Đông
Nam Á bị kẹt trong thương chiến “sát phạt” giữa Mỹ và Trung Quốc
Thu
Hằng - RFI
Đăng
ngày: 14/04/2025 - 15:51
Việt Nam,
Malaysia là hai điểm đến đầu tiên trong chuyến công du của chủ tịch Tập Cận
Bình, ngay sau khi Washington và Bắc Kinh « sát phạt » nhau
không thương tiếc về thuế quan. Tuy nhiên, theo giới quan sát, chuyến đi của
ông Tập Cận Bình phản ánh thế lưỡng nan của các nước ASEAN giữa hai đại cường Mỹ
và Trung Quốc.
HÌNH
:
Tổng
bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) tại
phủ chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 14/04/2025. AP - Luong Thai Linh
Năm
2024, các nước ASEAN là khách hàng lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc,
đứng đầu là Việt Nam và Malaysia. Cả hai nước Đông Nam Á có 90 ngày để đàm phán
thỏa thuận thuế quan với Mỹ sau khi Việt Nam bị áp mức thuế đối ứng lên đến
46%, còn Malaysia là 24%. Riêng về tôn mạ Việt Nam, Mỹ áp thuế chống bán phá
giá sơ bộ 40-88%, theo quyết định ngày 04/04 của bộ Thương Mại Mỹ.
Có
thể thấy các đối tác thương mại chính của Trung Quốc tại Đông Nam Á, đặc biệt
là Việt Nam, đang chịu sức ép lớn để đàm phán về thuế quan với Hoa Kỳ. Những nước
này cũng rơi vào thế lưỡng nan vì không thể bỏ lơ Trung Quốc, đối tác thương mại
lớn của khu vực, theo nhận định của báo The New York Times ngày 13/04.
Trung
Quốc thăm dò phản ứng của đối tác ASEAN
Tổng
thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế 145% đối với hàng Trung Quốc, Bắc Kinh
đáp trả với mức 125%. Bên bị thiệt liên đới trong cuộc « sát phạt » này
lại là các nước láng giềng Trung Quốc và có thể là châu Âu, lo cơn đại hồng thủy
mang tên « Hàng Trung Quốc ». Giáo sư Khoa học chính trị
Ja Ian Chong, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định : « Khả
năng rõ ràng là hàng hóa Trung Quốc bắt đầu đổ về khu vực này (Đông
Nam Á) và sẽ lại nảy sinh các thắc mắc về sản xuất dư thừa, trợ giá của
Trung Quốc ». Còn Sonal Varma, kinh tế gia trưởng của Nomura Holdings,
nhận định các nước ASEAN có thể sẽ đưa ra « những biện pháp để
ngăn Trung Quốc ồ ạt đổ hàng hóa vào nền kinh tế địa phương ».
Do
đó, một trong số những mục đích chính trong chuyến công du của ông Tập Cận Bình
là thăm dò phản ứng của các nước về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh muốn
khẳng định là đối tác ổn định trước một Hoa Kỳ ngày càng khó lường bằng cách tập
trung vào hợp tác khu vực, đổi mới công nghệ và hội nhập kinh tế. Ngoài ra, Bắc
Kinh cũng tìm cách « sửa chữa, cải thiện mối quan hệ » với
các đối tác trong vùng, trong khi nhiều nước trong ASEAN có tranh chấp chủ quyền
ở Biển Đông với Trung Quốc.
Tránh
thể hiện “quá thân” với Bắc Kinh vì còn đàm phán với
Washington
Chuyến
công du được quyết định chóng vánh của chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy tầm quan
trọng của ASEAN, nơi nhiều nước bị Mỹ coi là « sân
sau » của Trung Quốc. Do đó, theo The New York Times, dù vẫn tìm
cơ hội hợp tác với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á cũng tránh thể hiện
quá gần gũi với Bắc Kinh, đối thủ thương mại « không đội trời
chung » của tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi những nước này
cũng đang phải đàm phán về thuế quan.
Theo
nhà nghiên cứu Vũ Khang thuộc Boston College, « chắc chắn Việt Nam
mừng về chuyến công du của ông Tập để xoa dịu nỗi đau kinh tế. Nhưng Việt Nam
cũng sẽ phải tránh tạo cảm giác là đứng về phía Trung Quốc trong khi vẫn đang
phải đàm phán giảm thuế với chính quyền Trump ». Đây cũng là lo ngại của
một số nhà lãnh đạo Việt Nam, nếu làm rầm rộ chuyến công du của ông Tập Cận
Bình hoặc quá nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác Việt-Trung,
Hà Nội có thể sẽ gặp khó khăn trong đàm phán thuế quan với thị trường xuất khẩu
lớn nhất là Mỹ.
Về
phía Malaysia, trong một cuộc họp với các lãnh đạo Nhà nước, thủ tướng Anwar
Ibrahim tái khẳng định « Trung Quốc là một đối tác rất quan trọng
mà chúng ta không thể lờ đi. Đúng là nhiều nước gặp vấn đề vì làm như
vậy ». Tuy nhiên, ông khẳng định « chúng ta sẽ phải lèo
lái theo cách tốt nhất có thể để bảo đảm an ninh, an toàn và thu được nhiều lợi
ích nhất về kinh tế và đầu tư ».
Trong
ngày đầu tiên công du Hà Nội, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi thắt chặt mối
quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam trước những biện pháp thuế quan của Mỹ
và « hai nước cần tăng cường hợp tác trong chuỗi sản xuất và cung ứng ».
Tuy nhiên, theo báo Lao Động, hai ngày trước khi đón ông Tập Cận Bình, chính phủ
Việt Nam yêu cầu kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm giảm thiểu
tác động từ bên ngoài có dấu hiệu không lành mạnh, lẩn tránh thuế quan.
Còn bộ Công Thương chủ trương tích cực trao đổi với các cơ quan của Mỹ để thúc
đẩy đàm phán thỏa thuận thương mại song phương, đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi
cho cả hai bên.
-------------------------
Các
nội dung liên quan
TRUNG
QUỐC - VIỆT NAM
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ thương
mại song phương
ĐIỂM
TUẦN BÁO
Đại
chiến thuế quan Mỹ-Trung, « cây tre » Việt Nam biết ngả về đâu
No comments:
Post a Comment