Tuesday, February 4, 2020

TÌNH HÌNH DỊCH VIÊM PHỔI VŨ HÁN Ở VN : THẬT SỰ ĐÃ CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI NHIỄM BỆNH ? (BTV Tiếng Dân)




NỘI DUNG :

BTV Tiếng Dân
.
Thùy Dương  -  RFI
.
Thụy My  - RFI
.
Navin Singh Khadka
.
===============================================

BTV Tiếng Dân
04/02/2020

Khoảng 3 tuần sau khi bệnh viêm phổi do virus Corona (nCoV) gây ra bùng phát thành dịch, theo thông tin cập nhật của trang Channel News Asia, vào lúc 7h19′ sáng ngày 4/2/2020 con số thống kê chính thức về lượng người nhiễm nCoV trên toàn cầu lên tới 20.581, tăng 3.376 người trong 24 tiếng qua. Số người tử vong do virus này gây ra là 426, tăng 64 người trong vòng 24 giờ. 

Ảnh chụp màn hình lúc 7h19′ sáng 4/2/2020. Nguồn: CNA

Một số nhà khoa học TQ xác nhận, họ đã phát hiện nCoV có thể trú ngụ ở tay cửa, điện thoại, bàn phím, theo báo Lao Động. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quảng Châu cho biết, “các nhà khoa học Quảng Châu đã phát hiện axit nucleic của virus 2019-nCoV trên tay nắm cửa tại nhà của một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh”. Điều đó cho thấy nCoV có thể lây từ người sang người không chỉ bằng đường nước bọt

Trong tình hình phức tạp như vậy, Việt Nam chỉ chính thức xác nhận 8 trường hợp nhiễm nCoV, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Không ít người tin rằng đây là con số lẻ, vì VN không chỉ nằm sát TQ, mà còn phụ thuộc vào TQ cả về kinh tế lẫn chính trị, trong khi các quan chức VN vẫn hô hào “quyết tâm” kiểm soát, không để nCoV lây lan

Mặc dù hầu hết các báo “lề đảng” cố gắng trấn an dư luận theo sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo, nhưng vẫn có báo nhận ra nguy cơ của bệnh dịch này và lưu ý một con số đáng sợ khác. VnExpress có bài: 236 ca nghi nhiễm nCoV ở Việt Nam. Theo bài báo, đến sáng 3/2/2020, “trong số 236 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh có 163 ca kết quả xét nghiệm âm tính, 73 trường hợp tiếp tục cách ly theo dõi để ngăn lây nhiễm ra cộng đồng”.

Bài báo cũng lưu ý một hiện tượng đáng lo khác là sự khan hiếm máu điều trị. Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Huyết học – Truyền máu Trung ương, xác nhận hôm 1/2, rằng lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn 6.700 đơn vị. Còn lãnh đạo Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM thừa nhận, lượng máu dự trữ của bệnh viện đến sáng 1/2 chỉ còn khoảng 4.000 đơn vị. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng máu của các bệnh viện toàn thành phố sau kỳ nghỉ Tết tăng đột biến so với các năm trước, mỗi ngày cần 800 đến 1.000 đơn vị.

Một dấu hiệu đáng lo khác do báo Tuổi Trẻ chỉ ra: TP.HCM xây dựng 2 bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường phòng dịch corona. Thông tin này do ông Nguyễn Tấn Bỉnh, GĐ Sở Y tế TP HCM xác nhận, “TP đang tiến hành xây dựng 2 bệnh viện dã chiến nhằm phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra”. Mỗi BV có quy mô 500 giường và dự kiến hoàn thành vào ngày 15/2/2020. 

Trước đó, hôm 2/2, Hà Nội lên phương án triển khai khu cách ly, xây bệnh viện dã chiến, báo Tiền Phong đưa tin. Mặc dù cố gắng phấn đấu không có trường hợp nào mắc bệnh do virus Corona, nhưng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Bộ Tư lệnh Thủ đô “xây dựng phương án triển khai khu vực cách ly và bệnh viện dã chiến, sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát, chi viện cho ngành y tế trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế”.

Hai thông tin trên khiến một số người lo ngại, vì nếu VN hiện chỉ có 8 ca nhiễm virus Corona và thật sự VN hiện vẫn kiểm soát được dịch bệnh này, thì tại sao lại thiếu máu điều trị như vậy, tại sao phải xây bệnh viện dã chiến? Đó là dạng bệnh viện được xây tạm thời trong trường hợp đột nhiên có một lượng lớn người mắc bệnh, tương tự như hai bệnh viện dã chiến mà Trung Quốc xây ở Vũ Hán là Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn, với sức chứa 1000 và 1600 giường.

Giả sử số bệnh nhân bị nhiễm virus Corona tăng gấp 10 lần trong một tháng tới, lên 80 người, chẳng lẽ các bệnh viện có quy mô khá lớn ở cả 3 miền không kham nổi 80 bệnh nhân, để trung tâm chính trị rồi trung tâm kinh tế VN đồng loạt lên kế hoạch xây bệnh viện dã chiến?

Chắc chắn những người trong cuộc đã nhận ra lời nói dối của họ về việc “kiểm soát” nCoV ở VN không còn giữ được lâu, nên các báo “lề đảng” mới bắt đầu “nhá hàng”, đưa ra một số dấu hiệu. Điều mà các lãnh đạo CSVN cần làm ngay bây giờ là công khai cả số liệu thật về lượng người nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Nếu muốn phòng dịch đúng cách, cần trung thực với dân để họ biết nguy cơ; che giấu và bưng bít thông tin sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn. 

Vẫn không chịu đóng cửa biên giới

Trong lúc số người nhiễm nCoV ở VN và nhất là ở Trung Quốc, tăng lên hàng ngày, lãnh đạo CSVN vẫn dứt khoát không chịu đóng cửa biên giới với TQ. VietNamNet đưa tin: 500 người Trung Quốc chờ nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị. Ông Dương Xuân Huyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, kiêm Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch virus Corona, xác nhận, trong sáng 2/2 có khoảng 500 người TQ xếp hàng chờ nhập cảnh vào VN qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Giải pháp của quan chức VN là… cố gắng thuyết phục để một số người TQ chấp nhận quay đầu trở về nước họ, chứ không cấm họ vào VN. Còn những người không chịu quay về, vẫn tiếp tục qua Việt Nam, “cơ quan chức năng sẽ yêu cầu kiểm tra y tế, thực hiện nghiêm việc cách ly 14 ngày theo quy định”.

Hàng trăm người Trung Quốc xếp hàng chờ nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị. Ảnh: Them Ly/VNN

Trong khi cả thế giới sợ hãi, tìm mọi cách để ngăn ổ dịch nCoV ở Trung Quốc phát tán, thì lãnh đạo CSVN vẫn không thể quay lưng với “bạn vàng”, vẫn chấp nhận cho người TQ vào, bất chấp nguy cơ lây nhiễm cho dân Việt Nam. Hiện tượng này khiến những người lo lắng cho tình hình đất nước đặt câu hỏi: Rốt cuộc phía TQ nắm được “điểm yếu” gì của CSVN để ngay cả trong tình hình dịch bệnh thế này, lãnh đạo vẫn sợ TQ hơn sợ dịch?

Hôm qua là 3/2/2020, ngày kỷ niệm 90 năm thành lập đảng CSVN, ngày mà các đảng viên hy vọng sẽ diễn ra trong không khí trang trọng, thì hóa ra lại thành ngày đầy bi quan. Từ Nam ra Bắc, người Việt tranh nhau thu mua khẩu trang thay vì nghĩ đến lịch sử thành lập đảng. Ngay cả các đảng viên lão thành và cựu đảng viên CSVN cũng chất vấn chính đảng của họ về sự chần chừ, không dứt khoát trong vấn đề biên giới với Trung Quốc và dịch nCoV. 

Về vụ cho học sinh nghỉ học, sau khi nhiều người lên tiếng về sự bất nhất trong các quyết định của chính phủ, khuyên dân không đến chỗ đông người, nhưng không đóng cửa trường học, tối Chủ Nhật 2/2, VP Chính phủ có công văn hỏa tốc gửi Bộ GD-ĐT, cho phép học sinh nghỉ học để tránh dịch lây lan. Một ngày “sinh nhật” đảng 3/2 quả là buồn tẻ khi chẳng có học sinh nào tới trường để “kỷ niệm”, rõ ràng là không đúng như dự định của các lãnh đạo CSVN.

_____

Mời đọc thêm: 









--------------------------------------

RFI
.
.
.
.
.
.
.
-------------------------------------------------
.
Thùy Dương  -  RFI
Đăng ngày: 04/02/2020 - 15:51

Virus corona vẫn là một chủ đề được các báo Pháp ra ngày hôm nay 04/02/2020 quan tâm. Le Monde chạy tít trang nhất : « Trung Quốc : Những hậu quả của dịch bệnh ». Corona đã lây lan từ lĩnh vực y tế sang ngoại giao và địa chính trị.

Hai tuần sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổng động viên nhân dân chống siêu vi corona, cuộc chiến chống virus vẫn chưa thắng lợi. Giờ đây, không chỉ Vũ Hán mà cả thành phố Ôn Châu, nằm cách Vũ Hán 800 km, cũng bị cách ly. Chín triệu dân Ôn Châu không được phép rời khỏi nhà, trừ đi mua thực phẩm : cứ hai ngày, mỗi hộ gia đình chỉ được cử một người đi chợ mua thức ăn.

Việc Tổ chức Y Tế Thế Giới công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu hôm 30/01/2020 đã khiến chính quyền Trung Quốc phải mở rộng mặt trận chống virus sang cả lĩnh vực đối ngoại và địa chính trị.

Trong nước, truyền thông Trung Quốc âm thầm, không nói nhiều tới dịch bệnh, nhưng lại nhiệt tình loan báo về tình đoàn kết mà quốc tế dành cho Hoa lục, những lời cổ vũ, khen ngợi của các nước Lào, Pakistan, Nam Phi, Liban, Iran, Achentina, Mêhicô và Costa Rica … Tuy nhiên, những phát biểu của giới ngoại giao Trung Quốc và báo chí Nhà nước bằng tiếng Anh lại cho thấy nước này đang bị thế giới cách ly.

Trên mạng xã hội Twitter, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo chỉ trích việc Washington cấm người nước ngoài đã từng đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó nhập cảnh vào Mỹ là thái độ cực đoan nhất của các nước nhắm vào Trung Quốc. Đại diện Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị Mỹ tỏ thái độ tôn trọng trước những hy sinh lớn lao của Trung Quốc trong cuộc chiến chống virus. Bắc Kinh đã dựa vào những phát biểu ủng hộ của tổng giám đốc Tổ chức Y Tế Thế Giới hôm 30/01 để cho thế giới thấy không thể trách móc được gì Trung Quốc trong cuộc chiến chống corona.

Theo Bắc Kinh, không những Trung Quốc là một siêu cường khoa học đi đầu cuộc chiến chống các dịch bệnh, mà virus corona còn không nguy hiểm bằng « chứng hoảng loạn (hystéria) của truyền thông Tây phương ». China Daily nêu lên một ví dụ : Mặc dù một số phương tiện truyền thông phương Tây dành trang nhất cho virus corona, nhưng lại rất ít nói đến kết quả báo cáo của trung tâm dự phòng và giám sát bệnh ngày 31/01, theo đó hiện đã có 10.000 người chết và 180.000 nhập viện tại Mỹ vì bệnh cúm.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà ngoại giao Trung Quốc đã có những phản ứng thái quá đến chệch hướng. Chẳng hạn, trong một cuộc họp báo, đại sứ Trung Quốc tại Israel đã so sánh việc cấm người Trung Quốc nhập cảnh với nạn thảm sát người Do Thái : « Hàng triệu người Do Thái đã bị sát hại và nhiều người Do Thái bị cấm đến một số quốc gia. Nhiều nước đã mở cửa đón nhận họ, trong đó có Trung Quốc ». Quan chức ngoại giao này sau đó đã có lời xin lỗi vì phát ngôn trên.

Nhưng theo Le Monde, điều này cũng cho thấy nhà chức trách Trung Quốc đang căng thẳng. Còn đại sứ Trung Quốc tại Mỹ thì nhận định một con « virus chính trị dường như đang cản trở Trung Quốc và Hoa Kỳ bắt tay hợp tác để đối phó với các thách thức chung ». Đối với Bắc Kinh, Washington đang lợi dụng virus corona để làm suy yếu Trung Quốc. Hôm qua 03/02, trong một cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tố cáo Mỹ không hề có sự trợ giúp cụ thể nào cho Trung Quốc, mà chỉ khiến mọi người lo ngại.

Hoàn Cầu Thời Báo thì tổng hợp 4 điều liên quan đến thái độ của phương Tây, nhất là Mỹ : Mỹ vô đạo đức khi tấn công cuộc chiến của Trung Quốc chống virus, siêu vi kích động thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử trong xã hội phương Tây, corona sẽ không thể giúp chính quyền Mỹ trong giai đoạn đàm phán thương mại thứ hai, những lời tố cáo và lăng nhục không khiến Trung Quốc chệch hướng trong cuộc chiến chống virus corona. Đối với Bắc Kinh, virus corona hiện giờ liên quan đến lĩnh vực địa chính trị nhiều không kém so với y tế.

Tập Cận Bình bị virus corona thách thức

Cũng như Le Monde, báo Công giáo La Croix - trong bài viết « Tập Cận Bình bị virus corona thách thức » - nhấn mạnh « thách thức về y tế vẫn còn nguyên, nhưng hiện nay ưu tiên của nhà chức trách Trung Quốc là về mặt chính trị ». Chế độ Cộng Sản Trung Quốc đang làm mọi việc để Đảng và nhà lãnh đạo được nhìn nhận như người cứu thế. Trong khi người dân thể hiện nỗi giận dữ trên các mạng xã hội về các biện pháp y tế, thì chính quyền lại lo ngại về hậu quả của dịch bệnh đối với hình ảnh của đất nước trong mắt quốc tế.

Ở trong nước, mục tiêu tối cao của chính quyền Trung Quốc vẫn là cho dân chúng thấy « người cha của dân tộc » đang kiểm soát được mọi chuyện. Nhà nghiên cứu về Trung Quốc Minxin Pei, thuộc trường Claremont McKenna tại California, Mỹ, phân tích : « Khi nào các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố thắng virus, họ sẽ cảm ơn đảng Cộng Sản và chủ tịch Tập Cận Bình, trong khi ngược lại, sự thật là chính đảng Cộng Sản mới phải chịu trách nhiệm đầu tiên về thảm họa này ».

Bộ máy tuyên truyền của Nhà nước nhấn mạnh là khoa học chứ không phải dân chủ sẽ cứu được đất nước. Nhưng nhiều người tự hỏi tại sao từ 20 năm nay, ở Trung Quốc lại xảy ra nhiều dịch bệnh đến như vậy : Sida năm 1990, SARS năm 2003, cúm gà H5N1 năm 2006 và dịch tả heo châu Phi trong những tháng gần đây. Một nhà báo ở tỉnh Tứ Xuyên nhận định với La Croix : « Hệ thống chính trị của Trung Quốc đã thối nát từ trên xuống dưới, đó là chế độ chỉ chấp nhận duy nhất một tư tưởng, tư tưởng của Tập Cận Bình ». Còn nhà nghiên cứu về Trung Quốc Minxin Pei khẳng định « virus corona là một căn bệnh của chế độ độc tài Trung Quốc ». Chính chế độ độc đảng, dựa trên thái độ che giấu sự thật, không minh bạch, sự kiểm duyệt và kiểm soát dân chúng về đời sống xã hội, đã gây ra mọi thảm họa đã kể trên.

Nhiều đảng viên cấp cao nghĩ rằng Tập Cận Bình đã điều hành đất nước không tốt từ nhiều năm nay. Virus corona càng khiến ông ta bị chỉ trích, nhưng ít ai dám lên tiếng công khai, vì họ đều sợ bị đàn áp. Chính vì thế, theo nhà nghiên cứu Minxin Pei, cho dù nỗi giận dữ đang dâng lên trên các mạng xã hội, nhưng chắc chắn thảm họa corona sẽ không thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, La Croix cũng khẳng định, nếu như trong nước, bộ máy tuyên truyền có thể giúp giữ gìn hình ảnh của Tập Cận Bình và đảm bảo tính chính đáng cho đảng Cộng Sản, nhưng trên trường quốc tế, thách thức đặt ra cho Tập Cận Bình sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trung Quốc đang bị tấn công từ mọi phía : bị chỉ trích mạnh mẽ việc trấn áp hai triệu người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, bị tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nêu tên trong tổng kết thường niên về vi phạm nhân quyền, bị người Hồng Kông phản kháng từ suốt 8 tháng nay, lại đang trong tâm cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Thế giới coi người đầu tiên phải chịu trách nhiệm về tình trạng nói trên không ai khác chính là Tập Cận Bình. Ông ta ngày càng bị so sánh với Mao Trạch Đông, mà chính sách từ năm 1949 đến năm 1976 đã gây ra cái chết của ít nhất 60 triệu người Trung Quốc. Theo La Croix, sự so sánh này không phải là vô cớ.

Một loại virus chống toàn cầu hóa

Trong bài xã luận mang tựa đề « Một loại virus chống toàn cầu hóa », La Croix nhận định dịch bệnh do virus corona gây ra khiến chúng ta phải có ý thức hơn về việc nền sản xuất công nghiệp thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, vốn được gọi là công xưởng của thế giới.

Lâu nay người ta vẫn tự hỏi điều gì có thể hãm bớt các hoạt động trao đổi kinh tế từ những khoảng cách địa lý xa xôi - hiện tượng thường được gọi là « toàn cầu hóa ». Cho đến nay, dường như chưa có gì có thể hãm phanh xu hướng toàn cầu hóa, vốn dựa trên lợi nhuận, tư tưởng tự do mậu dịch và các cuộc cách mạng công nghệ (tin học và vận chuyển bằng container). Thực ra trong thập kỷ qua, tư tưởng bảo hộ cũng đã được nhiều người có thế lực ủng hộ, trong đó có tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng chưa đủ để làm thay đổi mọi chuyện.

Nhưng việc nhìn thấy dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona lây lan nhanh khiến nhiều người có suy nghĩ rút lui, thu mình lại. Nhiều nước đã đề xuất đưa công dân hồi hương. Cho đến nay, vẫn chưa có nhân vật quốc tế quan trọng nào đến thăm Trung Quốc để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này trong cuộc chiến chống virus, như thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin đã làm khi xảy ra dịch SARS hồi năm 2003.

Công chúng có thể nghĩ rằng mọi chuyện sẽ sớm thay đổi. Khi dịch bệnh lắng xuống, các hoạt động giao thương lại ít nhiều hồi phục như trước đây, nhưng La Croix nhấn mạnh, trong suy nghĩ của mọi người đã có sự thay đổi nhất định. Virus corona chỉ là một hạt cát so với guồng máy kinh tế đã được toàn cầu hóa nhưng virus này đã cho thấy có sự bấp bênh của toàn cầu hóa. Trong tương lai, có thể các nhà đầu tư sẽ phải suy nghĩ thêm một chút trước khi đặt cược vào Trung Quốc.

Hệ quả của virus corona đối với kinh tế thế giới

Vẫn liên quan đến virus corona, báo Les Echos nhận định dịch corona sẽ có tác động đối với kinh tế toàn cầu, nhất là trong bối cảnh quy mô kinh tế Trung Quốc đã tăng mạnh trong suốt 20 năm qua. Theo Michala Marcussen, kinh tế gia trưởng của ngân hàng Pháp Société Générale, so với năm 2003, khi xảy ra đại dịch SARS, quy mô nền kinh tế Trung Quốc nay đã tăng gấp 4 lần. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc chiếm 16% GDP toàn cầu và 30% sản xuất công nghiệp thế giới.

Mức độ ảnh hưởng đương nhiên sẽ phụ thuộc nhiều vào chiều hướng diễn biến của dịch bệnh. Tác động của dịch corona đối với kinh tế thế giới thể hiện ở hai khía cạnh. Nhu cầu mua hàng của Trung Quốc sẽ giảm trong những tuần tới. Kinh tế gia trưởng của Société Générale dự báo trong quý 1 năm 2020, mức tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ mất 0,3% vì virus corona.

Nền kinh tế toàn cầu cũng bị tác động do việc tổ chức các dây chuyền sản xuất bị ảnh hưởng. Dệt may, tin học, điện tử là những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất, và nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Đài Loan, Hàn Quốc, Hà Lan, Hungary và Indonesia sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực nhất.

-------------------------
.
Thụy My  - RFI
Đăng ngày: 04/02/2020 - 11:41

Nhà phân tích Ridvan Bari Urcosta trong bài « Hậu quả địa chính trị của virus corona » trên The Diplomat đặt vấn đề, liệu Trung Quốc sẽ bị buộc phải « ngủ đông » với nạn dịch này?

Dịch virus corona mới xuất hiện tại Vũ Hán ngay trước Tết, thời kỳ « xuân vận » với luồng người di chuyển đông đảo nhất trên trái đất. Nếu kịch bản tệ hại nhất trở thành sự thật, các biện pháp đối phó của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc không ngăn chận nổi dịch bệnh thì sao ? Đỉnh điểm của nạn dịch có thể vào tháng Hai, và như vậy cần suy nghĩ về các hậu quả địa chính trị cũng như kinh tế.

Nạn dịch corona xảy ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, tiêu thụ nội địa chững lại, và chính sách thuế quan của Mỹ đè nặng. Tỉ lệ tăng trưởng 6,1% GDP của năm 2019 thuộc loại thấp nhất từ trước đến nay, và đã giảm mạnh so với 6,6% của năm trước. Vào ngày 15/01/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho việc chấm dứt cuộc thương chiến Mỹ-Trung. Nhưng chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau con virus corona bắt đầu cho thấy sự nghiêm trọng của nó.

Dịch bệnh bùng phát ngay trung tâm kỹ nghệ Trung Quốc

Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là trái tim của kỹ nghệ Trung Quốc. Nhìn trên bản đồ, thành phố này nằm ngay giữa « trung tâm kỹ nghệ » được giới hạn bởi Bắc Kinh/Thiên Tân, Thành Đô/Trùng Khánh, Macao/Hồng Kông và Thượng Hải. Tỉnh Hồ Bắc có 7 đặc khu kinh tế quan trọng: Khu phát triển kinh tế Hồ Bắc-Kinh Châu-Thành Nam, Khu phát triển công nghệ cao Vũ Hán Đông Hồ, Khu phát triển kinh tế công nghệ Vũ Hán, Khu chế xuất Vũ Hán, Công viên phần mềm, Thung lũng quang học, Khu phát triển kỹ nghệ hi-tech Tương Dương. Đặc biệt Vũ Hán có cảng sông hàng đầu Trung Quốc và phi trường lớn nhất ở miền trung Trung Quốc.

Trong khi kinh tế toàn quốc chậm lại, Vũ Hán tăng trưởng đến 7,8%. Theo chính quyền Hồ Bắc, giá trị tăng thêm của công nghệ cao và kinh tế số chiếm từ 24,5% đến 40% GDP của tỉnh, và viễn cảnh năm 2020 còn sáng sủa hơn. Trên 300 trong số 500 công ty hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Vũ Hán, và số công ty công nghệ cao mới tăng lên số kỷ lục là 900. Báo cáo được công bố tại Đại hội Đảng lần thứ 14 của Vũ Hán (trong khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành) ước lượng GDP sẽ tăng từ 7,5 đến 7,8% trong năm 2020, tạo thêm 220.000 việc làm mới.

Mỉa mai thay, chỉ vài tuần sau viễn cảnh màu hồng này, những hình ảnh khủng khiếp từ Vũ Hán khiến nhiều người trên thế giới liên tưởng đến cảnh tận thế trong phim Hollywood. Nếu dịch corona lan rộng, kinh tế toàn cầu có thể bị đình trệ. Bắc Kinh huy động nhiều triệu người nhằm ngăn chận con virus và cô lập hàng chục triệu gia đình. Tỉnh Hồ Bắc với 58 triệu dân đã bị cắt đứt với toàn quốc.

Có thể so sánh Vũ Hán với California hay cụ thể hơn với Thung lũng Silicon, và hình dung tác hại với kinh tế quốc gia và thế giới nếu bị đóng cửa trong nhiều tuần lễ.

Phản ứng của các công ty quốc tế

Trong một kịch bản ít bi đát hơn, nếu Bắc Kinh sớm chiến thắng được con virus, thiệt hại có thể giảm đi. Chẳng hạn hồi dịch SARS năm 2003, tăng trưởng bán lẻ của Trung Quốc đã chạm đáy với 4,3%, nhưng sau đó nhanh chóng hồi phục lên mức 9,7%. Tương tự, vận chuyển hành khách giảm 42% vào tháng Năm, 22% vào tháng Sáu năm 2003 và tăng lên lại vào tháng Chín. Tuy nhiên hậu quả tiềm tàng của dịch bệnh với nền kinh tế Trung Quốc và thế giới là không nhỏ.

Tập đoàn Nissan của Nhật, PSA và Renault của Pháp nhấn mạnh sẽ ngừng sản xuất tại Trung Quốc và đưa nhân viên nước ngoài ra khỏi Hoa lục. Thị trường chứng khoán toàn cầu và giá dầu có phản ứng rất nhanh: chỉ số S&P 500, Nasdaq, Dow Jones đều sụt giảm, đặc biệt thị trường Thượng Hải giảm kỷ lục.

Theo Andrew Milligan, phụ trách chiến lược toàn cầu của Aberdeen Standard Investments, « Ngay cả khi giả định là chính quyền chận được nạn dịch, vẫn có cú sốc kinh tế trong ngắn hạn ». Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng các nhà đầu tư ngắn hạn có thể bị tác động tiêu cực về chính trị và kinh tế từ virus corona.

Trường hợp tập đoàn Alibaba là một ví dụ điển hình. Alibaba là biểu tượng cho một Trung Quốc đương đại với tư cách siêu cường, tên của nó đồng nghĩa với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Thật xui xẻo cho Alibaba, virus corona đang tấn công vào chính bản sắc của tập đoàn này. Tại nhiều nước, người mua chia sẻ sự sợ hãi khi nhận các kiện hàng từ Trung Quốc, trong đó có công ty nổi tiếng nhất là Alibaba. Cổ phiếu của tập đoàn bỗng xuống dốc không phanh.


SARS, virus corona và GDP

The Economist Intelligence Unit (EIU) ước tính con virus corona mới có thể làm GDP Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Các nạn nhân đầu tiên là các công ty hàng không và du lịch, có thể bị thiệt hại nặng nhất. Tuy nhiên một số lãnh vực như dược phẩm, thương mại điện tử và tự động hóa có thể hưởng lợi. Theo EIU, nếu dịch corona tương đương với SARS, tốc độ tăng trưởng GDP Trung Quốc có thể còn 4,9%.

Cần nhớ rằng hồi năm 2003 GDP Trung Quốc chỉ mới là 1,6 ngàn tỉ đô la so với 14,3 ngàn tỉ của năm 2019. Hồi đó nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ bảy thế giới, còn nay thứ nhì, có vai trò lớn hơn trong thị trường toàn cầu. Năm 2004, một năm sau dịch SARS, Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ công bố báo cáo ước lượng kinh tế thế giới bị thiệt hại 40 tỉ đô la trong năm 2003 vì SARS.

Cũng đừng quên rằng trong dịp Tết 2019 tại Trung Quốc, lợi nhuận từ bán lẻ và kinh doanh ăn uống đã vượt quá 148 tỉ đô la, du lịch vượt 76 tỉ đô la. Còn cái Tết cô lập năm nay, thiệt hại là bao nhiêu ???

Thiếu hụt nhân tài

Tuy nhiên có những hậu quả còn lớn hơn cả doanh thu bị mất. Từ năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ đến việc tạo uy tín quốc tế với quyền lực mềm, nhất là trong giáo dục, tìm cách thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Bắc Kinh nỗ lực thay đổi hình ảnh, mời mọc các sinh viên ngoại quốc và chuyên gia tài năng.

Năm 2017-2018, chỉ có không đầy 12.000 sinh viên Mỹ tại Trung Quốc (kể cả 1.000 tại Vũ Hán), trong khi có trên 360.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Năm 2019, có 21.000 sinh viên Mỹ, 20.000 từ Nga, 10.600 từ Pháp và 14.200 sinh viên từ Nhật đến Trung Quốc du học. Theo bộ Giáo dục Trung Quốc, chỉ riêng tại Hồ Bắc đã có 21.371 sinh viên ngoại quốc.

Giờ đây tất cả thành công của Trung Quốc trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài trong suốt một thập kỷ qua có thể tan thành mây khói với sự lan tràn của con virus giết người. Các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành đưa công dân rời khỏi Vũ Hán, nơi đang bị cách ly. Nếu virus corona tấn công hàng loạt vào các tỉnh khác, chúng ta sẽ chứng kiến những chuyến bay di tản rầm rộ với quy mô chưa từng thấy, đặc biệt từ các nước phương Tây.

Ý nghĩa địa chính trị

Như đã nói ở trên, virus corona lan tràn trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung và nền kinh tế Trung Quốc đang đi xuống. Để đối phó với thách thức lớn như thế, Trung Quốc cần huy động nguồn lực của toàn quốc và 1,4 tỉ công dân. Nay phải tập trung nguồn lực vào việc chống dịch bệnh, kinh tế Trung Quốc có thể đành phải « ngủ đông », thậm chí tạm thời rút khỏi chính trị thế giới nếu cần thiết. Hậu quả về địa chính trị và kinh tế là rất lớn trong tương lai gần, nếu Bắc Kinh xác định rằng, với tình hình bi đát như thế, tạm thời ẩn dật có thể là biện pháp tốt nhất.

Hoa Kỳ sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục đi xuống, tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay đến cỡ nào vẫn chưa rõ. Tạm thời, cán cân sức mạnh nghiêng về phía Mỹ.

Hiện tại, các nhóm nước có chính sách đối ngoại độc lập vốn thường đối nghịch với quan điểm của Hoa Kỳ, đặc biệt là Iran, Trung Quốc, Nga và nay là Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn rằng khi họ tham gia một « trục », thì tất cả thành viên phải có khả năng kháng cự lại Mỹ và phương Tây nói chung. Nhưng nếu một nước đứng ra bên ngoài, nhất là từ trục Trung-Nga-Iran, cán cân quyền lực toàn cầu sẽ nghiêng về phương Tây. Như vậy việc Trung Quốc quy ẩn giang hồ sẽ là ác mộng cho Nga và Iran.

Tuy vậy Trung Quốc cũng có thể có được một ít tác động tích cực từ khủng hoảng, vì các cuộc biểu tình đông đảo ở Hồng Kông luôn gây khó chịu có Bắc Kinh từ mùa hè 2019 có thể ngưng lại vì sự nguy hiểm của virus corona. Dù đã có 10 trường hợp nhiễm bệnh, tất cả đều từ Hoa lục sang, người dân vẫn biểu tình đòi đóng cửa toàn bộ biên giới, và mới đây các nhân viên y tế đã đình công để hỗ trợ.

Dịch corona đã gây ra tình huống bi hài là năm 2019 chính quyền Hồng Kông cố gắng cấm mang khẩu trang ở nơi công cộng, còn bây giờ thì phải kêu gọi người dân trang bị để tránh virus lây lan.

Các thuyết âm mưu nảy nở. Chẳng hạn chính khách Nga Vladimir Zhirinovsky cho rằng con virus này do người Mỹ tạo ra để làm hại Trung Quốc. Hồi năm 2013 đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu cũng cáo buộc chính phủ Mỹ đã thả con virus cúm gà H7N9 vào Trung Quốc để tiến hành chiến tranh sinh học. Ngược lại, giả thiết virus corona là từ chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc và Viện Vi trùng học Vũ Hán đang được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội.

Cùng lúc đó ở phần còn lại của thế giới đang nảy sinh tâm lý kỳ thị người Trung Quốc, và thật ra là người châu Á vì nhiều người không phân biệt được các nước châu Á. Hashtag « JeNeSuisPasUnVirus » (Tôi không phải là virus) ra đời vì thế, và nếu trong thời gian ngắn sự lây lan của virus corona không dừng lại thì sự phân biệt đối xử với người Trung Quốc sẽ tăng lên, dẫn đến việc thổi bùng dân tộc chủ nghĩa ở Hoa lục.

Tác giả kết luận, không ai vô sự khi nền kinh tế thứ nhì thế giới đi xuống. Ngay cả khi phần còn lại của thế giới thành công trong việc chận lại con virus corona, kinh tế toàn cầu cũng cùng bị « ho và khó thở » với Trung Quốc.

* Tác giả Ridvan Bari Urcosta là nhà phân tích của Geopolitical Futures ở Ba Lan, đang làm luận án tiến sĩ ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược, trường đại học Vacxava.

-----------------------------------------
.
Navin Singh Khadka
Phóng viên Môi trường BBC World Service
4 tháng 2 2020

Các nhà khoa học nghi ngờ một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc là nguồn gốc của dịch bùng phát virus corona, đã cướp đi 427 mạng sống cho đến nay.
Chợ này được biết như chỗ buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã như rắn, chồn và nhím, được nhốt trong lồng để bán làm đồ ăn hoặc thuốc, cho đến khi toàn bộ tỉnh được kiểm dịch.

Việt Nam được biết đến đến là nơi tiêu thụ và trung chuyển trái phép các sản phẩm động vật hoang dã. GETTY IMAGES

Trung Quốc là nước tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã lớn nhất thế giới, cả hợp pháp và bất hợp pháp và Việt Nam đã là một điểm lớn cung cấp nhiều loài như vậy vào thị trường Trung Quốc.

Cấm tạm thời

Giới chức của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết nguồn chính lây nhiễm có khả năng cao là từ dơi.
Nhưng họ cho rằng virus đã xâm nhập vào loài khác, vốn chưa được xác định , trước khi lây nhiễm cho con người.

Trung Quốc có truyền thống rất ưa ăn các loài động vật hoang dã. Một số động vật được ăn vì hương vị của chúng như một món ăn ngon, trong khi một số khác được tiêu thụ như thuốc y học cổ truyền.
Tin cho hay các nhà hàng ở một số vùng của Trung Quốc bán các món ăn như súp dơi (với cả con trong súp), súp được nấu với tinh hoàn của hổ hoặc các bộ phận cơ thể của cầy hương.
Rắn hổ mang chiên, chân gấu om, rượu ngâm xương hổ cũng có trong thực đơn của các nhà hàng vừa kể.

Chợ động vật hoang dã ở khu vực sập sệ có bán chuột, mèo, rắn và nhiều loài chim bao gồm cả những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Các sản phẩm động vật hoang dã cũng được sử dụng trong nhiều loại thuốc truyền thống của Trung Quốc chủ yếu với niềm tin rằng chúng có khả năng chữa trị nhiều loại bệnh, như bất lực nam, viêm khớp và bệnh gút.

Nguy cơ tuyệt chủng

Nhu cầu về vảy tê tê cho các loại thuốc này đã gần như xóa sổ loài này tại Trung Quốc và tê tê giờ đây đã trở thành động vật hoang dã bị săn trộm nhiều nhất ở các nơi khác trên thế giới.
Việc sử dụng sừng tê giác không bền vững cho y học cổ truyền Trung Quốc là một ví dụ khác về thói quen khiến loài vật này trở thành một loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Việt Nam cũng là một trong những thị trường lớn cho cả vảy tê tê và sừng tê giác.
Các chuyên gia động vật hoang dã cho biết, thị trường Việt Nam cũng đã nổi lên như một nơi cung cấp chính cho Trung Quốc sau khi chính quyền Trung Quốc khởi xướng một số qui định nghiêm ngặt đối với hoạt động buôn bán bất hợp pháp này trong những năm gần đây.

Tất cả những hoạt động mua bán này đang diễn ra trong khi hơn 70% các ca lây nhiễm mới phát hiện ở người được cho là đến từ động vật, đặc biệt là động vật hoang dã.
Sự bùng phát dịch virus corona đã và đang rọi đèn trở lại vào hoạt động buôn bán động vật hoang dã của Trung Quốc, vốn đã bị các nhóm bảo tồn chỉ trích vì đã đẩy một số loài đến bờ vực tuyệt chủng.
Trước diễn biến mới nhất, chính quyền Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với buôn bán động vật hoang dã để chống lại sự lây lan của virus.
Nhưng các nhà bảo tồn đang dùng cơ hội này để yêu cầu một lệnh cấm vĩnh viễn.

Trung Quốc gần đây đã ra lệnh cấm hoạt động buôn bán ngà voi, trước đây được coi là hợp pháp ở trong nước. ELEPHANT ACTION LEAGUE

Trung Quốc sẽ lắng nghe?

Liệu sự bùng phát virus này có thể là một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và rốt cục bảo vệ được sức khỏe cộng đồng hay không?

Các chuyên gia nói rằng đó là thách thức lớn nhưng đó không phải là một nhiệm vụ bất khả thi.

Theo giới chức WHO, các loại virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) cũng được cho là có nguồn gốc từ dơi nhưng chúng đã xâm nhập vào người thông qua mèo và lạc đà.

"Chúng tôi đang tiếp xúc với các loài động vật hoang dã và môi trường sống của chúng mà trước đây chúng ta không tiếp xúc", Bác sĩ Ben Embarek thuộc Ban Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC.

"Do đó, chúng ta có một số bệnh mới liên quan đến sự liên hệ mới giữa người và virus, vi khuẩn và ký sinh trùng mà trước đây ta chưa biết đến".

Một phân tích gần đây của gần 32.000 loài động vật có xương sống trên đất liền được biết đến cho thấy khoảng 20% trong số các loài này được mua và bán trên thị trường thế giới, hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

Đó là hơn 5.500 loài động vật có vú, chim, bò sát và loài lưỡng cư.
Buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp được ước tính trị giá khoảng 20 tỷ đô la và là hoạt động buôn bán bất hợp pháp lớn thứ tư sau ma túy, mua bán người lậu và hàng giả.

Tên Việt Nam nổi lên trong danh sách các quốc gia không thể ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mặc dù cảnh báo nghiêm trọng chống lại mức độ mất đa dạng sinh học đáng báo động mà thế giới đang phải đối mặt.

Ảnh sừng tê tại một làng gần Hà Nội do Ủy ban Công lý Động vật Hoang dã (WJC) cung cấp. BẢN QUYỀN HÌNH ẢNHAFP/WILDLIFE JUSTICE COMMISS

Hồi chuông cảnh tỉnh

"Cuộc khủng hoảng y tế này phải đóng vai trò như một hồi chuông cảnh tỉnh", Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết trong một tuyên bố," vì cần chấm dứt sử dụng không bền vững các loài động vật đang bị đe dọa và các bộ phận của chúng, làm vật nuôi lạ, để tiêu thụ thực phẩm và dùng làm thuốc".

Chính phủ Trung Quốc, tuy nhiên, đã nói rõ rằng lệnh cấm sẽ là tạm thời.
"Nuôi, vận chuyển hoặc bán tất cả các loài động vật hoang dã bị cấm kể từ ngày thông báo cho đến khi tình hình dịch bệnh trong nước kết thúc", một chỉ thị được ban hành bởi ba cơ quan của chính phủ.

Bắc Kinh đã tuyên bố lệnh cấm tương tự khi dịch SARS bùng phát vào năm 2002.
Nhưng các nhà bảo tồn cho biết vài tháng sau khi thông báo, chính quyền nhẹ tay và thị trường động vật hoang dã đã trở lại ở Trung Quốc.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên nói rằng, điều đó cũng khuyến khích các thị trường động vật hoang dã lớn khác như Việt Nam tiếp tục.

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/61EA/production/_110766052_13787c82-db09-445b-b511-540614c150a3-1.jpg
Một số nơi yêu cầu đóng cửa biên giới với khách đến từ Trung Quốc do lo ngại dịch bệnh. GETTY IMAGES

Tăng cường kiểm tra

Vào tháng 9 năm nay, Bắc Kinh sẽ tổ chức một hội nghị toàn cầu lớn về tài nguyên thiên nhiên và sinh học, được gọi là Công ước về Đa dạng sinh học.
Theo một báo cáo liên chính phủ được công bố năm ngoái, một triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng - là mức chưa bao giờ có trong lịch sử loài người.

Sau hậu quả của sự bùng phát virus corona, các bài xã luận trên phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc đã và đang lên án thị trường động vật hoang dã bất kiểm soát tại nước này.
"Chúng tôi coi đây là cơ hội cho một động thái nhằm chấm dứt vĩnh viễn việc nuôi, nhân giống, thuần hóa và sử dụng động vật hoang dã, không chỉ cho mục đích giết lấy thịt mà còn cho cả y học cổ truyền", Debbie Banks, thuộc Cơ quan Điều tra Môi trường có trụ sở tại London, nói. Bà Banks đã thực hiện các cuộc điều tra động vật hoang dã lớn ở Trung Quốc.

Các chuyên gia cho biết dịch Cúm A hay cúm gia cầm đã giúp cho việc bảo tồn nhiều loài chim trong tự nhiên.
Họ cũng nói về sự thành công việc Trung Quốc ra lệnh cấmc nhập khẩu ngà voi - sau nhiều năm chịu áp lực quốc tế để cứu voi khỏi sự tuyệt chủng.

Tuy nhiên, trong động thái liên hệ rõ ràng về các thị trường động vật hoang dã lớn khác như Việt Nam, họ nhấn mạnh rằng lệnh cấm và quy định đối với các sản phẩm động vật hoang dã sẽ cần phải mang tính toàn cầu - và không chỉ ở Trung Quốc.

Teresa Telecky, phó chủ tịch Hiệp hội Nhân đạo Quốc tế cho biết nói rõ ràng rằng việc cấm buôn bán chim ở Hoa Kỳ và EU (trong khi dịch Cúm A) đã mang lại lợi ích cho việc bảo tồn chim bằng cách giảm số lượng chim ra khỏi tự nhiên và giảm nguy cơ xâm lấn các loài quy hiếm khác.

Các chuyên gia động vật hoang dã nói rằng là thị trường lớn nhất của các sản phẩm động vật hoang dã, Trung Quốc chắc chắn có thể làm gương.

*
*
Tin liên quan
4 tháng 2 2020
4 tháng 2 2020
.
.
.
.
.
.
.
.
.






No comments: