Sunday, February 23, 2020

VÌ SAO COVID-19 BÙNG PHÁT MẠNH Ở NHẬT, HÀN & IRAN? (Tuổi Trẻ Online)




NỘI DUNG :

Tuổi Trẻ Online
.
Tuổi Trẻ Online
-
==================================
.
BẤM ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT

                                        ************

Tuổi Trẻ Online
23/02/2020 19:31 GMT+7

TTO - Chiều tối 23-2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì phiên họp bất thường về phòng dịch COVID-19, trước tình hình dịch tại Hàn Quốc, Nhật Bản diễn biến bất thường.


Sân bay Nội Bài bố trí quầy phát khẩu trang miễn phí cho hành khách - Ảnh: PHAN CÔNG

Phiên họp này của Hà Nội diễn ra sớm 1 ngày so với kế hoạch, theo ông Chung, là để triển khai ứng phó với những diễn biến dịch COVID-19 mới tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hà Nội đề nghị cách ly tại nơi cư trú

Trước tình hình dịch gia tăng mạnh ngoài Trung Quốc, cụ thể ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Ý, đặc biệt Nhật Bản và Hàn Quốc, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh đề nghị cách ly tại nơi cư trú với người đến từ vùng dịch của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Hạnh cho biết trước đây có nhiều chuyến bay từ Daegu đến Cam Ranh và Đà Nẵng hằng tuần, nhưng từ ngày 17-1, Việt Nam đã ngưng đường bay Đà Nẵng - Daegu và ngược lại, chỉ còn 4 chuyến mỗi tuần từ Daegu đến Cam Ranh.

Trong ngày 23-2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình theo dõi sức khỏe cho 1 sinh viên về từ thành phố Daegu. Du học sinh này đã đi taxi từ sân bay Nội Bài về Thái Bình.

Tài xế ở Ứng Hòa, Hà Nội hiện đã được cách ly tại nhà, còn sinh viên kể trên được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Ông Hạnh đề nghị cách ly tại nơi lưu trú với người nước ngoài đến Việt Nam từ các vùng dịch của Hàn Quốc và Nhật Bản, với người Việt Nam trở về từ những vùng này, đề nghị cách ly tại cơ sở y tế.

Theo ông Nguyễn Đức Chung - chủ tịch UBND TP Hà Nội - nếu dịch tại Hàn Quốc, Nhật Bản tiếp tục diễn biến phức tạp và Việt Nam có phương án sơ tán công dân từ những nước này thì Hà Nội phải tiếp nhận hàng chục ngàn người.

"Bộ tư lệnh Thủ đô vào cuộc để hỗ trợ đảm bảo cách ly trong trường hợp này" - ông Chung đề xuất.

Hiện Hà Nội có 25.000 người Hàn Quốc sinh sống dài hạn, trong đó riêng quận Nam Từ Liêm có trên 9.000 người Hàn Quốc. Quận đã in 10.000 tờ rơi tiếng Hàn phát tận tay các gia đình này, thông báo hình thức cách ly của Việt Nam.

"Các đề xuất của Hà Nội sẽ được đệ trình lên Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia, cụ thể tại phiên họp ngày 24-2" - ông Hạnh nói với Tuổi Trẻ Online. Còn ông Chung đề nghị trong thời điểm chống dịch, nên tránh tụ tập đông người, kể cả tụ tập tại quán bar, karaoke...

Cao Bằng quá tải cách ly

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chủ trì đoàn công tác của Bộ Y tế đến làm việc với tỉnh Cao Bằng.

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo, do số người Việt Nam từ Trung Quốc về cách ly tại Cao Bằng tăng nhanh và còn gia tăng trong thời gian tới, tỉnh không có đủ cơ sở vật chất.

Ngày 14-2, Cao Bằng đã chuyển 173 người sang cách ly tại Bắc Kạn, ngày 17-2 chuyển tiếp 148 người, gần nhất là 21-2 chuyển 181 người sang Thái Nguyên cách ly.

Ông Thảo cũng cho biết tỉnh đã dành trên 20 tỉ đồng cho hoạt động chống dịch, nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Bộ đội biên phòng Cao Bằng cho biết do dịch diễn biến phức tạp, đã có nhiều vụ xuất lậu khẩu trang và thiết bị y tế sang Trung Quốc.
Biên phòng và Hải quan Cao Bằng đã phối hợp bắt giữ một số vụ buôn lậu khẩu trang, một phần trong số này có nhãn mác, đảm bảo chất lượng, còn lại nhìn bằng mắt thường cho thấy không đảm bảo chất lượng, nghi ngờ sử dụng giấy vệ sinh để sản xuất khẩu trang.

**********
TTO - Tính đến hết ngày 19-2, cơ quan chức năng tại các sân bay của Việt Nam đã từ chối nhập cảnh 307 hành khách nước ngoài và bàn giao cơ quan y tế cách ly 151 hành khách Việt Nam từ vùng dịch về nước.
L.ANH

------------------------------

VIDEO :
Diễn tập chống Covid-19 tại Trung Quốc?

-------------------------------------

Tuổi Trẻ Online
23/02/2020 09:02 GMT+7

Trong khi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc có vẻ đã được kiểm soát, nỗi hoang mang đang bao trùm nhiều nước giữa lúc Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo cơ hội ngăn chặn dịch lan rộng ra thế giới đang nhỏ dần.


Theo Hãng tin Reuters, tính tới cuối ngày 22-2, đã có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19). 

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có người nhiễm cao thứ 2 và thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Iran, quốc gia cách Trung Quốc hơn 5.600km, là nước có số người chết nhiều thứ hai, trên cả Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhà thờ và bệnh viện thành ổ dịch ở Hàn Quốc

Số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc đã tăng đột biến trong ngày 22-2 với 229 ca mới được xác nhận. Đây là mức tăng nhiều nhất trong một ngày ở nước này, nâng tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc lên con số 433. Phần lớn các ca nhiễm mới đều được ghi nhận tại một bệnh viện quận Cheongdo thuộc tỉnh Gyeongsang Bắc và nhà thờ của giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa) ở Daegu - thành phố lớn thứ 3 Hàn Quốc.

Trong số 229 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh mới, 95 ca liên quan đến Bệnh viện Daenam ở Cheongdo, nơi xảy ra ca tử vong do virus corona đầu tiên ở Hàn Quốc, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). Tính ra tổng cộng đã có 114 trường hợp nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Bệnh viện Daenam, trong đó có 102 bệnh nhân. Toàn bộ bệnh viện đã bị phong tỏa, theo Hãng thông tấn Yonhap.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao đã biết được về sự lây lan nhanh của bệnh mà cả tháng sau vẫn còn hiện tượng bùng phát mới ở cấp độ lớn. Các trường hợp được ghi nhận gần đây cũng cho thấy không phải tất cả bệnh nhân COVID-19 đều có biểu hiện triệu chứng dễ thấy. Đây từng là nguyên nhân chủ quan khiến hơn 1.700 y bác sĩ nhiễm bệnh ở Trung Quốc.

Nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu cũng biến thành ổ dịch. 231/433 bệnh nhân COVID-19 đã từng tham dự các nghi lễ tại nhà thờ này. KCDC xác nhận đã bắt buộc 9.336 tín đồ của giáo phái này cách ly, bao gồm 544 trường hợp nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm. 

Bệnh nhân thứ 31 của Hàn Quốc, một tín đồ của Tân Thiên Địa, bị nghi ngờ là người gây ra tình trạng siêu lây nhiễm khi tham gia các nghi lễ của nhà thờ. Tuy nhiên, KCDC không chắc người phụ nữ này là "bệnh nhân số 0" làm bùng phát ổ dịch ở Daegu hay không.

Iran bối rối, Nhật im lặng

Iran, quốc gia từng viện trợ 3 triệu khẩu trang cho Trung Quốc phòng dịch, đang là nước có nhiều người chết vì COVID-19 chỉ sau Trung Quốc. Quốc gia này không phát triển du lịch và không có chuyến bay nào đến Trung Quốc kể từ ngày 23-1, theo thống kê của báo New York Times. Điều này khiến giới chức Iran bối rối bởi họ không hiểu dịch bệnh đã vào nước này bằng cách nào và lây lan ra sao.

Một quan chức y tế Iran lo ngại có lẽ virus đã lan ra khắp các thành phố lớn ở nước này trong lúc vẫn chưa xác định được "bệnh nhân số 0". Bốn người Iran đã chết chỉ tính riêng trong ngày 21-2 với 18 ca bệnh.

Theo Hãng thông tấn AFP, Mỹ đã yêu cầu công dân mình không đi du lịch bằng du thuyền ở châu Á và còn gọi đây là "những máy khuếch đại virus corona". Một số người Úc và một người Israel rời du thuyền Diamond Princess đang bị mắc kẹt tại Nhật Bản đã được xét nghiệm dương tính với virus corona mới khi trở về nước. Họ từng được khẳng định không nhiễm virus trước khi lên máy bay rời Nhật Bản.

Việc cách ly tàu Diamond Princess đã khiến chính quyền Nhật bị chỉ trích là nguyên nhân khiến số ca nhiễm trên tàu tăng lên 634 người chỉ trong vòng 2 tuần. Những trường hợp ở Úc, Israel như đã nói ở trên sẽ khiến Tokyo bị đánh giá tiếp chính sách cho phép các hành khách mà họ xác định là âm tính trên tàu Diamond Princess hồi hương.

*
TTO - Sáng 22-2, Hàn Quốc thông báo nước này ghi nhận thêm 142 ca nhiễm COVID-19 mới, đưa tổng số nhiễm bệnh ở cả nước lên 346 ca. 2 ca đã tử vong.

BẢO DUY

----------------------------------------
 BBC Tiếng Việt   |    23/02/2020
.
BBC Tiếng Việt   |    23/02/2020





No comments: