Vietnam
Center và cuộc ‘thay máu’ của một diễn đàn học thuật lịch sử
Triều Giang
April
16, 2025 : 10:02 PM
Từ ngày 10
đến 12 Tháng Tư vừa qua, hội thảo thường niên về Chiến Tranh Việt Nam, do Trung
Tâm Việt Nam và Lưu Trữ, thường được gọi là “Vietnam Center,” tổ chức tại đại học
Texas Tech University, Lubbock, Texas, diễn ra với quy mô lớn nhất từ trước đến
nay, nhân dịp đánh dấu 50 năm ngày kết thúc cuộc chiến đẫm máu này. Sự kiện thu
hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả, các cựu chiến binh Hoa Kỳ, và cộng đồng
người Việt hải ngoại. Với gần 180 diễn giả và người tham dự và hơn 100 bài tham
luận phong phú, đa dạng cả về chủ đề lẫn góc nhìn, hội thảo năm nay được đánh
giá là thành công vượt bậc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Viet-Nam-Center-3-1536x1152.jpg
Diễn
giả và người tham dự hội thảo thăm Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ, đại học Texas
Tech University, Lubbock, Texas. (Hình: Facebook Alex Thai)
Đây
không chỉ là một hội thảo mang tính học thuật đơn thuần, mà còn là minh chứng
rõ nét cho một sự chuyển mình quan trọng. Diễn đàn từng bị chỉ trích là mang
khuynh hướng thiên tả này đang từng bước được “thay máu” – không chỉ về thành
phần diễn giả mà cả trong nội dung và định hướng lịch sử. Đặc biệt, phần thảo
luận chính năm nay thẳng thắn nhìn nhận một sự thật đau lòng từng bị né tránh
trong nhiều thập kỷ: Việt
Nam Cộng Hòa bị bỏ rơi, và chính sự rút lui của Hoa Kỳ là nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ của miền Nam Việt Nam vào năm 1975.
Những
thăng trầm của Vietnam Center
Phải
nhìn nhận rằng, Vietnam Center đã trải qua một hành trình đầy thăng trầm. Trung
tâm này do Tiến Sĩ James Reckner, một cựu binh chiến tranh Việt Nam và là giáo
sư đại học Texas Tech University, sáng lập năm 1989. Mục tiêu ban đầu của trung
tâm là thu thập và lưu trữ các tài liệu về chiến tranh Việt Nam. Nhưng hơn cả một
trung tâm lưu trữ, đây còn là nơi tạo ra các cuộc đối thoại học thuật giữa các
cựu chiến binh, học giả, và những người ủng hộ và phản đối chiến tranh.
Thế
nhưng, trong suốt những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Vietnam Center từng
bị không ít người công kích và tẩy chay – trong đó có chính những cựu chiến
binh từng ủng hộ sáng lập trung tâm – vì khuynh hướng thiên tả, đồng cảm với
phe phản chiến, lên án cuộc chiến tự vệ của miền Nam Việt Nam, và thiếu tiếng
nói đại diện cho VNCH và cộng đồng người tị nạn.
“Thay
máu” từ giới trẻ và cộng đồng người Việt
Tuy
nhiên, mọi thứ dần thay đổi trong khoảng một thập niên trở lại đây. Sự xuất hiện
của các học giả trẻ người Mỹ gốc Việt như các giáo sư Tường Vũ, Nữ Anh Trần, Tuấn
Hoàng, Trịnh Lưu, và đặc biệt là Alex-Thái Đình Võ – hiện là một nhà nghiên cứu
tại Vietnam Center – đã mang đến một luồng sinh khí mới. Họ là những học giả có
tâm và có khả năng chuyên môn, nghiên cứu sâu về VNCH, đời sống người tị nạn,
và các vấn đề hậu chiến dưới góc nhìn nhân bản và trung thực, thay vì bị lập
trường chính trị cũ kỹ mang tính cách tuyên truyền chi phối.
Năm
nay, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ (US-Vietnam Research Center) thuộc đại học
University of Oregon tiếp tục gửi phái đoàn hùng hậu đến hội thảo, như một
tuyên bố rõ ràng về cam kết lâu dài trong việc tái định hình không gian học thuật
về lịch sử chiến tranh Việt Nam.
Bên
cạnh đó, sự tham gia lần đầu tiên của các thành viên trong Phong Trào Hưng Ca
Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc. Với những bài tham luận dũng cảm cùng phần
trình diễn các ca khúc đấu tranh lịch sử. Họ không chỉ mang âm nhạc, mà còn
mang theo tinh thần chiến dấu và khát vọng tự do đến tận trái tim của hội trường.
Một số khán giả người Mỹ, sau khi nghe họ hát và thuyết trình, đã không khỏi
xúc động trước sức sống và sự kiên cường của người Việt tị nạn.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Viet-Nam-Center-2-1536x1152.jpg
Giáo
Sư Tường Vũ và một tài liệu của chính quyền VNCH tại Trung Tâm Việt Nam và Lưu
Trữ, đại học Texas Tech University, Lubbock, Texas. (Hình: Facebook Alex Thai)
Sự
trở lại của những tiếng nói trung thực
Một
điểm sáng khác của hội thảo năm nay là sự trở lại của những học giả và nhân vật
từng tuyên bố tẩy chay Vietnam Center nhiều năm, như Giáo Sư Robert F. Turner,
người từng làm việc tại Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Mỹ thời Chiến Tranh Việt Nam; cựu
Thứ Trưởng Ngoại Giao Richard Armitage, từng tham chiến tại Việt Nam trong vai
trò sĩ quan Hải Quân; và ông Steve Sherman, thành viên sáng lập tổ chức Vietnam
Veterans for Factual History (VVFH).
Họ
trở lại không chỉ để phát biểu mà còn để cổ vũ một diễn đàn đang dần khôi phục
lại tính khách quan, cân bằng, và – quan trọng nhất – trả lại tiếng nói cho một
phía từng bị lịch sử Mỹ và các nhà viết sử bỏ quên: Việt Nam Cộng Hòa.
Ông
Steve Sherman trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh rằng: “Chúng ta không
thể để những người từng hy sinh, những đồng minh trung thành và những người dân
đã bỏ nước ra đi, bị xóa tên khỏi ký ức tập thể. Sự thật không nên có màu sắc
chính trị.”
Thách
thức mới: Hội thảo lần tới sẽ tổ chức ở Việt Nam?
Dù
sự thay đổi tại Vietnam Center là điều đáng mừng, nhưng vẫn còn đó những lo ngại.
Đặc biệt, tuyên bố của giám đốc Vietnam Center về việc sẽ tổ chức hội thảo cho
năm 2026 tại Việt Nam làm dấy lên nhiều tranh luận.
Chúng
tôi đã đặt câu hỏi cho Giáo Sư Tường Vũ về vấn đề này. Ông thẳng thắn trả lời:
“Tôi không biết sẽ có bao nhiêu người Mỹ và Việt hải ngoại có thể tham dự, vì
ngoại trừ những diễn giả chính được tài trợ, phần lớn đều phải tự túc kinh phí.
Mặt khác, liệu trong môi trường hiện nay tại Việt Nam, người phát biểu có thể
nói thật lòng hay phải e ngại về vấn đề an ninh và kiểm duyệt?”
Đây
cũng là nỗi băn khoăn chung của nhiều người: Một hội thảo về chiến tranh Việt
Nam có thể thật sự khách quan khi tổ chức trong nước – nơi mà tự do học thuật
còn là khái niệm xa lạ?
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2025/04/DP-Viet-Nam-Center-1-1536x1152.jpg
Quang
cảnh một buổi hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam tổ chức tại Trung Tâm Việt Nam
và Lưu Trữ, đại học Texas Tech University, Lubbock, Texas, từ ngày 10 đến 12
Tháng Tư. (Hình: Facebook Alex Thai)
Chặng
đường còn dài nhưng không đơn độc
Từ
những ngày đầu bị xem là diễn đàn thiên tả, đến nay, Vietnam Center đã cho thấy
sự chuyển mình. Có thể nói, đây là một thắng lợi tinh thần lớn cho cộng đồng
VNCH và người Việt tị nạn sau nhiều năm đấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ sự thật
lịch sử.
Tuy
nhiên, cuộc đấu tranh này chưa thể dừng lại. Bởi vì các nguồn tài liệu, phim ảnh,
và sách vở từ phía phản chiến, thiên tả – cũng như bộ máy tuyên truyền của
chính quyền cộng sản – vẫn tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ.
Chúng
ta cần nhiều hơn nữa những học giả can đảm, những cộng đồng gốc Việt có trách
nhiệm với lịch sử của chính mình, và những diễn đàn công khai để kể lại những
trang sử bị bóp méo.
Vietnam
Center hôm nay có thể đã được “thay máu,” nhưng cần tiếp tục được “nuôi máu” –
bằng sự tiếp sức của cộng đồng, của thế hệ mới, và của những người không muốn để
kẻ mạnh viết lịch sử. [đ.d.]
No comments:
Post a Comment