Thursday, February 13, 2020

DỊCH CORONA 'CHỈ MỚI BẮT ĐẦU' BÊN NGOÀI TRUNG QUỐC (Reuters)




NỘI DUNG :

Reuters  |  VOA
.
VOA Tiếng Việt
.
VOA Tiếng Việt
========================================
.
Reuters  |  VOA
14/02/2020

Dịch bệnh do virus corona gây ra có thể đang lên đỉnh điểm tại Trung Quốc, nơi virus được phát hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, nhưng với thế giới, dịch corona chỉ mới ở mức khởi điểm và có phần chắc sẽ tiếp tục lây lan, giới chuyên gia khuyến cáo.

Cố vấn y tế cấp cao của nhà nước Trung Quốc cho rằng dịch virus corona đang đạt đỉnh điểm tại Trung Quốc và có thể kết thúc trước tháng 4. Ông cho biết dự đoán này dựa trên mô thức toán học, các sự kiện gần đây và hành động của chính phủ.

Ông Dale Fisher, chủ tịch Mạng lưới Cảnh báo Bùng phát dịch và đáp ứng toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới điều phối, nói với Reuters rằng, theo ông, với đà những gì đang diễn ra hiện nay, chắc chắn rằng chung cuộc mỗi nước đều có ít nhất một người nhiễm bệnh

Ông Kenneth Mak, giám đốc các dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore cho rằng khó mà tự tin trong các dự báo là dịch bệnh sẽ đạt đến đỉnh điểm tại Trung Quốc trong tháng này nhưng, trong mọi trường hợp, đỉnh điểm bệnh dịch tại các nước sẽ sau Trung Quốc từ một tới hai tháng.

Virus corona đã giết chết trên 1.100 người và khiến gần 45 ngàn người bị nhiễm bệnh, chủ yếu tại Trung Quốc và đa số ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc.

---------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
13/02/2020

Nhờ một phương pháp chẩn đoán mới mà con số cập nhật về tình trạng lây nhiễm tại tâm chấn của dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã tăng vọt lên mức kỷ lục vào ngày 13/2, cả về con số tử vong lẫn hàng ngàn ca nhiễm bệnh khác. Theo Reuters, con số báo cáo mới nhất đặt ra những câu hỏi về quy mô thực sự của cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Theo các quan chức y tế tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, có 242 người đã chết vì virus corona vào ngày 12/2. Đây là con số tử vong cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 12, nâng tổng số người chết ở Trung Quốc tăng lên tới 1.367 người.

Trước đây, tỉnh Hồ Bắc chỉ cho phép làm các xét nghiệm RNA để xác định bệnh nhân có nhiễm virus corona hay không. Phương pháp này có thể phải mất nhiều ngày mới cho ra kết quả.

Hiện nay, tỉnh này bắt đầu sử dụng phương pháp chụp cắt lớp (CT) nhanh hơn, vốn được dùng để phát hiện nhiễm trùng phổi, Reuters dẫn nguồn tin từ Ủy ban Y tế Hồ Bắc cho biết. Phương pháp này đã giúp xác định các trường hợp nhiễm virus và cách ly họ nhanh hơn.

Nhờ vậy đã có 14.840 ca nhiễm mới được phát hiện vào ngày 13/2, một con số nhảy vọt từ 2.015 ca mới trên toàn quốc một ngày trước đó. Nếu loại trừ những ca được xác nhận bằng phương pháp mới, thì chỉ có 1,508 ca nhiễm mới trong ngày.

Cho tới nay, có khoảng 60.000 người đã được xác nhận nhiễm virus corona, phần lớn là ở Trung Quốc.

Dịch corona được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền Trung Quốc khi nhiều người đổ lỗi cho chính quyền địa phương đã giấu diếm và chậm trễ trong việc xử lý dịch bệnh.

Reuters dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 13/2 cho biết hai người đứng đầu Đảng Cộng sản ở địa phương là ông Tưởng Siêu Lương đã bị cách chức Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, và ông Mã Quốc Cường đã bị cách chức Bí thư thành ủy Vũ Hán.

Truyền thông không đưa ra lý do cách chức, nhưng đây là hai quan chức cao cấp nhất bị cách chức tại Hồ Bắc kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/2 nói rằng số ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc đã ổn định nhưng còn quá sớm để nói rằng dịch bệnh đang chậm lại.

------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
13/02/2020

Giới chức Y tế Mỹ một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấp nhận cho các chuyên gia Mỹ hỗ trợ trong vụ bùng phát virus corona.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC ngày 12/2 cho biết chưa được mời để gửi các chuyên gia sang hỗ trợ điều tra vụ bùng phát virus corona.

Toán chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tới Trung Quốc đầu tuần này và Mỹ đã chờ đợi được chấp thuận để phái các chuyên gia của mình tham gia.

Bác sĩ Anne Schuchaat, Phó Giám đốc CDC nói với các phóng viên ngày 11/2 tại Câu lạc bộ báo chí ở Washington là những nhà dịch tễ học, vi trùng học, các chuyên gia kiểm soát nhiễm trùng, các chuyên gia cách ly của Mỹ “có nhiều điều để cống hiến,” và việc này có thể giúp ích rất nhiều nếu Trung Quốc có những chuyên gia ở bên ngoài trong lúc dịch bệnh lây lan.

Các chuyên gia Mỹ hy vọng sẽ học được nhiều về căn bệnh này khi tìm cách chống lại nó.

Bà Schuchat nói:
“Hiện nay rất cấp thiết đối với chúng ta để hiểu được tất cả các con đường lây lan, hiểu đầy đủ tính nghiêm trọng của vấn đề, những điều này có thể giúp chúng ta biết được những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu dịch bệnh lan truyền ra nhiều quốc gia khác.”

Kể từ đầu tháng 1 năm nay, Hoa Kỳ đã đề nghị gởi chuyên gia sang Trung Quốc để giúp chống lại virus corona bùng phát.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh lúc đầu vào ngày 6/1 đề nghị phái một toán chuyên gia Mỹ, và vào ngày 27/1 Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar nhắc lại đề nghị với người tương nhiệm Trung Quốc, Ma Xiaowei.

Sau khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đạt được thỏa thuận với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về một toán chuyên gia quốc tế trong cuộc gặp ngày 28/1, các giới chức Hoa Kỳ đã vận động để có chuyên gia Mỹ trong phái bộ của WHO đến Trung Quốc.

Bác sĩ Daniel Chertow, người đứng đầu khoa tác nhân lây nhiễm khẩn cấp tại Viện Y tế Quốc gia cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết gởi các chuyên gia Mỹ đến Trung Quốc tại một hội nghị về virus corona được tổ chức ở Viện Hudson hôm 10/2.

Ông Chertow nói: “Chắc chắn chúng ta muốn các chuyên gia của chúng ta có mặt và tham dự vào những việc diễn ra tại chỗ để đưa ra những câu hỏi cơ bản thực sự quan trọng.”

Ông đề cập đến tỷ lệ tử vong và việc lây lan nhanh chóng là những lãnh vực cần nghiên cứu thêm nữa.

Ông Chertow cũng chỉ ra rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể phối hợp phát triển vaccine và các phương pháp chữa trị “hơn là có những nỗ lực trùng lắp.” Các chuyên gia y tế Mỹ cũng thúc đẩy Trung Quốc sử dụng kinh nghiệm của Mỹ trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Ông Lawrence Gostin, giáo sư về luật y tế công cộng tại trường đại học Georgetown và Giám đốc trung tâm Hợp tác về Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu của WHO, nói với đài VOA là Trung Quốc nên mời các chuyên gia CDC và cho họ được tiếp cận hoàn toàn. Giáo sư Gostin nói “Tôi sẽ kêu gọi thành lập một phái đoàn đầy đủ bao gồm Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và những chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại dịch bệnh. Tôi sẽ giúp họ được tiếp cận tất cả các thông tin, thông tin được kiểm chứng độc lập để có được đối tác thực sự với Trung Quốc làm việc về dịch bệnh bùng phát này.”

(BTV Eunjung Cho)

-----------------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
12/02/2020

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa đề xuất ngân sách năm 2021, nhắm đến cắt giảm ngân sách dành cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Những người chỉ trích cho rằng đề xuất cắt giảm như vậy sẽ làm giảm khả năng ứng phó ngăn ngừa đại dịch tại Hoa Kỳ.

Hôm10/2, Tổng thống Trump đã công bố ngân sách đề xuất năm 2021, trong đó bao gồm cắt giảm 16% ngân sách cấp cho CDC, và giảm 10% cho ngân sách cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, theo tờ Washington Post.

Việc cắt giảm được đề xuất bao gồm giảm 34% đối với các khoản tài trợ y tế toàn cầu do Bộ Ngoại giao và USAID quản lý, và 7% đối với CDC. Ông Trump cũng đề xuất rút đi đáng kể số tiền tài trợ cho Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét với mức cắt giảm 58% và mức tài trợ của Hoa Kỳ cho WHO giảm 50%, theo trang Huffpost.com.

Mặc dù vậy, ông đề xuất tăng tài trợ cho một số hoạt động y tế của Hoa Kỳ ở nước ngoài - chẳng hạn như tăng 50 triệu đôla cho các hoạt động an ninh y tế toàn cầu của CDC và 15 triệu đôla cho các chương trình An ninh y tế toàn cầu của USAID để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona (Covid-19), cũng theo trang Huffpost.com.

Hoa Kỳ hiện đóng góp khoảng 2,5% trong tổng ngân sách 4,8 tỷ đôla của WHO, và đề xuất của ông Trump kêu gọi cắt giảm 65 triệu đôla cho tổ chức này.

Hôm 11/2, WHO đổi tên virus corona chủng mới (ncoV) thành Covid-19. Tuy chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch, nhưng WHO đã kêu gọi đầu tư ngay lập tức 675 triệu đôla để ngăn chặn dịch bệnh.













No comments: