Monday, April 21, 2025

"NGOẠI GIAO CÂY TRE" VIỆT NAM CẦN UYỂN CHUYỂN HƠN BAO GIỜ HẾT TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ - TRUNG (Thu Hằng / RFI)

 



"Ngoại giao cây tre" Việt Nam cần uyển chuyển hơn bao giờ hết trong thương chiến Mỹ - Trung

 Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 21/04/2025 - 10:56

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-vi%E1%BB%87t-nam/20250421-ngoai-giao-cay-tre-viet-nam-can-uyen-chuyen-hon-bao-gio-het-trong-thuong-chien-my-trung

 

Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia nhỏ khác, đặc biệt tại Đông Nam Á, bị kẹt trong cuộc chiến thương mại khốc liệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Giới chuyên gia đều cho rằng Hà Nội đang phải khéo léo lèo lái để không làm mất lòng “sư huynh” phương Bắc nhưng cũng không được chọc giận Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong khi mức thuế đối ứng 46% vẫn lủng lẳng trên đầu.

 

HÌNH :

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm tiếp chủ tịch nước, tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 14/04/2025 tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội, Việt Nam. via REUTERS - LUONG THAI LINH

 

Trung Quốc là nước duy nhất không được tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế và hiện bị áp mức thuế 145%, thậm chí là 245% đối với một số mặt hàng. Song song với việc “quyết đấu đến cùng” với Washington, Bắc Kinh tìm cách vận động “đoàn kết” chống lại cuộc chiến thuế quan do Mỹ đơn phương áp đặt. Trung Quốc nói chuyện với Liên Hiệp Châu Âu, gặp hai đối tác Hàn Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Tập Cận Bình nhanh chóng công du ba nước đối tác Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.

 

Trung Quốc thử độ dẻo dai của “ngoại giao cây tre” Việt Nam

 

Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 5 đến Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trả lời RFI ngày 14/04, Emmanuel Véron, nhà nghiên cứu cộng tác tại Trường Hàng hải và Viện Inalco, thành viên Viện Pháp Nghiên cứu về Đông Á (IFRAE), nhận định :

 

“Điều này cho thấy tầm quan trọng về kinh tế, cũng như chiến lược của Việt Nam đối với Trung Quốc. Xin nhắc lại một chút là trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, trước đó là chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc hậu thuẫn cho Việt Nam, cho Việt Cộng. Điều này cũng cho thấy rõ sự gắn kết khá mạnh mẽ giữa chế độ Cộng sản hai nước và được phát triển hơn nhờ dần dần mở cửa nền kinh tế từ 30-40 năm trở lại đây. Có thể thấy là đúng, giữa hai nước có mối liên hệ rất đặc biệt. Lần này, chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu vòng công du Đông Nam Á với điểm đến đầu tiên là Việt Nam để khẳng định điều này và để có được nhưng bảo đảm về mặt thuế quan, đầu tư hoặc những bảo đảm về mặt hội nhập kinh tế Trung Quốc và Việt Nam”.

 

Trái với một tổng thống Mỹ khó lường, chủ tịch Tập Cận Bình cố thể hiện Trung Quốc là “đối tác đáng tin cậy” và là “người bảo vệ thương mại toàn cầu”. Thái độ của ông Tập cũng được các nhà quan sát chú ý khi thăm Việt Nam, luôn tươi cười, thân thiện, “tặng quà lưu niệm trên đường đi”, có nghĩa là “các thỏa thuận thương mại mới và thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược”, theo nhận định của nhà nghiên cứu Wen-Ti Sung, thành viên không thường trú của Trung tâm Trung Quốc toàn cầu thuộc Atlantic Council (Hội đồng Đại Tây Dương) và được trang CNN trích dẫn ngày 14/04.

 

Đọc thêm :

Chủ tịch Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp lực chống đòn thuế quan của Mỹ

 

Trung Quốc và Việt Nam ký 45 văn bản thỏa thuận hợp tác tập trung vào các lĩnh vực then chốt như kết nối hạ tầng, thương mại, chuỗi cung ứng, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp, phát triển nguồn lực, hàng không và đường sắt (*). Chủ tịch Tập Cận Bình hứa “thị trường lớn Trung Quốc luôn mở cửa cho Việt Nam”. Ông cũng đề cao vai trò của Việt Nam khi kêu gọi hai nước hợp tác để duy trì “sự ổn định của hệ thống thương mại tự do toàn cầu, chuỗi cung ứng, công nghiệp” và cùng phản đối “hành vi bắt nạt đơn phương”, ám chỉ đến quyết định áp thuế đối ứng của chính quyền Mỹ, trong đó Việt Nam chịu mức thuế cao 46%.

Nhìn chung, theo Wen-Ti Sung, chuyến thăm Việt Nam trong khuôn khổ vòng công du Đông Nam Á (Malaysia và Cam Bốt) của ông Tập Cận Bình có hai mục đích : Về mặt kinh tế, tìm cách đa dạng hóa dấu ấn kinh tế của Trung Quốc trên toàn thế giới ; về chính sách đối ngoại, nhằm kéo các nước lại gần Trung Quốc trong khi những nước này vẫn nín thở về mức thuế đối ứng, mới chỉ được Mỹ tạm đình chỉ 90 ngày.

 

Thương mại Việt Nam không thể tách rời đối tác Trung Quốc

 

Thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc kỷ lục mới 205 tỷ đô la trong năm 2024, trong đó khối lượng nhập khẩu của Việt Nam là 144 tỷ đô la. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc và Trung Quốc cũng lắp ráp nhiều mặt hàng ở Việt Nam và sau đó Việt Nam xuất khẩu với số lượng lớn sang Hoa Kỳ. Chính vì thế Việt Nam bị coi là “sân sau” của Trung Quốc và bị Mỹ áp mức thuế 46%. Nhà nghiên cứu Emmanuel Véron nhận định :

 

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

 




No comments: