Monday, April 21, 2025

DOANH NGHIỆP TRUNG QUỐC SẼ TỒN TẠI DƯỚI ÁP LỰC THUẾ QUAN CAO BẰNG CÁCH NÀO? (Lưu Triệu Ninh  -  Guancha)

 



Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tồn tại dưới áp lực thuế quan cao bằng cách nào?

Lưu Triệu Ninh  -  Guancha

Lê Thị Thanh Loan, biên dịch

21/04/2025

https://nghiencuuquocte.org/2025/04/21/doanh-nghiep-trung-quoc-se-ton-tai-duoi-ap-luc-thue-quan-cao-bang-cach-nao/

 

Kể từ tháng 4, một loạt động thái của chính phủ Mỹ đã khiến thế giới bên ngoài phải thốt lên rằng “Trump thật điên rồ”. Từ việc công bố chính sách “thuế đối ứng” vào ngày 2/4 đến việc tạm hoãn chính sách này đối với một số nước vào ngày 9/4; hay việc chính quyền Trump ban đầu tăng mức “thuế đối ứng” đối với Trung Quốc từ 34% lên 125%, nhưng rồi lại “âm thầm” tuyên bố miễn “thuế đối ứng” đối với các sản phẩm như điện thoại thông minh và máy tính vào ngày 11/4. Phải nói rằng sự bất nhất và thay đổi chóng mặt của Trump đã khiến các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đau đầu.

 

Đối với Trung Quốc, chính sách thuế quan của Trump chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến thương mại Trung-Mỹ với kim ngạch hơn 600 tỷ USD mỗi năm. Cùng với việc Hải quan Mỹ đồng thời bãi bỏ “chính sách miễn thuế cho các gói hàng nhỏ” dưới 800 USD (de minimis exemption), điều này càng gây ra cú sốc về mặt cấu trúc đối với thương mại điện tử xuyên biên giới, vốn chiếm một nửa tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc.

 

Tác động và cú sốc của cuộc chiến thuế quan này đối với các doanh nghiệp ngoại thương của Trung Quốc lớn đến mức nào? Hoạt động thương mại trung chuyển (entrepot trade) của Trung Quốc có thể tìm ra những đột phá mới nào? Các doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để có thể “sống sót” trong cuộc biến động này? Và Trump sẽ gây ra tác động như thế nào đối với trật tự quốc tế?

 

Trong bối cảnh này, Guancha đã kết nối với Lưu Triệu Ninh, nhà sáng lập Qianzhihe Overseas Consulting, để tập trung vào trạng thái sinh tồn của các doanh nghiệp Trung Quốc dưới sức ép thuế quan cao từ Mỹ, đồng thời đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức trong bối cảnh đầy biến động của thương mại quốc tế hiện nay, cũng như cung cấp những quan sát mang tính quốc tế và góc nhìn chiến lược cho quá trình chuyển đổi và nâng cấp của ngành.

 

 

Các doanh nghiệp Trung Quốc cần làm gì để tồn tại trong bối cảnh thuế quan cao?

 

Guancha: Chính sách thuế quan của Mỹ gần đây thay đổi với mức độ dao động rất lớn. Xét theo phản ứng xã hội, đợt sóng thuế quan này rõ ràng đã gây ra tác động và ảnh hưởng đáng kể đối với xuất khẩu ngoại thương của Trung Quốc, đặc biệt là thương mại điện tử xuyên biên giới. Mặt khác, sau khi Mỹ ngăn chặn hoạt động thương mại trung chuyển bằng việc áp dụng các quy định kiểm tra xuất xứ hàng hóa, các chiến lược thương mại trung chuyển của các doanh nghiệp Trung Quốc đã bị hạn chế rất nhiều. Mặc dù Mỹ hiện đã tạm hoãn “thuế đối ứng” đối với một số quốc gia, nhưng thương mại trung chuyển vẫn phải đối mặt với những thách thức tương đối lớn. Ông đánh giá ra sao về tác động của chính sách thuế quan hiện tại của Mỹ đối với thương mại trung chuyển và ngành ngoại thương của Trung Quốc? Theo ông, chiến lược thương mại trung chuyển của các doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với những thách thức cụ thể nào?

 

Lưu Triệu Ninh: Trước hết, đối với ngành ngoại thương của Trung Quốc, tác động chính của thuế quan là sự thay đổi trong cơ cấu chi phí. Nói một cách nghiêm túc, thuế quan do người tiêu dùng ở nước nhập khẩu và nhà sản xuất ở nước xuất khẩu cùng chia sẻ, với tỷ lệ cụ thể tùy thuộc vào độ co giãn của cầu. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt của Mỹ, các nhà xuất khẩu Trung Quốc thường không thể chuyển toàn bộ gánh nặng thuế quan cho người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến việc lợi nhuận bị giảm sút. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó, các doanh nghiệp thâm dụng lao động, vốn có biên lợi nhuận tương đối mỏng, nhiều khả năng buộc phải từ bỏ thị trường Mỹ dưới áp lực thuế quan cao.

 

Cá nhân tôi cho rằng, đối với các doanh nghiệp coi Mỹ là thị trường chính, áp lực từ thuế quan hiện nay là rất lớn và họ cần phải chuẩn bị trước, chủ yếu ở ba khía cạnh:

Đầu tiên là điều chỉnh lại cấu trúc chuỗi cung ứng. Trước đây, nhiều doanh nghiệp phục vụ thị trường Mỹ sẽ thành lập nhà máy ở Mexico hoặc Đông Nam Á, chẳng hạn như Việt Nam, Malaysia hoặc Indonesia, để được hưởng mức thuế quan thấp của các quốc gia này khi xuất hàng sang Mỹ. Kể từ khi chính quyền Trump lần đầu phát động thương chiến với Trung Quốc vào năm 2018, một lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu đã chọn cách xây dựng nhà máy ở Đông Nam Á hoặc Mexico và thực hiện thương mại trung chuyển để tránh các mức thuế quan bổ sung, đặc biệt là trong các ngành thâm dụng lao động như dệt may, sản phẩm điện tử và đồ chơi.

 

 

XEM TIẾP >>>>>   

 





No comments: