Gây hỗn loạn toàn cầu,
Trump có thể làm bật gốc vị thế đồng đô la
Trúc Phương/Người Việt
April
17, 2025 : 8:32 PM
Chính
sách thuế quan của ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, được tin là giúp tăng sức mạnh
cho đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra. Chỉ số đô la Wall
Street Journal (WSJ Dollar Index – dựa trên rổ tiền tệ) đã mất hơn 5.9% trong
năm nay.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/A1-Trump-dong-do-la-My-1536x956.jpg
Đồng
đô la Mỹ đang bị các đối thủ tiền tệ khác đe dọa. (Hình minh họa: Daniel
Munoz/AFP via Getty Images)
“Chúng
ta đang chứng kiến sự sụp đổ về giá trị tất cả tài sản Mỹ, từ cổ phiếu, đồng đô
la trong nguồn dự trữ thay thế [ngoại hối] đến thị trường trái phiếu,” ông
George Saravelos, giám đốc nghiên cứu thuộc Deutsche Bank, phát biểu, theo
Fortune ngày 12 Tháng Tư.
Ông
Luca Paolini, chiến lược gia trưởng tại Pictet Asset Management (Thụy Sĩ), nói
thêm: “Chúng tôi đang làm việc với giả định rằng trong năm năm tới, đồng đô la
sẽ mất thêm 10% đến 15% nữa,” theo Wall Street Journal hôm 6 Tháng Tư.
Tại
sao đồng đô la bị mất uy tín?
Các
nhà quản lý tài sản (asset managers) đang thực hiện những động thái phòng thủ
ngắn hạn để bảo vệ trước nguy cơ suy thoái tiềm ẩn, kéo theo xu hướng giảm đầu
tư vào cổ phiếu của bảy đại công ty (“Magnificent Seven” – Apple, Microsoft,
Amazon, Alphabet, Meta Platforms, Nvidia và Tesla).
Việc
các quốc gia đang mất niềm tin vào Mỹ và ào ạt bán tháo tài sản Mỹ có thể làm đảo
lộn vị thế dự trữ toàn cầu của đồng đô la. Một số quốc gia đang tìm kiếm sự bảo
đảm từ các tài sản như vàng, trái phiếu chính phủ Đức, franc Thụy Sĩ và yen Nhật
– theo ông Gary Schlossberg, chiến lược gia toàn cầu tại Viện Đầu Tư Wells
Fargo. Niềm tin vào nước Mỹ chưa bao giờ lung lay nghiêm trọng bằng lúc này.
Từ
khi ông Franklin D. Roosevelt, tổng thống Mỹ thứ 32, hạ bệ đồng bảng Anh khỏi vị
trí đồng tiền dự trữ của thế giới cách đây 80 năm, đồng đô la đã thống trị toàn
cầu ở vị trí tối cao. Vị thế tiền tệ dự trữ của nó cho phép chính phủ Mỹ vay
trên quy mô lớn, thậm chí có thể thu hút nguồn tiền mặt trong các cuộc khủng hoảng
toàn cầu, trong khi các quốc gia khác phải vật lộn để tiếp cận tài chính. Vị thế
dự trữ của đồng đô la và sức mạnh đi kèm với nó đã không lay chuyển trong nhiều
thập niên, cho đến gần đây.
Sự
bất nhất trong chính sách mậu dịch mà Mỹ đang thực hiện, khiến ngày càng nảy
sinh những nghi ngờ về cách tiếp cận của ông Trump đối với đồng minh, là một
trong những nguyên nhân đầu tiên làm suy yếu đồng đô la.
Đơn
giản, nếu chính phủ Mỹ và giềng mối liên kết thương mại với các quốc gia đồng
minh không còn đáng tin cậy, giới đầu tư và thương nhân sẽ tìm kiếm các giải
pháp thay thế đồng đô la. Và một khi các quốc gia khu vực euro đồng loạt thực
hiện kế hoạch tái vũ trang và tái cấu trúc kinh tế, một thị trường mới khổng lồ
sẽ xuất hiện để thách thức vị thế đồng đô la.
Sức
mạnh đô la Mỹ bắt nguồn từ tính hữu ích của nó như một phương tiện trao đổi. Đô
la Mỹ là đơn vị tiền tệ có giá trị lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất. Hầu
hết giao dịch thương mại ngay cả giữa hai quốc gia sử dụng các đơn vị tiền tệ
khác cũng được định tuyến qua đô la Mỹ.
Ngân
Hàng Trung Ương Hoa Kỳ (Fed) ước tính từ năm 1999 đến năm 2019, đô la Mỹ chiếm
96% giao dịch thương mại quốc tế ở Mỹ Châu, 74% ở Á Châu và 79% toàn cầu. Trên
thị trường ngoại hối, đô la Mỹ chiếm khoảng 90% tất cả giao dịch. Đô la Mỹ chỉ
yếu thế ở Âu Châu khi euro là loại tiền tệ được lập hóa đơn phổ biến nhất.
Việc
ông Trump xé bỏ các thỏa thuận thương mại – ngay cả những thỏa thuận mà chính
ông đã ký (như trường hợp Canada và Mexico) – và sử dụng thuế quan như một vũ
khí đe dọa, đang khiến hình ảnh đô la Mỹ trở nên kém hấp dẫn. Thuế quan cao hơn
có nghĩa ít giao dịch hơn, ít sử dụng đồng đô la hơn, tăng trưởng kinh tế chậm
hơn và ít cơ hội hơn cho các nhà đầu tư toàn cầu kiếm tiền ở Mỹ.
Trong
bài “How Trump Could Dethrone the Dollar,” tờ Foreign Affairs hôm 8 Tháng Tư viết
rằng đồng đô la có thể không sống sót nếu ông Trump chơi đòn “vũ khí hóa sức mạnh
kinh tế Mỹ” – tức dùng sức mạnh kinh tế Mỹ như một vũ khí để gây áp lực và bắt
nạt các quốc gia khác.
Nếu
đồng bạc xanh bị tước ngôi…
Không
chỉ vấn đề thuế quan, một số chính sách của ông Trump cũng ảnh hưởng đến việc
suy yếu đồng đô la, chẳng hạn chương trình cắt giảm ngân sách trong một số lĩnh
vực quốc phòng. Về danh nghĩa, điều này được thực hiện nhằm tiết kiệm tiền
trong ngắn hạn nhưng cuối cùng nó khiến Washington mất đi sự ủng hộ từ các nhà
đầu tư trong tương lai gần.
Ông
Constantin Bolz thuộc UBS Global Wealth Management cho biết sự chuyển hướng
sang chủ nghĩa biệt lập của ông Trump có thể khiến các nhà đầu tư tránh xa trái
phiếu kho bạc Hoa Kỳ.
“Nước
Mỹ từ lâu là ‘người bảo vệ thế giới,’ bằng cách cung cấp quốc phòng cho nhiều
nơi. Vì thế, ngân sách quốc phòng Mỹ lớn hơn hầu hết quốc gia khác; đổi lại,
nhiều quốc gia nắm giữ nhiều trái phiếu kho bạc Mỹ trong kho dự trữ của họ,”
ông Constantin Bolz nhận định. “Nếu Mỹ giảm chi tiêu quốc phòng cho các quốc
gia khác thì những quốc gia này sẽ giảm lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà họ nắm
giữ, vì họ phải tự đầu tư cho quốc phòng của chính mình.”
Đồng
đô la chưa bao giờ ngừng bị các đối thủ tiền tệ khác đe dọa. Sau khi Mỹ thực hiện
các lệnh trừng phạt toàn diện nhằm vào Nga vào năm 2022, nhóm BRICS (Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu
Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất) bắt đầu coi sự phụ thuộc vào đô la Mỹ là một gánh
nặng.
Năm
2024, tại Hội Nghị Thượng Đỉnh BRICS, ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, nói
“đồng đô la Mỹ đang được sử dụng như một vũ khí,” và nói thêm rằng gần 95%
thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã được thực hiện với các loại tiền tệ địa
phương.
Đơn
vị tiền tệ khả dĩ thay thế đô la Mỹ chỉ có thể là euro. Khi được giới thiệu vào
đầu thiên niên kỷ, euro được coi là đối thủ tiềm năng của đô la Mỹ, đặc biệt
khi giá hàng hóa tăng vọt sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
(WTO) khiến đồng bạc xanh của Mỹ bị suy yếu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài
chính 2008 và cuộc khủng hoảng nợ khu vực euro đã làm giảm vị thế euro, khiến
cán cân lại nghiêng về phía đồng đô la. Bây giờ, tình thế lại có thể đảo chiều.
Với
sự dẫn đầu của Đức, EU bắt đầu lên kế hoạch kiểm soát vận mệnh của chính họ, đặt
lại nền tảng cho việc tái vũ trang và nỗ lực giành sự độc lập chiến lược nhằm
giảm lệ thuộc ảnh hưởng Mỹ.
Bà
Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Âu Châu (EC), đã đề nghị khoản tiền khổng
lồ 800 tỷ euro cho đại kế hoạch xây dựng Âu Châu. Riêng chính phủ Berlin đã hứa
chi 500 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng.
Những
gì mất đi có thể lấy lại được?
Cần
nhắc lại, mỗi năm, người nước ngoài đầu tư gần $2,000 tỷ vào Mỹ. Các nhà đầu tư
nước ngoài, từ cá nhân đến chính phủ, sở hữu 30% nợ của Mỹ. Bây giờ, việc họ
tìm lối thoát – chủ yếu là tránh ăn đạn từ màn vung súng loạn cào cào của ông
Trump – có thể làm nước Mỹ thiệt hại nặng nề hơn, đặc biệt dẫn đến chi phí vay
tăng vào thời điểm mà nợ quốc gia của Mỹ đang vọt thăng thiên.
Giới
phân tích sẽ ít lo lắng hơn về sự biến động gần đây nếu chính phủ Mỹ cam kết
duy trì vị thế dự trữ của đồng đô la. Tuy nhiên, chính ông Stephen Miran, chủ tịch
Hội Đồng Cố Vấn Kinh Tế Tòa Bạch Ốc, lại nói rằng việc duy trì vị thế tối cao của
đồng đô la chỉ tổ gây “tốn kém” (“costly”), rằng điều này khiến người lao động
và sản phẩm Mỹ không có khả năng cạnh tranh.
Ông
Trump đang “đánh nhau” với cả Fed. Trong khi Fed nói rằng họ cần nghiên cứu kỹ
hơn về tác động lạm phát của chính sách thuế quan trước khi cắt giảm lãi suất,
thì ông Trump yêu cầu một chính sách tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế
đang chậm lại.
Nếu
việc gây áp lực lên Fed thành công, ông Trump sẽ làm tổn hại đến sự độc lập và
uy tín của Fed, từ đó gây ảnh hưởng đến vị thế toàn cầu của đồng đô la, khi mà
các quốc gia lo sợ rằng chính trị, chứ không phải kinh tế, đang điều khiển
chính sách tiền tệ của Mỹ.
Cần
nhắc lại, thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới, với tổng
giá trị $63,000 tỷ tính đến cuối năm 2024 – tương đương gần một nửa tổng giá trị
cổ phiếu thế giới.
Thị
trường trái phiếu chính phủ Mỹ cũng là thị trường lớn nhất thế giới, với khoảng
$28,000 tỷ, chiếm hơn 1/4 thị trường nợ chính phủ toàn cầu. Trái phiếu chính phủ
Mỹ cũng là hình thức nợ chính phủ thanh khoản nhất, với khoảng $900 tỷ trong
các giao dịch trung bình hàng ngày. Xét về tổng thể, với những yếu tố như tính
thanh khoản cao, mức sử dụng rộng rãi và độ an toàn, không có gì ngạc nhiên khi
đô la Mỹ chiếm phần lớn dự trữ quốc tế trong suốt nhiều thập niên.
Nền
kinh tế Mỹ luôn cởi mở với đầu tư nước ngoài. Có rất ít hạn chế đối với việc
đưa vốn vào và ra khỏi nước Mỹ. Fed được thế giới đánh giá là độc lập và đáng
tin cậy. Các tòa án và hệ thống cơ quan quản lý Mỹ được khắp nơi trên thế giới
tin tưởng. Các tranh chấp kinh doanh thường được phân xử đàng hoàng. Nước Mỹ
lâu nay cũng quản lý nền kinh tế theo cách có thể dự đoán được. Sự minh bạch của
hệ thống tài chính-kinh tế Mỹ cũng ngăn chặn tình trạng tham nhũng đáng kể.
Tuy
nhiên, nước Mỹ đang thay đổi. Ông Trump đang thay đổi nước Mỹ. Ông Trump đang
muốn Fed phải phục vụ ông thay vì quyền lợi kinh tế nước Mỹ. Ông Trump đang tự
loại bỏ Mỹ khỏi nền kinh tế toàn cầu theo từng cấp độ.
Không
chỉ tạo ra sự bất ổn, ông Trump còn làm xói mòn niềm tin mà thế giới dành cho Mỹ.
Bao giờ thì nước Mỹ mới trở lại vĩ đại như nó vẫn từng? Có điều chắc chắn rằng
những gì mất đi rất khó có thể lấy lại, ngay cả khi tất cả sự hỗn loạn không
còn. [qd]
No comments:
Post a Comment