Bị
Mỹ đánh thuế 46% : Việt Nam trả giá vì làm “sân sau” cho Trung Quốc ?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 09/04/2025 - 14:29 - Sửa đổi ngày: 09/04/2025 - 16:40
Phó
thủ tướng Việt Nam Hồ Đức Phớc có lịch họp với bộ trưởng Tài Chính Mỹ Scott
Bessent ngày 09/04/2025 (giờ Washington), đúng vào ngày thuế đối ứng của Hoa Kỳ
có hiệu lực, với mức cao đến 46% đối với Việt Nam. Một số chuyên gia dự báo Việt
Nam nằm trong số các nước « có khả năng đạt thỏa thuận về thuế với
Mỹ nhanh nhất ».
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Một cửa hàng bán giầy Nike tại New York, Mỹ, ngày 14/05/2029. Đa số
giầy Nike bán tại Mỹ được sản xuất và nhập từ Việt Nam. REUTERS - Mike Segar
Tuy
nhiên, thách thức với phái đoàn Việt Nam là rất lớn, vì chính quyền Mỹ muốn chặt
những « chân rết » xuất khẩu của Trung Quốc, trong
đó có rất nhiều nước châu Á, đặc biệt trong bối cảnh hai siêu cường quốc có vẻ
kiên quyết « đánh đến cùng » trong cuộc chiến thương
mại.
Phó
thủ tướng Hồ Đức Phớc đến Washington mang theo hàng loạt đề xuất thiện
chí : giảm thuế xuống còn 0% đối với hàng nhập từ Mỹ và đề nghị Washington
áp dụng mức tương tự đối với hàng nhập từ Việt Nam, tăng cường nhập khẩu từ Hoa
Kỳ để giảm thặng dư thương mại song phương và khuyến khích các công ty Mỹ tăng
cường đầu tư vào Việt Nam. Theo VnExpress, phó thủ tướng Hồ Đức Phớc sẽ dự lễ
ký kết giữa hãng hàng không Vietjet và quỹ đầu tư KKR về thỏa thuận tài chính
200 triệu đô la để mua thêm máy bay; tiếp đến sẽ gặp lãnh đạo các doanh nghiệp
Mỹ, gồm Boeing, SpaceX và Apple.
Mỹ
trừng phạt các nước « sân sau » của Trung Quốc
Tuy
nhiên, đề xuất giảm thuế về 0% đã bị ông Peter Navarro, cố vấn thương mại và là
kiến trúc sư kế hoạch thuế quan của tổng thống Trump, trả lời đài Fox News ngày
07/04, đánh giá là « là chẳng có ý nghĩa gì », tuy sau
đó ông nhìn nhận đề xuất của phía Việt Nam là « bước khởi đầu nhỏ ».
Trong một diễn đàn đăng trên Financial Times ngày 08/04, ông Navarro cáo buộc
Việt Nam, cũng như Cam Bốt và Mêhicô, là « sân sau » của
Bắc Kinh, giúp hàng hóa Trung Quốc tránh thuế quan của Mỹ. Ông yêu cầu những nước
này cần chấm dứt làm « trung gian ».
Cuộc
chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ nhất của tổng thống Donald
Trump và tiếp tục dưới thời Joe Biden cho đến nay. Việt Nam cùng nhiều nước được
hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước trong
khu vực, còn được gọi là « Trung Quốc+1 ». Các nhà sản
xuất Trung Quốc cũng chuyển một phần hoạt động sang Việt Nam để được dán
nhãn « Hàng Việt Nam » sau đó xuất khẩu. Theo thống
kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, tổng kim ngạch trao đổi hai chiều giữa Việt
Nam và Trung Quốc năm 2024 đạt 205,2 tỷ đô la. Tuy nhiên, Việt Nam bị thâm hụt
thương mại ngày càng lớn, với nhập siêu từ Trung Quốc trong năm 2024 lên đến
82,8 tỷ đô la, cao hơn rất nhiều so với mức nhập siêu 49,35 tỷ đô la của năm
2023.
Việt
Nam bị cáo buộc « gian lận »
Ngoài « gian
lận phi thuế quan » để « thúc đẩy xuất khẩu sang Hoa
Kỳ một cách không công bằng », Việt Nam cũng nằm trong danh sách các
nước bị cố vấn thương mại Peter Navarro cáo buộc đánh cắp tài sản trí tuệ, thao
túng tiền tệ, bán phá giá, hạn ngạch, thủ tục hải quan rườm rà, thu thuế giá trị
gia tăng (VAT) đối với sản phẩm mà theo chính quyền Trump là một loại thuế hải
quan trá hình để « kìm hãm xuất khẩu của Hoa Kỳ ».
Theo
ông Peter Navarro, cả thế giới đã « lợi dụng » Hoa Kỳ
từ nhiều năm qua. Hơn 20.000 tỉ đô la tài sản Mỹ đã bị chuyển ra nước ngoài từ
năm 1976 đến 2024 do thâm hụt thương mại, tương đương với 60% GDP của Mỹ năm
2024. Mỹ đang trong « tình trạng khẩn cấp quốc gia do thâm hụt
thương mại mất kiểm soát vì gian lận ». Cho nên, ông Peter Navarro khẳng
định chính sách « thuế quan của Donald Trump sẽ sữa chữa hệ thống
bị lỗi ».
Điều
này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn lớn trong
đàm phán với Mỹ. Và cho dù Việt Nam đạt được một thỏa thuận về thuế với Mỹ thì
mức 0% cũng là điều bất khả thi, vì tổng thống Mỹ đã ấn định mức tối thiểu là
10%. Anh, Úc đã bị áp mức này. Đồng minh Israel thân cận của Mỹ cũng bị tổng thống
Trump thẳng thừng từ chối xét lại mức thuế 17%.
Theo
ngân hàng OCBC, được CNBC trích dẫn ngày 08/04, mức thuế 46% có thể khiến tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam bị cắt giảm tới 40% năm 2025 và có thể
khiến GDP của Việt Nam bị giảm 1,2%. Ngân hàng Singapore hạ dự báo tăng trưởng
của Việt Nam năm 2025 xuống còn là 5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đầy tham
vọng của Hà Nội là 8%. Những biện pháp thuế quan của chính quyền Mỹ cũng buộc
chính phủ Việt Nam phải xem xét lại mô hình sản xuất và thương mại được cho
là « khôn ngoan » và « thành
công » vì đã hưởng lợi từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung.
--------------------------
Các
nội dung liên quan
Tạp
chí Việt Nam
Việt
Nam : “Bạn” hay “thù” trong chính sách đánh thuế của Trump ?
PHÂN
TÍCH
Áp
thuế nặng với Việt Nam, Trump làm rung chuyển ngành giày dép và may mặc thế giới
VIỆT
NAM - MỸ - THUẾ QUAN
Lãnh
đạo Việt Nam tuyên bố sẵn sàng giảm thuế xuống 0% đối với hàng nhập từ Mỹ
No comments:
Post a Comment