Vì sao Trung Quốc hạn
chế xuất khẩu đất hiếm là đòn đau giáng vào Mỹ?
Ayeshea Perera
BBC
News
17
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cwy68dynz07o
Khi
cuộc thương chiến Mỹ-Trung leo thang, sự chú ý đổ dồn vào mức thuế trả đũa ngày
càng cao hai quốc gia áp lên hàng hóa của nhau.
Tuy
nhiên, đánh thuế không phải đòn đáp trả duy nhất của Bắc Kinh.
Trung
Quốc hiện cũng đã áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một loạt
khoáng sản đất hiếm và nam châm quan trọng, giáng một đòn mạnh vào Mỹ.
Bước
đi này phơi bày mức độ Mỹ phụ thuộc vào các khoáng sản này.
Tuần
này, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Bộ Thương mại Mỹ đề xuất các phương
án nhằm thúc đẩy sản xuất khoáng sản chiến lược ở trong nước và giảm sự phụ thuộc
vào nhập khẩu - một nỗ lực của Washington nhằm giành lại quyền kiểm soát ngành
then chốt này.
Nhưng
vì sao đất hiếm lại quan trọng đến vậy và có thể làm thay đổi cục diện cuộc
thương chiến này ra sao?
"Đất
hiếm" là gì và có tác dụng ra sao?
"Đất
hiếm" là nhóm gồm 17 nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, đóng
vai trò then chốt trong việc sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Phần
lớn các nguyên tố này khá dồi dào trong tự nhiên, nhưng được gọi là "hiếm"
vì rất khó tìm thấy ở dạng tinh khiết và việc khai thác tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Dù
có thể không quen thuộc với tên gọi của các nguyên tố đất hiếm như Neodymium,
Yttrium và Europium, nhưng chắc chắn bạn sẽ rất quen với những sản phẩm được
làm từ các khoáng sản này.
Chẳng
hạn, Neodymium được dùng để chế tạo các loại nam châm siêu mạnh trong loa, ổ cứng
máy tính, động cơ xe điện (EV) và động cơ phản lực - giúp các thiết bị này nhỏ
gọn và hoạt động hiệu quả hơn.
Trong
khi đó, Yttrium và Europium được dùng để sản xuất màn hình tivi và màn hình máy
tính nhờ khả năng hiển thị màu sắc đặc biệt.
"Mọi
thứ bạn có thể bật hoặc tắt được đều có khả năng là đang vận hành nhờ đất hiếm,"
ông Thomas Kruemmer, giám đốc công ty Ginger International Trade and
Investment, giải thích.
Đất
hiếm cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc sản xuất công nghệ y tế, ví dụ như
phẫu thuật laser và máy chụp cộng hưởng từ (MRI), cũng như trong nhiều công nghệ
quốc phòng quan trọng.
Mức
độ kiểm soát của Trung Quốc
Trung
Quốc gần như nắm thế độc quyền không những trong việc khai thác mà cả việc tinh
luyện đất hiếm - quá trình tách đất hiếm ra khỏi các khoáng chất khác.
Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng Trung Quốc nắm giữ khoảng 61% sản
lượng đất hiếm toàn cầu và tới 92% khâu chế biến.
Điều
đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc hiện đang thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm
và có khả năng quyết định những công ty nào được phép - hoặc không được phép -
tiếp cận nguồn cung này.
Cả
việc khai thác lẫn công đoạn chế biến đất hiếm đều tốn kém và gây ô nhiễm môi
trường.
Tất
cả tài nguyên đất hiếm đều chứa các nguyên tố phóng xạ, đó là lý do nhiều quốc
gia khác, trong đó có các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), tỏ ra dè dặt trong
việc khai thác.
"Chất
thải phóng xạ từ quá trình sản xuất bắt buộc phải được xử lý an toàn, tuân thủ
quy định và chôn lấp vĩnh viễn. Hiện tại, tất cả các cơ sở xử lý tại EU mới chỉ
là tạm thời," ông Thomas Kruemmer cho biết.
Tuy
nhiên, sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm không đến
trong một sớm một chiều - mà là kết quả của nhiều thập kỷ với các chiến lược đầu
tư và chính sách của nhà nước.
Trong
chuyến thăm tới Nội Mông vào năm 1992, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình -
người khởi xướng công cuộc cải cách kinh tế - nổi tiếng với câu nói:
"Trung Đông có dầu mỏ, Trung Quốc có đất hiếm."
"Bắt
đầu từ cuối thế kỷ 20, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển năng lực khai thác và
chế biến đất hiếm, thường với tiêu chuẩn môi trường và chi phí lao động thấp
hơn so với các quốc gia khác," ông Gavin Harper, nhà nghiên cứu về vật iiệu
chiến lược tại Đại học Birmingham, nhận định.
"Điều
đó cho phép họ hạ giá thành thấp hơn so với các đối thủ quốc tế và gầy dựng gần
như một thế độc quyền trên toàn chuỗi giá trị, từ khai thác, tinh luyện cho đến
sản xuất thành phẩm như nam châm."
No comments:
Post a Comment