Mạc Văn Trang
07/02/2020
Sự kiện bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi,
một trong 8 người đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở
Vũ Hán, đã qua đời vì chính căn bệnh này, gây rúng động xã hội Trung quốc. Chế
độ độc tài công an trị bị lên án mạnh mẽ.]]
1. BỊT MỒM, ĐE DOA BÁC SĨ, BẮT NÓI THEO CÔNG AN
Sự phẫn nộ bùng lên trong dân chúng, bởi vì từ tháng
12/2019 bác sĩ Lý đã viết trên mạng cảnh báo về sự nguy hiểm của dịch
Coronavirus.
Nhưng ngày 3/1/2020, cảnh sát Vũ Hán đã triệu tập
bác sĩ Lý và một số đồng nghiệp đến “làm việc”, cáo buộc ông “tung tin đồn thất
thiệt”.
Cảnh sát bắt BS Lý ký vào văn bản thừa nhận “đưa ra
bình luận sai lệch làm xáo trộn trật tự xã hội”. Theo báo Tuổi Trẻ, công an còn đe dọa: “Chúng tôi
cảnh cáo anh, nếu anh ngoan cố, không tuân theo yêu cầu và tiếp tục việc làm
này, anh sẽ bị xử lý theo pháp luật”, bác sĩ Lý kể lại.
“Một tuần sau đó, bác sĩ Lý điều trị cho một phụ nữ
bị tăng nhãn áp, người này bị nhiễm virus corona chủng mới. Bác sĩ Lý lúc này
không mặc đồ bảo hộ vì không cần thiết theo quy trình khám bệnh thông thường. Bệnh
nhân nữ lúc đó cũng không có biểu hiện sốt.
Ngày 10-1, bác sĩ Lý xuất hiện các triệu chứng như sốt,
ho và phải nằm viện. Trên giường bệnh, bác sĩ Lý kể lại câu chuyện của mình
trên mạng xã hội Weibo…
Ngày 6-2, bác sĩ Lý qua đời vì chính loại virus mà
ông cố gắng cảnh báo cộng đồng.
Bác sĩ Lý ra đi bỏ lại 1 con nhỏ, cùng người vợ đang
mang thai, dự sinh vào mùa hè này, theo báo Guardian. Cha mẹ bác sĩ Lý cũng đã
ngã bệnh và đang nhập viện.
Bài của bác sĩ Lý đăng trên Weibo nhận được hàng
trăm nghìn lượt tương tác và những lời ca ngợi bác sĩ là anh hùng “đáng ngưỡng
mộ”.
2. CHO DÂN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT, NHƯNG CẤM PHẪN NỘ!
Facebooker Đặng Sơn Duân viết: “Cái chết của bác sỹ
Lý như một cơn địa chấn buồn thảm trong dư luận Trung Quốc. Hàng triệu lời than
khóc, hàng triệu nỗi phẫn uất và hàng triệu dấu hỏi tuôn ra như núi lửa phun
trào.
Tiếc thay, những nỗi phẫn uất, những dấu hỏi ấy
nhanh chóng mất hút trong mạng lưới kiểm duyệt khổng lồ ở Trung Quốc. Người dân
Trung Quốc chỉ được than khóc, chứ không được phép phẫn nộ trước cái chết của
bác sỹ Lý.
Khi còn sống, hệ thống ấy đã một lần bịt miệng bác sỹ
Lý. Và nay, cả khi ông đã qua đời, họ một lần nữa bịt miệng người khác về cái
chết của ông.
Hệ thống ấy không thể tự sửa chữa!”
3. KẾT LUẬN
Chế độ công an trị ở Trung quốc đang ngày càng được
áp dụng ở Việt Nam, vì sao, mọi người đều biết. Chế độ đó chuyên bưng bít, che
giấu sự thật, tuyên truyền dối trá, lừa mị dân chúng u mê và đàn áp những người
nói lên sự thật.
Báo Tuổi Trẻ mạnh dạn cũng chỉ dám nói 1/2 sự thật về
cái chết của BS Lý (trích ở đoạn trên); phải trích tiếp đoạn dưới từ báo Tiếng
Dân, mới biết 1/2 sự thật còn lại.
Chế độ công an trị bưng bít sự thật đã đưa xã hội đến
những hậu quả khôn lường, như đại họa do dịch nCOv hoành hành ở Trung quốc và
lan ra khắp thế giới.
Nhưng những kẻ gây ra tai họa như vậy, lại được chế
độ độc tài, toàn trị bảo kê, để tiếp tục “còn Đảng còn mình”!
----------------------------------------------------
NCoV đã gây ra nhiều cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng
khẩu trang chỉ xảy ra ở Việt Nam trong 1 tuần nhưng đáng rút ra bài học về
chính sách công. Xét về khía cạnh dân tuý và hậu quả không lường trước thì khủng
hoảng khẩu trang có thể là thí dụ điển hình.
1.
a)- Ngày 30-1-2020 ông Thủ tướng nói có thể (thảo luận
về) “toàn dân phải đeu khẩu trang” để chống nCoV;
b) Sáng 1-2-2020 phó Thủ tướng phụ trách Bộ Y tế
tuyên bố “Từ giờ phút này trở đi, người dân có bằng chứng, hình ảnh bất kỳ nhà
thuốc nào tăng giá bán, không cần thanh tra xuống làm việc, Bộ Y tế rút giấy
phép ngay lập tức cửa hiệu đó”.
2.
Tính dân tuý: Cả 1.a) lẫn 1.b) rõ ràng mang nặng
tính dân tuý vì chúng không được tính toán kỹ lưỡng, phát ngôn mang tính ngẫu hứng
có vẻ rất được lòng dân và tỏ ra mạnh mẽ, kiên quyết,… Nhưng,
3.
Có bao hậu quả mà các chính sách hay thậm chí phát
ngôn (chứ chưa thành chính sách) của các vị tai to mặt lớn không lường trước
(trong trường hợp này nếu họ nghĩ 2 lần trước khi nói thì có thể tránh được
ngay):
Có thể thấy 1.a) đẩy cầu khẩu trang lên cả ngàn lần
và làm trầm trọng thêm tình hình; 1.b) không chỉ có thể vi phạm quy định pháp
luật hiện hành mà cũng gây rối hệ thống cung như thế cũng làm tăng sự khan hiếm
và làm trầm trọng thêm tình hình; còn quan trọng hơn nó gây lo lắng quá đáng
trong dân cư và góp phần đẩy cầu, động cơ tích trữ,… lên thêm nữa và LÀM TRẦM
TRỌNG THÊM VẤN ĐỀ (chưa nói đến lãng phí tiền của mà không có kết quả).
4.
May thay cuộc khủng hoảng khẩu trang giống cơn bão
trong tách trà, các chuyên gia, rồi đến Bộ Y Tế cũng lên tiếng KHÔNG PHẢI AI AI
cũng cần đeo khẩu trang (chỉ những người cần mới nên đeo khẩu trang, đeo khi
nào, ở đâu, đeo sao cho đúng cách,… được làm rõ).
Các vị tai to mặt lớn hãy cẩn trọng khi phát ngôn và
báo chí nhà nước cũng không nên nịnh cấp trên bằng cách đưa bừa các phát ngôn của
họ mà không có phê phán (ông Thủ tướng chỉ yêu cầu thảo luận có nên hay không
nhưng cách đưa tin thiếu phê phán của báo chí khiến mọi người nghĩ đấy là quyết
định của ông).
No comments:
Post a Comment