Doanh
nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến
James Palmer
- Foreign
Policy
Tạ
Kiều Trang, biên
dịch
Tại
Trung Quốc và Mỹ, tình hình thương chiến bất định buộc doanh nghiệp phải đưa ra
những quyết định khó khăn.
Tiêu
điểm tuần này:
Thương chiến Mỹ – Trung gây bất ổn cho doanh nghiệp; Lính đánh thuê Trung Quốc
tham chiến về phía Nga ở Ukraine; Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt
Nam.
Thương
chiến phủ bóng doanh nghiệp
Giữa
lúc quan hệ thương mại Mỹ – Trung có thể xoay chiều trong tích tắc, người ta dễ
quên rằng: Hàng hoá lại di chuyển rất chậm.
Một
con tàu rời Thượng Hải mất khoảng hai tuần rưỡi để xuyên Thái Bình Dương. Như vậy,
những tàu hàng khởi hành vào ngày 2/4, thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump lần
đầu công bố “thuế đối ứng”, vẫn sẽ lênh đênh trên biển thêm một tuần nữa.
Vào
thời điểm những tàu hàng này rời Trung Quốc, mức thuế dự kiến áp lên hầu hết
hàng hoá ở khoảng 20%. Khi cập cảng, về mặt lý thuyết, những lô hàng này có thể
đối mặt với thuế quan thực tế lên đến 145%, hoặc thậm chí cao hơn – hoặc cũng
có thể, Trump lúc đó đã rút hẳn khỏi thương chiến. Đội ngũ của Trump đang phát
đi những tín hiệu trái chiều về việc liệu các mặt hàng chủ chốt như điện thoại
thông minh có được miễn thuế hay không.
Mỹ
sẽ ân hạn thuế đến hết ngày 27/5 đối với hàng hoá được xếp lên tàu trước ngày
5/4. Do đó, tác động toàn diện lên chuỗi cung ứng và giá cả ở Mỹ có lẽ sẽ chưa
biểu hiện rõ hết trong vài tuần tới.
Nhưng
tình hình rối ren và bất định hiện nay cho thấy thị trường tài chính vẫn chưa
đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của một quá trình mà về bản chất là hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới đang đoạn giao nhau. Về phần mình, Trung Quốc đáp trả
bằng các biện pháp như siết chặt xuất khẩu đất hiếm, hạn chế phim ảnh Hollywood
và sẽ còn nhiều động thái cứng rắn hơn nữa.
Giữa
lúc này, các doanh nghiệp buộc phải đưa ra những quyết định khó nhằn, xem liệu
có nên tiếp tục xuất hàng từ Trung Quốc hay không. Những “ông lớn” như Amazon
và Apple sẽ xoay sở tốt hơn phần đông, một phần vì đã dự trữ hàng hoá từ trước
khi thương chiến nổ ra. Với quy mô của mình, họ đủ sức chịu được tổn thất, cũng
như có khả năng thương lượng trực tiếp với Trump.
Nhưng
với các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đặt sản xuất tại Trung Quốc, mất một lô hàng đủ
khiến họ phá sản. Với phần lớn các doanh nghiệp này, thay thế nguồn cung cũng
không phải là lựa chọn khả thi.
Vấn
đề về nguồn cung còn nhấn mạnh đến một sự “chậm chân” khác lộ rõ trong cuộc chiến
thuế quan: thế giới quan của Trump được định hình vào những năm 1980, khi đó
Trung Quốc, với chi phí nhân công thấp, trở thành điểm đến hấp dẫn cho sản xuất
giá rẻ. Lúc bấy giờ, chỉ với một biến động trong chi phí là đã có thể đưa được
ngành sản xuất trở về Mỹ.
Tuy
nhiên, lợi thế sản xuất ở Trung Quốc hiện tại không chỉ nằm ở chi phí nhân công
– nay đã cao hơn các nước như Việt Nam hay Bangladesh – mà còn ở hệ thống cơ sở
hạ tầng, nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn tích lũy suốt hàng thập kỷ. Tất
cả những yếu tố này, Mỹ không thể tái lập chỉ trong một năm, huống hồ một
tháng.
Trong
sản xuất có hai dạng tri thức – theo cách phân loại nổi tiếng của nhà nhân học
James C. Scott – là techne và metis. Techne (tạm dịch: tri
thức kỹ thuật) là tri thức khoa học, lý thuyết: bằng sáng chế, bản thiết kế,
công nghệ cao.
Nhưng
sản xuất còn vận hành nhờ metis (tạm dịch: tri thức thực tiễn): hiểu biết đời
thường về cách vạn vật vận hành và những kỹ năng mà cấp quản lý khó lòng thấu
hiểu. Đó có thể là đặc tính riêng của một máy móc cụ thể, là thao tác thủ công
tinh tế không thể tự động hóa, là kỹ năng gỡ lỗi phần mềm. Metis thường được
truyền đạt một cách không chính quy – tổ trưởng dây chuyền và công nhân học hỏi
từ những người làm nhiều kinh nghiệm hơn.
Mỹ
không thiếu techne, dù ở một vài lĩnh vực như xe điện và pin, Trung Quốc vẫn
đang dẫn trước. Song, sau hàng thập kỷ tập trung vào các ngành dịch vụ cao cấp
thay vì sản xuất, Mỹ nay thiếu đi metis cần thiết để bắt kịp Trung Quốc.
Xét
theo góc độ này, công cuộc phục hưng sản xuất của Mỹ với nhiều ngành công nghiệp
chẳng khác nào gây dựng lại từ đầu. Dù có thể tự xây dựng nền tảng tri thức
theo thời gian, nhưng Mỹ sẽ phải đánh đổi bằng nhiều năm tháng và không ít sai
lầm – bài học mà chính Trung Quốc đã phải trải qua.
Lấy
ví dụ ngành sản xuất board game (trò chơi cờ bàn) – một thị trường trị giá 14 tỷ
USD với nhiều công ty nhỏ và hiện đang trong tình trạng khủng hoảng. CEO của
công ty Steve Jackson Games đã có từ lâu đời, bà Meredith
Placko, viết trong một bài đăng khá thiết thực: “Hệ thống cơ sở vật chất
để sản xuất board game với quy mô hoàn chỉnh – từ sản xuất xúc xắc chuyên dụng,
cắt khuôn dập, đến các chi tiết nhựa và gỗ theo yêu cầu – thực chất [ở Mỹ] vẫn
chưa có”.
Placko
viết: “Vấn đề ở đây chưa phải thép hay chất bán dẫn. Mà là giấy các loại,
bìa cứng, token gỗ, khay nhựa, và mực in đúng màu”.
Doanh
nghiệp nhỏ ở hai bờ Thái Bình Dương đều sẽ chịu thiệt hại. Các nhà sản xuất nhỏ
tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và nền kinh tế nước này chắc chắn sẽ chịu
tổn thất. Tuy nhiên, sau nhiều năm ứng phó với những mối đe doạ từ Mỹ, các nhà
sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc đã nâng cao chuyên môn và đa dạng hóa thị trường,
trong khi phần lớn doanh nghiệp Mỹ chưa làm được điều tương tự với hệ thống nhà
cung cấp của mình.
No comments:
Post a Comment