Thursday, February 6, 2020

VIRUS CORONA NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NÀO? (Reuters)



NỘI DUNG :
.
.
VnExpress  (Theo Guardian)
.
================================================
.
BẤM ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT

*
*
06/02/2020

Sự lây lan của chủng virus corona mới ở Trung Quốc và sang 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đang báo động giới chuyên gia y tế. Sau đây là những điều chúng ta đã biết và chưa biết về virus mới này:

Virus corona nguy hiểm đến mức nào?
Các virus thuộc dòng họ cororona bao gồm các virus gây cảm cúm thông thường và cả các dịch bệnh như SARS, Hội chứng Hô hấp Cấp tính Trầm trọng, và MERS, Hội chứng Hô hấp Trung Đông.

Nhiều ca thiệt mạng vì chủng virus corona mới là những người có bệnh trước đó hoặc là người cao niên, những ai có hệ thống miễn dịch yếu không đủ khả năng đề kháng.

Nhiễm virus corona có nhiều triệu chứng, bao gồm sốt, ho, và khó thở.

Theo số liệu từ Trung Quốc, khoảng 2% những người bị nhiễm virus corona thiệt mạng, cho thấy virus này có thể gây chết người nhiều hơn cúm mùa nhưng ít ‘tính sát thương’ của nó chưa bằng SARS. Với SARS, cứ 100 người bị nhiễm thì 10 người tử vong. Đợt bùng phát MERS năm 2012 có tỷ lệ tử vong khoảng 35%.

Các khoa học gia đặt tên virus mới là 2019-nCoV.

Virus corona lan truyền thế nào và làm sao ngăn chặn?
Virus có thể lan truyền qua những giọt nhỏ li ti khi một người đã bị nhiễm thở ra, ho hoặc hắt hơi, và có thể lây lan qua các bề mặt có dính virus như nắm cửa, bàn ghế..

Các chuyên gia cho biết virus corona lây lan dễ hơn virus SARS. Thời gian ủ bệnh của corona lên tới 14 ngày. Trước khi người bị nhiễm có triệu chứng, họ đã có thể lây virus cho người khác.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người thường xuyên rửa tay, che mũi-miệng khi hắt hơi hay ho, và tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh.

Khẩu trang có giúp phòng tránh virus corona?
“Chúng tôi khuyến cáo những ai có triệu chứng nên dùng khẩu trang ... vì virus lây lan qua các giọt nhỏ li ti,” chuyên gia y tế Sylvie Briand cho biết.

Tuy nhiên, khẩu trang không bảo đảm là bạn được bảo vệ hay khỏi bị lây nhiễm.

Có phương pháp điều trị virus corona?
Chưa có vaccine phòng ngừa bệnh.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã có thể xác định được chuỗi gene di truyền của chủng virus corona mới và chia sẻ công khai. Các khoa học gia ở Australia đã phát triển một phiên bản corona từ phòng thí nghiệm, một bước tiến tới việc chế tạo vaccine.
Các nhà bào chế thuốc trên thê giới dự kiến bắt đầu thủ nghiệm vaccine lên người trong khoảng 3 tháng tới.

Virus lây lan từ đâu?
Khoảng 99% trong hơn 20 ngàn ca nhiễm virus được báo cáo ở Hoa lục. Gần 230 trường hợp được báo cáo tại 27 nước và vùng lãnh thổ khác, theo thống kê của Reuters.
Ít nhất 490 người tử vong tại Trung Quốc, đa số bên trong hoặc xung quanh thành phố Vũ Hán nơi virus xuất hiện cuối năm ngoái. Một người thiệt mạng ở Hong Kong và một người chết tại Philippines, cả hai đều đã ghé Vũ Hán.
Singapore xác nhận thêm 4 ca bị nhiễm virus corona hôm 5/2, nâng tổng số người bị nhiễm virus này tại Singapore là 28. Thái Lan có 25 ca. Việt Nam báo cáo có 10 ca bị nhiễm.
Virus corona lây nhiễm một ngàn người đầu tiên trong vòng 48 ngày. Virus SARS lây cho một ngàn người đầu tiên trong vòng 130 ngày. Mất hai năm rưỡi mới có một ngàn người đầu tiên bị nhiễm virus gây ra MERS.

Giới hữu trách đang làm gì?
Chính phủ Trung Quốc phong tỏa tỉnh Hồ Bắc, nơi có 60 triệu dân, cùng với thủ phủ Vũ Hán.
Ngày càng có nhiều hãng máy bay quốc tế hủy chuyến tới các thành phố của Trung Quốc.
Mỹ và Úc cấm nhập cảnh người ngoại quốc nào vừa du hành tới Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Nhiều nước đã di tản công dân ra khỏi Hồ Bắc và đưa đi cách ly.
Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo hạn chế du hành hay hạn chế giao thương với Trung Quốc.

Virus đến từ đâu?
Người ta tin rằng virus corona xuất phát từ một ngôi chợ mua bán thực phẩm ở Vũ Hán, nơi mua bán trái phép động vật hoang dã. Các chuyên gia y tế cho rằng virus này có thể xuất xứ từ loài dơi, lây qua người, có thể thông qua các động vật trung gian.

------------------------------------
.
Thứ Năm, ngày 06/02/2020 19:12 PM (GMT+7)

*

*
Dưới đây là bộ câu hỏi - đáp được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố gần đây, giúp người dân hiểu đúng nhất về virus Corona mới cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi loại virus này.


1. Virus Corona là gì?
Virus Corona là một họ virus lớn, được tìm thấy ở cả động vật và người. Một số virus có thể gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) và Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

2. Virus Corona “mới” là gì?
Virus Corona mới là một chủng mới của Virus Corona chưa từng xác định được ở người trước đây.  Virus mới này này hiện gọi là 2019-nCoV, chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh được báo cáo tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

3. Virus mới này có giống như vi rút gây ra SARS không?
Không, virus nCoV cùng họ với vi rút gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) nhưng không phải là cùng một vi rút.

Virus corona 

4. Virus mới này nguy hiểm như thế nào?
Giống như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Bệnh có thể nặng ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở. Hiếm gặp hơn, bệnh có thể gây tử vong. Người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dễ bị bệnh nặng hơn.

5. Người có thể bị lây nhiễm 2019-nCoV từ động vật không?
Các điều tra cho thấy SARS-CoV lây truyền từ cầy hương sang người tại Trung Quốc năm 2002 và MERS-CoV từ lạc đà sang người tại Ả Rập Xê Út năm 2012.

Một số virus Corona đang lưu hành ở động vật nhưng chưa lây truyền sang người. Khi hoạt động giám sát trên toàn thế giới được cải thiện, có khả năng nhiều loại virus Corona được phát hiện. Chưa xác định được nguồn lây nhiễm virus 2019-nCoV từ động vật. Điều này không có nghĩa là bạn có thể nhiễm 2019-nCoV từ bất kỳ động vật nào hoặc thú cưng của bạn.

Có khả năng một nguồn động vật tại một chợ tươi sống ở Trung Quốc là nguồn truyền bệnh cho một số trường hợp nhiễm ở người đầu tiên được báo cáo. Để bảo vệ bản thân, khi đi chợ buôn bán động vật tươi sống cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc của động vật.

Nên tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Thịt, sữa hoặc nội tạng động vật nên xử lý cẩn thận, tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín khác. Cần tuân thủ các thực hành an toàn thực phẩm tốt.

6. Có thể nhiễm virus Corona từ thú cưng của mình không?
Không, hiện tại không có bằng chứng cho thấy động vật nuôi như mèo và chó đã bị nhiễm hoặc gây lây lan vi rút 2019-nCoV.

7. Virus Corona mới có thể lây truyền từ người sang người không?
Có, virus 2019-nCoV gây ra bệnh đường hô hấp và có thể lây truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh, ví dụ: tại nơi làm việc, trong gia đình hoặc cơ sở y tế.

8. Làm gì để bảo vệ bản thân?

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn
Tại sao? Vì rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có vi rút.

- Duy trì khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, hắt hơi và sốt.
Tại sao? Người nhiễm bệnh hô hấp như 2019-nCoV, khi ho hoặc hắt hơi sẽ bắn ra những giọt nhỏ chứa vi rút. Nếu ở quá gần, bạn có thể hít phải các giọt này và lây nhiễm virus .

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
Tại sao? Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm vi rút. Nếu chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng bàn tay bị nhiễm bẩn, bạn có thể truyền vi rút từ các bề mặt bị nhiễm sang chính mình.

- Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến cơ sở y tế sớm.Thông báo với cán bộ y tế nếu bạn đã đi đến một khu vực tại Trung Quốc - nơi đã báo cáo có các trường hợp bệnh nhiễm virus 2019- nCoV hoặc nếu bạn đã tiếp xúc gần với người đã đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp.
Tại sao? Bất cứ khi nào bạn bị sốt, ho và khó thở, điều quan trọng là phải đi khám ngay vì điều này có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tình trạng nghiêm trọng khác. Các triệu chứng hô hấp khi bị sốt có thể có một loạt các nguyên nhân và tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh du lịch cá nhân của bạn, virus 2019-nCoV có thể là một trong số đó.

- Nếu bạn có các triệu chứng hô hấp nhẹ và không có tiền sử du lịch đến hoặc ở Trung Quốc cẩn thực hành vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và ở nhà cho đến khi bạn phục hồi, nếu có thể.

9. Có nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân?
Đeo khẩu trang y tế có thể làm hạn chế sự lây lan của một số bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, chỉ sử dụng khẩu trang không đảm bảo ngăn chặn việc lây nhiễm.

Nên kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp và tránh tiếp xúc gần, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét giữa bạn và người khác.

WHO khuyên về việc sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, để tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo và sử dụng sai khẩu trang.

Điều này có nghĩa là chỉ sử dụng khẩu trang nếu bạn có các triệu chứng về hô hấp (ho hoặc hắt hơi), nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV với các triệu chứng nhẹ hoặc đang chăm sóc cho người nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV.

Hoặc, người nghi ngờ nhiễm virus 2019-nCoV liên quan đến du lịch ở một khu vực tại Trung Quốc - nơi 2019-nCoV đã được báo cáo hoặc tiếp xúc gần với một người đi du lịch từ Trung Quốc và có các triệu chứng về hô hấp.

10. Đeo, sử dụng, tháo và bỏ khẩu trang như thế nào?
- Trước khi đeo khẩu trang cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.

- Che miệng và mũi bằng khẩu trang, đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.

- Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng; nếu đã chạm vào khẩu trang, cần rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.

- Thay khẩu trang mới ngay khi khẩu trang bị ẩm. Không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.

- Để tháo khẩu trang: gỡ từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt ngay vào thùng kín; rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sau khi tháo khẩu trang.

Khẩu trang y tế trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người trong những ngày này

11. Ai có thể nhiễm virus nCoV?
Những người sinh sống hoặc đi đến khu vực có vi rút 2019-nCoV đang lưu hành là có nguy cơ nhiễm bệnh. Hiện tại, virus 2019-nCoV đang lưu hành tại Trung Quốc - nơi đại đa số người nhiễm bệnh đã được báo cáo.

Những người nhiễm bệnh tại các quốc gia khác là những người gần đây đã đi đến Trung Quốc hoặc đang sinh sống/ tiếp xúc gần với những người đó như người nhà, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trước khi họ biết bệnh nhân bị nhiễm 2019-nCoV.

Nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm 2019-nCoV có nguy cơ cao hơn và phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp dự phòng và kiểm soát lây nhiễm. Những người sống bên ngoài Trung Quốc, - không có nguy cơ nhiễm 2019-nCoV.

WHO tiếp tục theo dõi dịch tễ học của dịch để hiểu rõ hơn về vi rút đang lưu hành ở đâu và làm thế nào mọi người có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh.

12. Ai có nguy cơ bị bệnh nặng?
Vẫn cần tìm hiểu thêm về virus 2019-nCoV ảnh hưởng đến con người như thế nào. Tuy nhiên, cho đến nay, người già và những người mắc bệnh mãn tính (như bệnh đái tháo đường và bệnh tim) dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

13. Virus corona mới lây lan như thế nào?
Chủng mới của virus corona là một loại virus đường hô hấp, lây lan chủ yếu là tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh thông qua các giọt bắn tạo ra khi ho hoặc hắt hơi. Điều quan trọng là tất cả mọi người cần thực hành vệ sinh hô hấp tốt. Ví dụ, hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay áo, hoặc sử dụng khăn giấy che miệng và bỏ khăn giấy vào thùng kín ngay lập tức. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn cũng rất quan trọng.

14. Virus có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian bao lâu?
Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

15. Sự khác biệt giữa nhiễm nCoV, cúm hoặc cảm lạnh là gì?
Người nhiễm 2019-nCoV, cúm hoặc cảm lạnh thường có các triệu chứng hô hấp như sốt, ho và sổ mũi. Mặc dù nhiều triệu chứng là giống nhau nhưng nguyên nhân gây bệnh lại là các virus khác nhau. Do vậy, rất khó xác định bệnh nếu chỉ dựa vào triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần xét nghiệm để xác định người nhiễm 2019-nCoV.

WHO khuyến cáo những người bị ho, sốt và khó thở nên đi khám sớm. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế nếu họ đã đi du lịch trong 14 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc nếu họ đã tiếp xúc gần với người bệnh có các triệu chứng đường hô hấp.

16. Thời gian ủ bệnh là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2-11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.

17. Có thể gây lây truyền 2019-nCoV từ người không có triệu chứng không?
Biết được thời gian từ khi bệnh nhân bị nhiễm đến khi có thể lây truyền virus sang người khác là rất quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Thông tin y tế chi tiết từ những người bị nhiễm là cần thiết để xác định thời kỳ lây truyền của 2019-nCoV.

Theo các báo cáo gần đây, có thể những người nhiễm 2019-nCoV gây lây nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu hiện có, phần lớn virus lây lan từ những người đang có triệu chứng.

18. WHO thay đổi khuyến cáo về bảo vệ sức khỏe như thế nào?
Không, lời khuyên của chúng tôi là thống nhất. WHO đã đưa ra khuyến cáo cho mọi người về cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm nCoVnhư đối với bất kỳ vi rút nào lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, điều vô cùng quan trọng tại các cơ sở y tế là nhân viên y tế có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm.

19. Có an toàn khi nhận bưu phẩm từ Trung Quốc hoặc bất kỳ nơi nào khác đã xác định được virus không?
Có an toàn. Những người nhận được bưu phẩm không có nguy cơ bị nhiễm 2019-nCoV. Từ kinh nghiệm của các virus corona khác, các loại virus này không tồn tại lâu trên các vật thể như thư hoặc bưu phẩm.

20. Kháng sinh có hiệu quả trong việc dự phòng và điều trị nCoV không?
Không, kháng sinh không có tác dụng diệt virus và chỉ có tác dụng đối với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chủng mới của virus corona là virus , do đó không sử dụng kháng sinh như một biện pháp dự phòng hoặc điều trị.

21. Có thuốc cụ thể nào để dự phòng hoặc điều trị nCoV không?
Cho đến nay, không có thuốc cụ thể được khuyến cáo để dự phòng hoặc điều trị chủng mới của virus corona. Tuy nhiên, những người bị nhiễm 2019-nCoV nên được chăm sóc thích hợp để làm giảm và điều trị triệu chứng.

Người bị bệnh nặng nên được chăm sóc hỗ trợ tích cực. Một số phương pháp điều trị cụ thể đang được điều tra, thử nghiệm thông qua các thử nghiệm lâm sàng. WHO đang phối hợp các đối tác để phát triển thuốc điều trị nCoV.

Để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm chủng mới của virus corona, người dân nên duy trì vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp, thực hành an toàn thực phẩm và tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi.

Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn và thậm chí có thể gây hại:
- Sử dụng vitamin C
- Hút thuốc
- Sử dụng trà thảo dược truyền thống
- Đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa
- Tự dùng thuốc như kháng sinh

Trong mọi trường hợp, nếu bạn bị sốt, ho và khó thở hãy đến các cơ sở y tế sớm để giảm nguy cơ bị bệnh nặng hơn, đồng thời chia sẻ tiền sử đi lại gần đây của bạn với nhân viên y tế.

----------------------------------
.
VnExpress  (Theo Guardian)
Thứ năm, 6/2/2020, 22:22 (GMT+7)

TRUNG QUỐC - Bác sĩ Lý Văn Lượng, người từng cảnh báo các chuyên gia về dịch viêm phổi, qua đời tại bệnh viện Vũ Hán hôm nay vì nhiễm virus corona, Global Times đưa tin.
"Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 người đầu tiên tìm cách cảnh báo các chuyên gia y tế về chủng virus corona mới (nCoV) nhưng bị cảnh sát địa phương cảnh cáo, đã qua đời vì nCoV hôm nay ở Vũ Hán", tờ Global Times của Trung Quốc đăng trên tài khoản Twitter tối nay.

Truyền thông Trung Quốc cho biết Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, qua đời lúc 21h30 (20h30 giờ Hà Nội) khi mới 34 tuổi. Bác sĩ Lý để lại người vợ đang mang thai cũng bị nhiễm virus corona.

Lý Văn Lượng ngày 30/12/2019 gửi tin nhắn vào nhóm trò chuyện trên WeChat gồm 150 bác sĩ là bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus mà anh cho là giống SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), dịch khởi phát ở Trung Quốc năm 2002 khiến khoảng 800 người thiệt mạng trên toàn thế giới.

Tin nhắn của Lý thu hút sự chú ý của giới chức sau khi một người trong nhóm đăng ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện lên mạng. 7 bác sĩ khác sau đó chia sẻ những tin nhắn tương tự trên ba nhóm trò chuyện.

Ngay đêm 30/12/2019, các quan chức y tế thành phố Vũ Hán triệu tập Lý, yêu cầu được biết lý do anh chia sẻ thông tin. Ngày 3/1, cảnh sát Vũ Hán mời Lý đến làm việc, buộc anh ký biên bản với nội dung "phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".

Bác sĩ Lý Văn Lượng trước và sau khi nhiễm nCoV. Ảnh: Weibo.

Cuối tháng một, Lý đăng biên bản lên Weibo và giải thích những gì đã xảy ra. Chính quyền địa phương xin lỗi anh nhưng lời xin lỗi đó đến quá muộn. Bác sĩ Lý cho biết anh đã phát hiện nCoV có thể lây từ người sang người 10 ngày trước công bố của chuyên gia Trung Quốc.

Sau khi bị khiển trách, Lý quay trở lại làm việc tại bệnh viện. Ngày 8/1, anh khám cho một nữ bệnh nhân 82 tuổi bị bệnh tăng nhãn áp mà không mặc đồ bảo hộ.

"Chúng tôi thường không mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân và bệnh nhân không bị sốt khi tôi khám. Ngày 9/1, bà ấy bị sốt. Kết quả chụp CT cho thấy bà ấy bị viêm phổi do virus. Tuy nhiên, bệnh viện khi đó chưa có dụng cụ thử nCoV nên khi đó bà ấy chưa được chẩn đoán", Lý sau đó cho biết.

Lý bắt đầu bị ho vào ngày 10/1. Hôm sau anh bị sốt và nhập viện hai ngày sau đó. Lý được xét nghiệm vài lần nhưng đều cho kết quả âm tính với nCoV.

Tuy nhiên, anh vẫn bị khó thở và không thể di chuyển, bố mẹ anh cũng ngã bệnh và phải nhập viện. Ngày 30/1, anh đăng trên Weibo: "Kết quả xét nghiệm axit nucleic cho thấy kết quả dương tính, mọi chuyện đã rõ ràng, đúng là tôi đã nhiễm virus".

Hai ngày trước đó, Tòa án Tối cao Trung Quốc đăng bài bình luận trên mạng xã hội chỉ trích việc giới chức Vũ Hán khiển trách Lý và các bác sĩ khác vì lan truyền "tin đồn". "Nếu công chúng lắng nghe 'tin đồn' này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì chúng ta đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát lây lan virus tốt hơn", bài bình luận có đoạn viết.

Tằng Quang, nhà khoa học hàng đầu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ngày 29/1 cho rằng Lý và 7 người bạn của anh "thật đáng ngưỡng mộ" và "có tầm nhìn xa".

Lý nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trên mạng, các bài đăng của anh thu hút hàng trăm nghìn lượt thích. "Bác sĩ Lý, anh là một bác sĩ tuyệt vời có lương tâm và trái tim nhân hậu", một người viết.

Nhiều người gọi Lý là "anh hùng", bày tỏ lòng biết ơn và cổ vũ anh vượt qua căn bệnh. Nhưng bác sĩ này cuối cùng đã không thể chiến thắng được nCoV.

"Một người hùng thực sự, người đã vượt trên đám đông và nền hành chính quan liêu", tài khoản Mao Yin bình luận dưới bài đăng của Global Times về cái chết của bác sĩ Lý.

"Chúng tôi đau buồn sâu sắc trước sự ra đi của bác sĩ Lý Văn Lượng. Tất cả chúng ta cần ghi nhận công lao của anh trong dịch nCoV", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) viết trên Twitter về thông tin bác sĩ Lý qua đời.

Tuy nhiên, đến rạng sáng 7/2, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán thông báo trên Weibo rằng bác sĩ Lý đang trong tình trạng nguy kịch, không phải đã qua đời như thông tin trên truyền thông. Bệnh viện cho biết đang nỗ lực hết sức để cứu chữa cho bác sĩ Lý.

Dịch viêm phổi đến nay đã xuất hiện tại 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 566 người chết và 28.276 người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

 Huyền Lê (Theo Guardian)







No comments: