Châu
Minh Dũng dịch
10/02/2020
Với các kệ hàng trong siêu thị trống rỗng và sự mất
lòng tin nơi công chúng đang gia tăng, thành phố bị virus corona tấn công đang
cho thấy một nhà nước thất bại (1).
Hàng hóa lưu thông ở trung tâm tài chính châu Á này
đã bắt đầu nhắc tôi nhớ về hoạt động mua sắm ở Nga hồi mùa hè hỗn loạn năm
1998. Bạn vơ lấy tất cả những gì bạn có thể tìm thấy và nếu có người đứng xếp
hàng, bạn cân nhắc nên tham gia vào xếp chung. Mặt nạ phẫu thuật và dung dịch
khử trùng được đổi chác; các kệ hàng đựng chất tẩy rửa đều trống rỗng. Giấy vệ
sinh đã hết sạch hồi tuần trước, sau khi có tin đồn trên mạng, gợi nhớ đến hình
ảnh của Venezuela.
hông phải Kinshasa
hay Caracas, nhưng nó cũng không giống như một trung tâm tài chính toàn cầu.
Nguồn: Philip Fong / AFP / Getty Images
Đám đông hành xử vô lý khắp mọi nơi, còn mạng xã hội
thì hầu như không giúp được gì. Tuy nhiên, sự lo lắng có thể thấy rõ ở một Hồng
Kông đang bị tấn công bởi virus corona trong những ngày này, cho thấy, mức độ
không tin tưởng đáng lo ngại ở một thành phố, nơi mà công dân luôn tin tưởng rằng,
ít nhất là các doanh nghiệp tư nhân của họ, nếu không kể đến nhà nước, sẽ giữ
cho mọi thứ ổn thỏa. Cả hai [doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước ở Hồng
Kông] đã thất bại thảm hại, với sự chuẩn bị không thỏa đáng ngay cả sau khi dịch
SARS bùng phát đã giết chết gần 300 người ngay tại đô thị vào năm 2003.
Một nhà nước không bền vững thường được định nghĩa bởi
sự bất lực trong việc bảo vệ công dân, cung cấp các dịch vụ cơ bản và các câu hỏi
về tính hợp pháp của chính phủ. Sau một trận dịch bệnh và phong trào biểu tình
đòi dân chủ kéo dài nhiều tháng được xử lý kém, Hồng Kông bây giờ hầu hết đã thất
bại. Giờ còn phải đối mặt với một hệ thống tư pháp đuối sức và tiên đoán cho
tương lai của nó là một trung tâm tài chính có vẻ kém cỏi.
Trước tiên, hãy nhìn vào tình hình ở đây. Ít nhất là
bây giờ, Hồng Kông cũng nghiệt ngã như những khu vực khác ở Trung Quốc đại lục,
nơi sự bùng phát của virus corona khiến người ta xây dựng các chướng ngại vật,
hoặc dân bị theo dõi bởi các máy bay không người lái. Đây không phải là Vũ Hán.
Nhưng sau 26 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh và một trường hợp tử vong,
lãnh thổ bán tự trị của hơn 7 triệu người giờ đang bị phong tỏa, với các trường
học, trường đại học và viện bảo tàng đều bị đóng cửa.
Một nền kinh tế trị giá 360 tỉ Mỹ kim, trước đó bị
trọng thương sau cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài nhiều tháng, giờ đã bị
xáo trộn. Khẩu trang đang trong tình trạng khan hiếm đến nỗi một số phòng khám
đã đóng cửa và người ta xếp hàng rồng rắn mỗi ngày bên ngoài các hiệu thuốc.
Trong khi đó, các tuyên bố chính thức chỉ càng thu hút sự chế giễu trên mạng xã
hội: Một chính trị gia cao cấp đã lập luận trong Hội đồng Lập pháp rằng, khẩu
trang dùng một lần có thể được làm sạch bằng hơi nước, phớt lờ sự phản đối của
Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe thành phố.
Đối với những người mới đến từ Singapore có trật tự
hơn, thì đó là một mớ hỗn độn khó có thể hiểu được. Thật vậy, khó có thể không
liên tưởng đến các nước kém phát triển mà tôi đã nghiên cứu và đưa tin, ở châu
Phi và Liên Xô cũ. Vấn đề không phải là dịch bệnh hay hệ thống y tế Hồng Kông.
Vấn đề là cách xử lý tình hình quá tệ của chính quyền, của Đặc khu trưởng
Carrie Lam, với rất ít tính hợp pháp và sự ủng hộ của xã hội đến nỗi công dân
chằng còn tin rằng chính quyền này sẽ hành động vì lợi ích của họ. Điều đó đặc
biệt đúng khi cuộc khủng hoảng đến từ đại lục.
Sự lúng túng của bà Lâm trước câu hỏi về khẩu trang,
là biểu hiện của sự quản lý tồi của chính quyền Hồng Kông. Họ vốn đã cấm người
dân đeo khẩu trang hồi năm ngoái để ngăn chặn người biểu tình che giấu danh
tính của mình, nhưng giờ các quan chức lại bắt đầu kêu gọi mọi người đeo khẩu
trang để ngăn chặn virus lây lan.
Rồi đúng vào ngày có ca tử vong đầu tiên do nhiễm
virus corona ở Hồng Kông, bà Lâm xuất hiện trước công chúng nhưng không đeo khẩu
trang, nói rằng các quan chức của bà không nên đeo khẩu trang, nên để dành cho
các nhân viên y tế. Các công chức cao cấp đã phớt lờ chỉ thị này, còn các nhà lập
pháp đối lập cáo buộc bà đã gieo rắc sự hoảng loạn và các chuyên gia y tế cho rằng
ý tưởng này là không an toàn. Bà Lâm sau đó đã xin lỗi vì tạo ra sự nhầm lẫn.
Thất bại đó được tiếp nối bởi cuộc khủng hoảng giấy
vệ sinh, không thể tưởng tượng được có thể xảy ra ở bất kỳ cường quốc quốc tế
nào khác. Tất cả hiện tượng này gây lo lắng cho các giám đốc điều hành, nhân
viên ngân hàng và các thương gia, còn nhiều hơn so với các cuộc đụng độ trên đường
phố: Nó cho thấy sự xuống dốc. Cú sốc tiếp theo sẽ tồi tệ hơn.
Không thể bào chữa cho một thành phố đã sống sót qua
Hội chứng hô hấp cấp tính nặng [SARS 2003] nhưng lại thất bại trong việc dự trữ
đủ khẩu trang cho dân chúng, hoặc nói rõ hơn là thực hiện được các biện pháp
cách ly. Còn có dấu hiệu của những ưu tiên không chính đáng, là vào thời điểm
này năm ngoái, mối bận tâm hàng đầu của các cơ quan y tế là cấm thuốc lá điện tử,
một mối lo ngại mà giờ đây có vẻ như phù phiếm.
Bà Lâm đã nhanh chóng đưa ra các biện pháp hà khắc –
đóng cửa ngay cả công viên và dịch vụ bưu chính – nhưng việc đóng cửa này lại
không phù hợp để trấn an dân chúng, cách ly du khách hoặc cung cấp khẩu trang
giá rẻ. Khách du lịch đến từ Trung Quốc đại lục chỉ được cách ly vào lúc 12:01
sáng thứ Bảy tuần trước, vài tuần sau khi sự bùng phát nghiêm trọng đã trở nên
rõ ràng.
Sự so sánh với Singapore là không phù hợp. Nếu các số
liệu thống kê chính thức là chính xác, thì [Singapore], thành phố Đông Nam Á
này hiện còn có nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn cả Hồng Kông. Một mức cảnh báo
cao hơn hồi thứ Sáu tuần trước đã khiến người mua sắm Singapore vét sạch các kệ
hàng siêu thị, nhưng không phải với mức độ điên cuồng kéo dài như Hồng Kông, ít
nhất là chưa xảy ra. Hiện tại, các hoạt động ở trường học đều bị giới hạn, các
công ty được yêu cầu xem xét các kế hoạch dự phòng và hủy bỏ các sự kiện có quy
mô lớn – phù hợp với một hệ thống rõ ràng được đặt ra sau đợt dịch SARS – nhưng
mặc khác cuộc sống vẫn tiếp diễn. Khẩu trang không chỉ được cung cấp hàng, mà
còn được phát miễn phí và ít nhất là đầu tuần trước, vẫn chưa có những dòng người
xếp hàng rồng rắn vì chúng.
Thành phố tự trị này đã có những giai đoạn lộn xộn của
riêng nó, chẳng hạn như sự bùng phát virus Zika, và hầu như ít được biết do
khuynh hướng nghiêng về tự do của nó. Rõ ràng là chính quyền Hồng Kông có thể
đã triển khai thông báo thứ Sáu tuần trước theo cách hợp lý hơn. Nhưng có vẻ
như đặc khu này không có thẩm quyền và còn lâu mới chuẩn bị. Các khách hàng
giàu có ở Hồng Kông, trước đây chỉ mở tài khoản ở Singapore thôi, bây giờ có lẽ
đã bắt đầu chuyển tiền sang bên đó luôn.
Hãy xem điều gì mà các trung tâm của ngân hàng và
thương mại cần. Yêu cầu trước hết là khả năng di chuyển tự do của dòng tiền, một
hệ thống pháp lý đáng tin cậy và cuối cùng là khả năng bảo đảm cho nhân viên của
họ, gồm cả người nước ngoài và các trường hợp khác, có thể đi lại và làm việc
an toàn. Hồng Kông đang ngày càng thiếu khả năng cung cấp những dịch vụ trên. Lợi
thế tương đối của đặc khu này vẫn còn, miễn là Trung Quốc vẫn giữ những hạn chế
về dòng chảy tài chính và thông tin, nhưng lợi thế này đang dần dần bị thu hẹp.
Đây không phải là thủ đô Caracas [của Venezuela], ít
nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng nhìn một nhóm phụ nữ chen lấn nhau để
giành cho được gói giấy thấm kháng khuẩn, làm tôi thấy mình như trở lại Moscow,
nhìn mọi người hoảng loạn mua sắm khi đồng tiền sụp đổ, làm mất đi khoản tiền
mà họ đã để dành. Các nhà nước thất bại, giống như những gia đình bất hạnh của
Anna Karenina (2), mỗi gia đình đều đau khổ theo cách riêng của họ.
______
(1) Ticking most of the boxes: Nghĩa là đánh dấu vào
hầu hết các ô như ảnh bên phải. Ý tác giả muốn nói rằng, chính quyền Hồng Kông
đã thất bại khi không còn đáp ứng các nhu cầu cần thiết của mọi người.
(2) Anna Karenina: Tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của
nhà văn Leo Tolstoy.
*
Nguồn
:
With empty
supermarket shelves and rising public distrust, the coronavirus-hit city is
ticking most of the boxes.
February 8, 2020, 7:00 PM EST
No comments:
Post a Comment