Quốc Phương
BBC
News Tiếng Việt
02/02/2020
Đảng
Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền tại quốc gia có trên 95 triệu dân từ trước đến
nay vẫn viện dẫn hai lý do chính để biện minh cho tính chính danh, đó là công
lao 'giải phóng dân tộc' trong lịch sử qua chiến tranh và vai trò, vị thế lãnh
đạo của đảng đã được ghi trong chính các bản hiến pháp do chính nhà nước do đảng
cộng sản lãnh đạo lập ra.
Nay trong dịp đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước
đang đánh dấu 90 năm thành lập đảng này (03/2/1930-03/2/2020), một luật sư từ
Sài Gòn đề cập việc liệu đây có là dịp để Việt Nam ban hành luật về đảng cộng sản
Việt Nam nói riêng và luật về các đảng phái, trong đó có đảng chỉnh trị, ở Việt
Nam nói riêng.
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 02/02/2020 từ
Sài Gòn, Luật sư Lê
Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh,
nói:
"Vấn đề này đã được rất là nhiều người đặt ra rồi và thực ra mà nói,
đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cho đến nay vẫn viện dẫn hai vấn đề. Một, đó là
một quá trình lịch sử, công lao trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc và họ mặc
nhiên xem sự thành công đó là một tính chính danh đặt lên trên toàn thể xã hội
là đảng Cộng sản đương nhiên có quyền lãnh đạo đối với đất nước và xã hội Việt
Nam.
"Và vấn đề thứ hai là trong các bản Hiến pháp mà Việt Nam, dưới thời
của chế độ cộng sản, chẳng hạn như bản Hiến pháp trước đó và bản Hiến pháp năm
2013, cũng tại điều 4 quy định là ĐCSVN có vai trò lãnh đạo độc tôn đối với đất
nước và xã hội Việt Nam.
"Họ dựa trên vấn đề lịch sử và cơ sở hiến pháp đó để nói rằng sự
lãnh đạo của ĐCSVN là hợp pháp và chính danh, tuy nhiên vấn đề đặt ngược lại là
cũng không có bất kỳ quy định Hiến pháp nào cấm một đảng chính trị khác được tổ
chức và thành lập.
"Vậy thì vấn đề được đặt ra là ĐCSVN cũng không có một quy định cụ
thể nào trong vấn đề về Hiến pháp luôn, cũng như về vấn đề về luật pháp cho vai
trò lãnh đạo của họ."
VIDEO :
LS
Lê Công Định: Vì sao VN cần ban hành luật về đảng?
Cơ sở pháp lý nào?
Giải thích thêm về quan điểm của mình, Luật sư Lê
Công Định đưa ra một ví dụ liên quan luật lập Hội đến nay chưa được ban hành và
bình luận thêm về điều 4 Hiến pháp của Việt Nam, ông nói:
"Ví dụ, cho đến nay Quốc hội Việt Nam vẫn tìm
cách trì hoãn Luật về lập Hội, để dựa trên đó bảo rằng là do không có luật, cho
nên các hội độc lập không được quyền thành lập.
"Vậy thì người ta cũng đặt ra một câu hỏi đương
nhiên là không có luật như vậy và đặc biệt là không có luật về đảng Cộng sản, về
các đảng phái chính trị, vậy thì cơ sở pháp lý nào mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn
tiếp tục thứ nhất là tồn tại và thứ hai là lãnh đạo đất nước này?
"Tất nhiên là họ luôn luôn biện minh cho tính
chính danh và sự hợp pháp đó bằng điều 4 Hiến pháp. Nhưng mà nếu chúng ta đọc kỹ
điều 4 Hiến pháp, thì quy định đó hoàn toàn không nói về vấn đề tổ chức và
thành lập đảng Cộng sản Việt Nam
"Chỉ nói một cách rất tổng quát là đảng Cộng sản
Việt Nam có vai trò lãnh đạo, như vậy có sự mặc nhiên thừa nhận vai trò lãnh đạo
của ĐCSVN, điều đó không thuyết phục là bởi vì đó là một Hiến pháp do chính
ĐCSVN tự soạn thảo và đưa ra Quốc hội, mà Quốc hội cũng được kiểm soát của đảng
Cộng sản.
"Cho nên là tính chính danh và hợp pháp đó là một câu hỏi rất là lớn và
cho đến nay người ta vẫn luôn luôn hỏi là dựa trên cơ sở pháp lý nào, một đạo
luật nào, một bộ luật nào quy định về việc thành lập và hoạt động của đảng Cộng
sản Việt Nam?"
Cần làm gì để "chính danh"?
Cũng trong dịp nhà nước và ĐCSVN đánh dấu 90 năm
thành lập đảng chính trị mà đang cầm quyền này, nhìn rộng ra các vẫn đề tính hợp
pháp, tính chính danh của không chỉ đảng này mà còn của nhà nước, chính quyền
do ĐCS lãnh đạo, Luật sư Lê Công Định đề cập điều mà ông tin là nhà nước và
ĐCSVN cần phải làm để đáp ứng các câu hỏi được đặt ra lâu nay:
"Chắc chắn là họ phải sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử, trong đó
trao quyền bầu cử một cách thực sự cho người dân một cách dân chủ và người dân
thực sự có quy lựa chọn thể chế chính trị nào mà họ muốn, cũng như là lựa chọn
một đảng phái nào lên cầm quyền.
"Chứ không phải có sự áp đặt rồi bảo rằng đó là ý nguyện của người
dân! Và người dân tuy không có phương tiện nào để có thể phản kháng lại điều
đó, nhưng họ chắc chắn một điều là không thể tâm phục, khẩu phục.
"Cho nên trở lại câu hỏi đặt ra thì tôi nghĩ vấn đề trên hết vẫn là
sửa đổi Hiến pháp, thậm chí ban hành Hiến pháp mới và trước khi làm điều đó, phải
tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cho người dân thể hiện quyền phúc quyết của
mình trong việc lựa chọn thể chế chính trị, cũng như là đảng nào sẽ là đảng có
thể cầm quyền qua những cuộc bầu cử," nguyên Phó
Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh, trước khi trở thành một tù nhân chính
trị, nói với BBC từ Sài Gòn.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tên gọi là Đảng Cộng
sản Đông Dương vào ngày 03/2/1930 tại hải ngoại, ở Hong Kong, phần lãnh thổ vào
thời điểm diễn ra sự kiện này, là thuộc địa tại Trung Quốc của Vương quốc Anh.
Các tài liệu
cho hay, đảng này đã giành được chính quyền tại Việt Nam qua sự kiện 'cướp
chính quyền' từ tay của một chính quyền dân sự tại Việt Nam đang tồn tại ngay
trước đó, trong bối cảnh 'Nhật - Pháp bắn nhau', vào ngày 19/8/1945 ở Hà Nội,
và vào ngày 2/9 cùng năm, chính quyền do lãnh tụ và người sáng lập đảng này, cố
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuyên bố Việt Nam độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời của
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước đó, cũng có tài liệu cho hay đã có một chính
quyền tồn tại trước đó tuyên bố Việt Nam độc lập, dẫn đến việc có thể các sự kiện
lịch sử và bản chất của chúng cần được các giới nghiên cứu hiện nay và tương
lai khảo cứu thêm, ít nhất về mặt khoa học và tìm hiểu sự thật lịch sử.
Trải qua các biến cố lịch sử, chính trị, chiến tranh
từ các mốc dấu thời gian 1946, 1954 và cho tới ngày 30/4/1975, đảng Cộng sản Việt
Nam, dưới các tên gọi khác nhau mà có thời là đảng Lao động Việt Nam, đã cầm
quyền từ một phần lãnh thổ, tiến tới cầm quyền tuyệt đối, độc tôn trên toàn bộ
lãnh thổ đã được thống nhất hai miền thông qua hành động chiến tranh.
Cố Chủ tịch Hồ Chí
Minh (trái) là lãnh tụ, người sáng lập đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của
đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. GETTY IMAGES
Từ ngày 21/9/1977 tới nay, Việt Nam thống nhất dưới
tên gọi nhà nước CHXHCN Việt Nam, là thành viên của Liên Hiệp quốc. Tới nay, Việt
Nam là quốc gia thành viên hoặc thành viên ký kết của nhiều thiết chế, định chế
hoặc các công ước, hiệp ước quốc tế hay khu vực v.v... trên nhiều lĩnh vực và
phương diện.
Ngày 03/2/2020, nhà nước và đảng Cộng sản cầm quyền
đánh dấu tròn 90 năm thành lập của đảng Cộng sản, trong lúc, đảng tiếp tục bày
tỏ, thể hiện những viễn kiến, dự định và kế hoạch để tiếp tục sự lãnh đạo độc
tôn và duy nhất một đảng phái đối với toàn xã hội, cộng đồng, quốc gia và dân tộc
cho tới tương lai chưa thể xác định.
Điều 4 trong Hiến pháp của nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, phiên bản năm 2013, trong phần quy định về
Thể chế Chính trị, quy định và nêu rõ:
"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
"Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân
dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những
quyết định của mình.
"Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."
*
Tin
liên quan
=================================
XEM THÊM
.
.
.
No comments:
Post a Comment