiếng Nước Tôi, Westminster, trưa Thứ Bảy, 12 Tháng Tư.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Ra-Mat-Doi-Nghe-Si-1-1536x1075.jpg
Tác
giả Võ Đắc Danh (phải) và nhà báo Vũ Đình Trọng tại buổi ra mắt sách “Đời Nghệ
Sĩ.” (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Tuy
khán giả đến dự không đông đảo, nhưng họ có tinh thần yêu văn hóa truyền thống
của dân tộc, trong đó có bộ môn cải lương đã từng được sự ngưỡng mộ của hàng
triệu khán giả miền Nam, trước 1975. Tại hải ngoại, cho dù cải lương hình như
đã bị mai một, nhưng tại Little Saigon và nhiều nơi khác, thưa thớt vẫn còn những
nghệ sĩ, những nhạc sĩ cổ nhạc vẫn tiếp tục ca diễn dưới ánh đèn sân khấu. Vì cải
lương là cái nôi nghệ thuật của hồn quê dân tộc mà họ phải bám víu trong cuộc đời
của họ.
Do
vậy, tác giả Võ Đắc Danh tâm tình: “Tôi được sinh ra, lớn lên và bắt đầu cầm
bút từ nơi được gọi là cái nôi của vọng cổ và sân khấu cải lương. Tôi mê vọng cổ,
mê cải lương và cũng từng mơ trở thành một kép hát. Nhưng cuộc đời lại xô đẩy
tôi rẽ sang một ngõ khác. Năm 2003, nhờ có một cơ duyên, tôi tham gia hoạt động
báo chí ở Sài Gòn. Từ đây, tôi dự định viết một cuốn sách về những nghệ sĩ sân
khấu cải lương, và những soạn giả mà tôi ngưỡng mộ.”
Từ
đó, tác giả Võ Đắc Danh có lúc rảnh rỗi, ông thường tìm đến trò chuyện với cô Bảy
Phùng Há, cô Út Bạch Lan, chú Diệp Lang, soạn giả Viễn Châu, anh Lê Vũ Cầu…
Nhưng muốn góp nhặt đủ cho một ký sự nhân vật thì phải tiếp cận nhiều lần, họ mới
mở lòng tâm sự, sẻ chia những ngọt bùi cay đắng.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Ra-Mat-Doi-Nghe-Si-2-1536x942.jpg
Đồng
hương tham dự buổi ra mắt sách “Đời Nghệ Sĩ” tại báo Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi.
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Tác
giả Võ Đắc Danh nói tiếp: “Từ những cuộc gặp gỡ ấy, chỉ là những ghi chép trong
cuốn sổ tay của tôi đã nằm yên nhiều năm trong ngăn tủ, cùng với những trang bản
thảo còn dang dở. Thời gian kéo theo những biến cố của đời mình, dự định của
tôi vẫn chưa thành.”
Ông
nói thêm: “Năm 2022, tôi đăng lên trang cá nhân của mình những câu chuyện về cô
Bảy Phùng Há, cô Út Bạch Lan, và anh Lê Vũ Cầu. Không ngờ được đông đảo bạn đọc
nhiều nơi chia sẻ, trong đó rất nhiều bạn đề nghị tôi phải làm một cuốn sách về
chủ đề này.”
Sách
“Đời Nghệ Sĩ,” tác giả đã ký sự những nhân vật có tiếng tăm từ khi sân khấu cải
lương ra đời tại Việt Nam cho đến lúc được phát triển mạnh, bao gồm các nghệ sĩ
lão thành như Cô Năm Phỉ, Phùng Há, Út Bạch Lan, Thành Được, Thanh Nga, Bà Năm
Sa Đéc, Hồng Nga, Thanh Sang, Diệp Lang, Lê Vũ Cầu, Năm Châu, danh cầm Bảy Bá,
cùng các soạn giả Kiên Giang-Hà Huy Hà, Viễn Châu, cặp soạn giả Hà Triều-Hoa
Phượng, và còn nhiều người khác.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Ra-Mat-Doi-Nghe-Si-3-1823x2048.jpg
Họa
sĩ Nguyễn Văn Bảy phát biểu. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Khi
nhắc đến hai soạn giả Hà Triều – Hoa Phượng thì khán giả cải lương ai cũng đều
nhớ đến vở tuồng “Nửa Đời Hương Phấn.” Kịch bản này đã nói lên tâm trạng của một
cô gái nghèo quê mùa tên The. Vì cuộc sống của gia đình, The phải lên Sài Gòn để
kiếm tiền nuôi cha mẹ và những em trong gia đình. Và vì muốn có nhiều tiền, The
đã cải danh là Hương để sống bằng nghề “buôn hương, bán phấn” và thường gặp những
đàn ông giàu có yêu thích những cô gái đẹp như Hương. Nhưng trớ trêu thay,
Hương lại có người yêu là Tùng đã yêu Hương hết lòng, và nàng cũng thế.
Mối
tình của Tùng và Hương không thành, vì gia phong lễ giáo của gia đình Tùng. Hơn
thế nữa, Hương đã bị xã hội đưa nàng trở thành một cô gái điếm hạng sang.
Mở
đầu chương trình văn nghệ, tác giả Võ Đắc Danh và nghệ sĩ Quỳnh Giang song diễn
lớp Phụng Hoàng, trong bối cảnh éo le Tùng gặp lại Hương, khi Tùng sắp thành
hôn với Diệu là em gái ruột của Hương.
Trong
số khán giả đến dự cũng có nhiều người dù không hát lưu loát vọng cổ, nhưng họ
vẫn lên líu lo vài câu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Ra-Mat-Doi-Nghe-Si-4-1536x1344.jpg
Phần
trình diễn cổ nhạc của nghệ sĩ Quỳnh Giang. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Giáo
Sư Quyên Di tâm tình: “Không phải chỉ có dân miền Nam mê cải lương, tôi là dân
Hà Nội vẫn mê cải lương hết mình. Khi lên Đại Học Văn Khoa, tôi có quen với người
bạn hát vọng cổ hay vô cùng. Tôi theo học anh bạn này tập hát vọng cổ, học hoài
cũng chưa xong. Cho đến khi tôi tự cảm nhận là mình đã hát được rồi, mặc dù hát
rất dở, nhưng tôi vẫn cứ hát.”
Sau
đó, Giáo Sư Quyên Di hát bài cổ nhạc “Chuyện Tình Lan và Điệp” với giọng Bắc Kỳ
Việt Nam.
Hát
xong, ông nói: “Tôi rất thích tựa đề cuốn sách ‘Đời Nghệ Sĩ.’ Các tác giả đã
dùng chữ nghệ sĩ chớ không dùng chữ nghệ nhân. Tôi không có ý phân biệt về vùng
miền hay chế độ, nhưng tôi lại thích chữ nghệ sĩ. Bởi vì chữ sĩ, nói một cách
môn na là người có học hay người trí thức. Vì thế, anh chị em hát cổ nhạc, hát
cải lương là người có học. Ngày xưa, ông Nguyễn Khuyến và bạn của ông đều là những
người đỗ đạt rất cao, và họ đều là những người có chữ sĩ trong tâm hồn. Nguyễn
Khuyến khi khóc Dương Khuê đã nói lên những vần thơ rằng, ‘Rượu ngon không có bạn
hiền/Không mua không phải không tiền không mua.’”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Ra-Mat-Doi-Nghe-Si-5-1536x1308.jpg
Nghệ
sĩ Hồ Đình Tuấn hát cổ nhạc. (Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
“Vì
thế, tôi rất kính trọng nghệ sĩ, vì họ là những người có sĩ khí, không làm điều
gì cho người ta khinh thường mình. Nếu có ai khinh thường nghệ sĩ, thì họ sẽ đứng
lên để phản đối. Đó là một sĩ khí mà tôi tin chắc rằng, tất cả những khuôn mặt
nghệ sĩ được tác giả nhắc đến trong cuốn sách này đều là những nghệ sĩ đáng
kính trọng,” giáo sư nói thêm.
Họa
sĩ Nguyễn Văn Bảy chia sẻ: “Tôi dân Châu Đốc, lúc còn nhỏ tôi thường nghe những
câu hò, câu hát của trong nhiều bài cổ nhạc. Tuy những giai điệu và lời lẽ rất
mộc mạc, nhưng đượm tình quê hương dân tộc. Vì thế, cho đến bây giờ tôi vẫn còn
thích nghe. Theo tôi, những nghệ thuật nào đã gắn bó với quê hương dân tộc thì
không thể nào mất đi được.”
Chương
trình văn nghệ được tiếp tục với nhiều tiếng hát khác. [đ.d.]
No comments:
Post a Comment